Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của việt nam (Trang 111 - 120)

CHƢƠNG 3 CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT TẠI MỸ VÀ NHẬT BẢN

4.2. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

4.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và thủy sản

4.2.2.1. Chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

Trƣớc hết, để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên của các thị trƣờng xuất khẩu là doanh nghiệp phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Doanh nghiệp chủ động đầu tƣ, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc thành viên TPP. Đồng thời, triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lƣợng nhằm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trƣờng.

Tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, xây dựng định hƣớng dài hạn cho việc nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Đặc biệt, cần vƣợt qua các điều kiện chặt chẽ về chứng minh xuất xứ nguyên liệu, phụ liệu đƣợc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nƣớc thành viên TPP; Tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành và giảm thiểu phụ thuộc vào các nhà cung cấp nƣớc ngoài; Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp hỗ trợ; Đầu tƣ vào các vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho gia công, sản xuất xuất khẩu nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về quy định xuất xứ trong TPP, tận dụng đƣợc đƣợc lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP và vƣợt qua các rào cản trong thƣơng mại quốc tế.

Các doanh nghiệp cần khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt phù hợp với các tiêu chuẩn của thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản. Hoàn thiện và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhƣ ISO 9001: 2000, ISO 14001:2000; SA8000.

Các doanh nghiệp nuôi trồng và khai thác thủy sản xuất khẩu cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ, về dƣ lƣợng kháng sinh thủy sản xuất khẩu.

4.2.2.2. Chủ động tìm hiểu thông tin, nắm rõ các yêu cầu khi xuất khẩu hàng hóa ra từng thị trường

Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin qua các phƣơng tiện công nghệ thông tin hiện đại nhƣ hiện nay để nắm bắt đƣợc các yêu cầu đòi hỏi của từng thị trƣờng xuất khẩu. Các kênh thông tin hiện nay rất đa dạng và cập nhật thƣờng xuyên nên cán bộ xúc tiến thƣơng mại của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm bắt đƣợc các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật qua internet, qua các văn phòng xúc tiến thƣơng mại quốc gia, qua các kênh hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp… Từ đó doanh nghiệp đƣa ra những kế hoạch và chiến lƣợc phát triển sản phẩm cho phù hợp với từng thị trƣờng.

4.2.2.3. Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người lao động trong về tầm quan trọng của an toàn cho người sử dụng

Đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu, hiện nay có rất nhiều sản phẩm dệt may đƣợc sử dụng trực tiếp nhƣ quần áo, chăn, ga, gối, đệm… Chất lƣợng của các mặt hàng này ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời sử dụng. Trên thực tế có nhiều sản phẩm kém chất lƣợng, có trong quá trình trồng bông, xử lý sợi bông, nhuộm vải… và là nguyên nhân gây bệnh. Đặc trƣng là các bệnh về mẩn ngứa, dị ứng, hô hấp. Các hóa chất trong vải có thể gây nhiễm độc cho da, bụi cotton có thể gây viêm đƣờng hô hấp, tổn thƣơng thần kinh… Các ảnh hƣởng này đặc biệt có hại cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và ngƣời có sức đề kháng yếu. Chính vì vậy, việc cấm nhập khẩu các sản phẩm dệt may không đảm bảo an toàn đƣợc các quốc gia trên thế giới lựa chọn.

Do đó, các doanh nghiệp cân tuân thủ các quy định, tuyên truyền cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp thấy đƣợc tầm quan trọng của việc sản xuất sản phẩm an toàn, có ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia sản xuất sản phẩm.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc quản lý hóa chất, triển khai các chƣơng trình sản xuất sạch hơn. Đối với các doanh nghiệp dệt may cần rà soát các hóa chất thuốc nhuộm, chất bổ trợ đang sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ của chúng, các phiếu số liệu an toàn của nhà cung ứng. Ƣu tiên sử dụng các hóa chất thuốc nhuộm thân thiện với môi trƣờng, các công nghệ sử dụng ít nƣớc, ít năng lƣợng, giảm thiểu chất thải nƣớc, chất thải khí….

