Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của việt nam (Trang 107 - 111)

CHƢƠNG 3 CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT TẠI MỸ VÀ NHẬT BẢN

4.2. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Bất cứ ngành sản xuất, xuất khẩu nào cũng chịu sự điều tiết của nhà nƣớc. Các chính sách đúng đắn sẽ giúp cho các doanh nghiệp định hƣớng tốt đƣờng lối phát triển của mình để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và lợi ích nhà nƣớc. Chính vì thế các chính sách phù hợp của Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vƣợt rào cản. Các chính sách đó đƣợc thể hiện cụ thể :

4.2.1.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, kiểm soát chặt chẽ hơn việc thực hiện các tiêu chuẩn của doanh nghiệp xuất khẩu

Trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế, việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn chất lƣợng của quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế cũng là một xu hƣớng tất yếu. Khi đó hàng hóa của các doanh nghiệp trong nƣớc đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn quốc gia cũng đồng thời đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, để tạo thành thói quen và bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc xuất khẩu, Việt Nam cần xây dựng những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của thế giới đề giảm những rủi ro khi xuất khẩu vào các thị trƣờng có các rào cản này. Ví dụ: xây dựng tiêu chuẩn về kích cỡ khối lƣợng hàng xuất khẩu tránh hiện tƣợng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; Đặt tiêu chuẩn về hàm lƣợng chất kích thích khoa học nhƣ dự lƣợng chất kháng sinh cho phép; đặt ra danh mục những sản phẩm

không đƣợc phép xuất khẩu để bảo vệ tài nguyên biển. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện các hệ thống SA-8000, tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng… theo đúng quy định quốc tế.

Đối với các quy định và tiêu chuẩn về chất lƣợng sản phẩm dệt may, đòi hỏi Việt Nam cần phải xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, 9001, 9002 tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam có uy tín với ngƣời tiêu dùng trên thế giới, đẩy mạnh chƣơng trình năng suất chất lƣợng. Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lƣợng hàng dệt may trƣớc khi xuất khẩu.

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các tiêu chuẩn mà nhà nƣớc phải xây dựng hệ thống quản lý và kiểm tra chất lƣợng chặt chẽ để đảm bảo mang đƣợc những sản phẩm tốt nhất đến tay ngƣời tiêu dùng. Công việc này đòi hỏi đƣợc kiểm soát chặt chẽ đối với hàng xuất khẩu tránh tình trạng hàng hóa bị ách tắc, bị trả về hoặc cho tiêu hủy do không đảm bảo chất lƣợng hoặc có những yếu tố gây hại đến môi trƣờng và sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Bộ Công Thƣơng đã ban hành Quyết định số 5563/QĐ-BCT ngày 26 tháng 10 năm 2011 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung chính nhƣ: Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các biện pháp kỹ thuật trong thƣơng mại; Xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát chất lƣợng hàng hoá từ xa; xây dựng phƣơng án tự bảo vệ; hỗ trợ DN áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy XK, nhập khẩu. Trong những năm tới, phải quyết liệt thực hiện tốt chủ trƣơng này.

Đối với các tiêu chuẩn về môi trƣờng, an toàn cho ngƣời tiêu dùng, nhà nƣớc cần thành lập các cơ quan đánh giá độc lập, có đủ năng lực để kiểm tra và công nhận đạt chuẩn về an toàn của sản phẩm, đánh giá hoạt động sản xuất

của doanh nghiệp là phù hợp và bảo vệ môi trƣờng. Kiểm soát chặt chẽ và có các chế tài phạt các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng và sử dụng các nguyên liệu có hại cho môi trƣờng.

4.2.1.2. Tăng cường hệ thống thông tin quốc gia về rào cản kỹ thuật, tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho các doanh nghiệp về rào cản kỹ thuật của các nước