4.2.2.5. Đối với các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

Doanh nghiệp cần có ý thức tuân thủ khi sử dụng lao động nhất là không sử dụng lao động trẻ em chƣa đến tuổi lao động, lao động bị cƣỡng bức. Đồng thời, trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải đầu tƣ để đảm bảo điều kiện vệ sinh lao động.

Doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện và tuyên truyền cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp thấy đƣợc tầm quan trọng của việc an toàn lao động. Doanh nghiệp cần cung cấp quần áo và thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ và yêu cầu ngƣời lao động bắt buộc phải sử dụng trong khi sản xuất.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa toàn thế giới, việc tham gia vào các tổ chức thƣơng mại thế giới và khu vực là một xu thế tất yếu của các nƣớc. Song song với việc cắt giảm và dỡ bỏ các hàng rào thuế quan truyền thống, xu hƣớng ngày càng gia tăng các hàng rào kỹ thuật là một đặc điểm trong quá trình phát triển kinh tế thế giới hiện nay. Các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế đƣợc lập ra với nhiều ƣu điểm và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Các rào cản kỹ thuật của những thị trƣờng nhập khẩu chính nhƣ Mỹ, Nhật Bản đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phát triển và có những yêu cầu khắt khe hơn. Khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngày càng đƣợc siết chặt và các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ cũng ngày càng nâng cao.

Các rào cản kỹ thuật đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nƣớc tham gia thƣơng mại thế giới. Rào cản kỹ thuật có những tác động tích cực tới nƣớc nhập khẩu và xuất khẩu. Đối với nƣớc nhập khẩu rào cản kỹ thuật làm nâng cao chất lƣợng của hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng. Rào cản kỹ thuật giúp bảo vệ môi trƣờng, bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc, hạn chế hiện tƣợng nhập siêu. Đối với nƣớc xuất khẩu , việc tăng cƣờng các quy định, tiêu chuẩn về hàng hóa tạo động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng cho sản phẩm của mình. Đáp ứng tiêu chuẩn về môi trƣờng, về lao động cũng góp phần bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ ngƣời lao động trong nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, rào cản kỹ thuật cũng có những tác động tiêu cực làm giảm sản lƣợng xuất khẩu, tăng chi phí cho việc đầu tƣ trang thiết bị máy móc, tăng chi phí đầu vào cho việc

đệ trình xin cấp các chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn của quốc tế và của thị trƣờng nhập khẩu, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đặc biệt khi tham gia Hiệp định TPP, với mục tiêu giảm thuế nhập khẩu và tăng cƣờng tự do hóa thƣơng mại, các rào cản kỹ thuật cũng ngày càng siết chặt hơn, các quy định về vệ sinh dịch tễ ngày càng nâng cao đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao thế chủ động để đáp ứng các rào cản kỹ thuật này và tối ƣu hóa đƣợc lợi thế trong việc giảm thuế.

Để vƣợt các rào cản kỹ thuật, các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ từ các chính sách của chính phủ thông qua việc hỗ trợ các chính sách về tài chính, về lãi suất cho vay, các chính sách về thuế suất cho các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan, các chính sách về truyền tải thông tin, các đàm phán trong quá trình ký kết hiệp định TPP.

Tóm lại, với phạm vi nghiên cứu về đề tài “Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”, luận văn đã phần nào khái quát và làm rõ các rào cản kỹ thuật của một số thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủy sản và dệt may. Đồng thời luận văn cũng nêu đƣợc những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của các rào cản kỹ thuật đối với hai mặt hàng xuất khẩu này. Từ đó, luận văn xin phép đƣa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cùng vƣợt qua rào cản và tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trong tƣơng lai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Nguyễn Thị Phƣơng Dung và Nguyễn Thị Ngọc Hoa, 2012. Các rào cản kỹ thuật thƣơng mại khi xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trƣờng Nhật. Tạp chí Khoa học, 2012 số 23b trang 215-223.

2. David Hanson, 2000. Các rào cản đối với Thương mại Tự do; Các hàng rào phi thuế quan tại Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ.

3. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 1/2013. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012. Hà Nội.

4. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 1/2014. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2013. Hà Nội

5. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 1/2015. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2014. Hà Nội.

6. Đỗ Vũ Hƣng, 2013. Tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tới quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ. Đề tài nghiên cứu cấp Viện, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ.

7. Nguyễn Hữu Khải, 2005. Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế. NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.

8. Phạm Thị Lụa, 2014. Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Viện nghiên cứu thƣơng mại.

9. Nguyễn Xuân Minh, 2011. Vƣợt qua rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam năm 2011-2012. Kinh Tế - Tài Chính Trong Tiến Trình Hội Nhập, Số 9 - Tháng 1/2011.

10.Nguyễn Thị Nhiễu và cộng sự, 2008. Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu

hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt nam và giải pháp khắc phục. Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu thƣơng mại

11.Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2000. Báo cáo “Hàng rào phi thuế quan - Các rào cản đối với thƣơng mại quốc tế”.

12.Vũ Thị Ba ̣ch Tuyết , 2005. Bài phân tích "Thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan - xu hƣớng bảo hộ mới trong thƣơng mại quốc tế”. Học Viện tài Chính.

13.Bùi Văn Tốt, 4/2014. Báo cáo ngành dệt may. NXB FBT security, Tp. HCM.

14.Tạp chí nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, 2013. Ảnh hưởng của TPP đối với Trung Quốc và ứng phó của Trung Quốc. Số 4/2013. Hà Nội.

Tiếng Anh

15.Nguyen Minh Duc, 2011. Value chain analysis Vietnam. Nong Lam University, Vietnam.

16.Development Economics Research Group, University of Copenhagen and Central Institute for Economic Management, Ministry of Planning and Investment of Vietnam, 2010. The Fisheries Sector in Vietnam: A Strategic Economic Analysis. Report commissioned by Royal Embassy of Denmark in Vietnam, 12/2010.

17.Nam D.Pham, Joseph Pelzman & etc, 2013. The economic benefits of intellectual property rights in the Trans-Pacific Partnership.

ndp|analytics| 1730 Rhode Island Avenue, NW, Suite 205, Washington, D.C. 20036 | 202.450.1368 | www.ndpanalytics.com

18.Peter A. Petri, Michael G. Plummer và Fan Zhai. The Trans-Pacific Partnership and Asia-Pacific Integration: A Quantitative Assessment. East-West Center Working Papers, Economics Series, No. 119.

19.Vivian C. Jones, Michael F. Martin, 5/1/2012. International Trade: Rules of Origin. Congressional Research Service.

Một số trang web tham khảo chính:

20.Trang web của Bộ Công thƣơng: www.mot.gov.vn

21.Trang web của Bộ ngoại giao Việt Nam www.mofahcm.gov.vn

22.Thúy Hải, 2014. Doanh nghiệp xuất khẩu: Lo “rào cản” từ trong ra ngoài. Báo điện tử Sài gòn Giải phóng online, ngày 06/09/2014, http://www.sggp.org.vn/kinhte/2014/9/360325/

23.Trang web của Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn

24.Trang web của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): www.vasep.com.vn

25.Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam. Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Các hiệp định và nguyên tắc WTO. www.trungtamwto.vn/sites/default/files/publications/1-

6%20raocankt.pdf

26.Ủy ban Tƣ vấn Chính sách Thƣơng mại Quốc tế, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam. Khuyến nghị phương án đàm phán Hiệp định

thương mại xuyên Thái Bình Dương.

www.trungtamwto.vn/sites/default/files/tpp/attachments/Khuyen%20ng hi%20phuong%20an%20dam%20phan%20TPP.pdf

27. Trang web của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dƣơng: www.haiduongdost.gov.vn

28.Trang web của Viện nghiên cứu và quản lý Trung Ƣơng: www.ciem.org.vn

29.Nguyễn Thị Yến, 25/9/2009. Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may. www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=artic le&id=1664:rao-cn-k-thut-i-vi-hang-dt-may&catid=236:thong-tin- tbt&Itemid=214

30.Trung tâm WTO. Hiệp định Hợp tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). www.trungtamwto.vn

31.Trung tâm WTO. Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại. www.trungtamwto.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của việt nam (Trang 111 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)