Các rào cản kỹ thuật hiện nay ngày càng gia tăng và tồn tại dƣới nhiều hình thức, phức tạp, khó nhận biết và thƣờng xuyên thay đổi. Việc cập nhật thƣờng xuyên các thông tin về rào cản kỹ thuật ở các thị trƣờng xuất khẩu nhất là thị trƣờng Mỹ và Nhật Bản là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Nếu không có kiến thức và quan tâm đúng mức đối với các rào cản cụ thẻ mà các thị trƣờng xuất khẩu đang áp dụng sẽ gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, để giúp đỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đƣợc đầy đủ thông tin cần thiết về các thị trƣờng xuất khẩu thì sự hỗ trợ của Nhà nƣớc là rất cần thiết. Nhà nƣớc cần có cơ quan chuyên trách nghiên cứu về vấn đề rào cản trong đó bao gồm rào cản kỹ thuật. Các cơ quan này thƣờng xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về rào cản kỹ thuật của các thị trƣờng xuất khẩu, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu cho các doanh nghiệp biết về các quy định cũng nhƣ tiêu chuẩn do các nƣớc nhập khẩu đƣa ra nhất là các thị trƣờng chủ đạo của Việt Nam nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU… Các cơ quan chuyên trách này cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thải, tọa đàm để tuyên truyền giới thiệu và có những thông báo, bổ sung kịp thời cho các doanh nghiệp khi có sự thay đổi về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ngoài ra, các cơ quan này cũng giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao hiểu biết, nhận thức và các lợi ích về việc đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa. Từ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động đƣa ra các phƣơng thức hoạt động để nâng cao chất lƣợng hàng hóa, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.

Hiện nay ở Việt Nam đã có các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin thƣơng mại cho doanh nghiệp trong đó có các thông tin về rào cản kỹ thuật nhƣ văn phòng TBT Việt Nam, Trung tâm thông tin công thƣơng, Cục xúc tiến thuonwg mại, các Thƣơng vụ Việt Nam ở nƣớc ngoài, VCCI… Vậy, chúng ta cần phát huy hơn nữa năng lực hoạt động của các cơ quan tổ chức này, thƣờng xuyên trao dồi kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ thuộc giúp cập nhật thông tin một cách đầy đủ và kịp thời.

Đối với các tiêu chuẩn an toàn cho ngƣời sử dụng, nhà nƣớc nên tổ chức các triển lãm, tuyên truyền về sản phẩm an toàn cho ngƣời tiêu dùng, chú trọng đến các hoạt động cổ vũ cho xu hƣớng tiêu dùng an toàn cho sức khỏe con ngƣời.

4.2.1.3. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các cải tiến kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất

Chính phủ cần có những chính sách ƣu tiên nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến tăng năng suất lao động, các công nghệ xanh sạch theo hƣớng sản xuất thân thiện môi trƣờng cho ngành dệt may và thủy sản.

Chính phủ có những chính sách thu thút các nhà đầu tƣ vào ngành công nghiệp dệt để cung ứng nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc. Để Việt Nam đƣợc hƣởng mức thuế suất ƣu đãi theo Hiệp định TPP, cần phải phát triển ngành trồng dâu, dệt sợi, trồng bông, ngành nhuộm ở Việt Nam. Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may về đào tạo nguồn nhân lực có trình

độ chuyên môn, tay nghề cao , Nhà nƣớc hỗ trợ cho các doanh nghiệp với hình thức đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo theo dự án.

Đối với các doanh nghiệp chế biến và nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, nhà nƣớc khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ƣu đãi cho vay vốn để đầu tƣ dây truyền hiện đại trong các khâu chế biến, làm sạch, đóng gói, dán mác hàng hóa.

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản theo công nghệ cao và đáp ứng yêu cầu về chứng nhận thủy sản khai thác tự nhiên có khai báo, có kiểm soát. Hƣớng tới phát triển các sản phẩm thủy sản “xanh”. Sản xuất các mặt hàng thủy sản theo công nghệ cao, sạch và thân thiện với môi trƣờng, đảm bảo phát triển thủy sản một cách bền vững.

4.2.1.4. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm giúp cho doanh nghiệp vượt qua các rào cản về sở hữu trí tuệ.

Theo quy định chung của nhiều nƣớc, hàng hóa nhãn mác giả sẽ bị tịch thu và tiêu hủy. Hàng hóa của Việt Nam có thể vƣợt qua các rào cản nhƣ thế này bằng cách gia công, hay xuất khẩu sản phẩm thô nhƣng nếu làm nhƣ vậy thì giá trị kinh tế thu đƣợc sẽ là rất thấp và hàng hóa thủy sản của Việt Nam sẽ không bao giờ đƣợc biết đến. Để điều này không xảy ra nhà nƣớc không thể làm thay doanh nghiệp nhƣng cần hƣớng họ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thƣơng hiệu, nhãn hiệu, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu thƣơng hiệu một cách nhanh chóng nhất…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của việt nam (Trang 107 - 111)