GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀ
3.1 Dự báo lượng vốn FDI được đầu tư vào Việt Nam trong năm
Dòng vốn FDI trên thế giới đã có sự phục hồi từ năm 2010 sau khi chững lại vào năm 2008- 2009. Năm 2011, thế giới đã thu hút được khoảng 1.500 tỷ USD. Trong đó, các nước phát triển thu hút 748 tỷ USD, tăng 21% vào năm 2010 và các nước đang phát triển thu hút 684 tỷ USD, chiếm 45% tổng FDI toàn thế giới; các nền kinh tế đang chuyển đổi thu hút 92 tỷ USD, tăng 25% và chiếm 6% FDI toàn cầu. Năm 2012, dự kiến FDI toàn thế giới sẽ đạt khoảng đạt xấp xỉ 1.600 tỷ USD; năm 2013, FDI toàn thế giới sẽ lên tới 1.800 tỷ USD và năm 2014 là 1.900 tỷ USD. Trong đó, các nước Đông Á và Asean vẫn là điểm đến hấp dẫn để thu hút đầu tư.
Theo đó, xu hướng FDI thế giới trong thời gian tới là đầu tư vào kinh tế xanh, và những ngành công nghiệp sạch sẽ tăng mạnh. Mặt khác, các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò quan trọng và là nguồn cung cấp FDI lớn nhất. Tại sao có sự chuyển dịch này, bởi các TNCs có nhu cầu tìm kiếm, mở rộng thị trường và các nguồn lực, sự ổn định về chính trị và những chính sách ưu đãi FDI, ngoài ra khả năng sinh lợi từ nguồn vốn là động lực để TNCs đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Những quốc gia muốn tiếp nhận được nhiều FDI phải tạo ra những điều kiện đáp ứng mục đích kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư. Và quan trọng là, phải có những chính sách thu hút FDI hoàn chỉnh, bao gồm những chính sách đất đai, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, chính sách lao động, chính sách ưu đãi tài chính,…
Mặc dù dòng vốn FDI trên thế giới đã có sự phục hồi từ năm 2010 và dự báo sẽ tiếp tục tăng vào năm 2012, tuy nhiên ở Việt Nam dòng vốn FDI trong 2 năm qua chưa thấy tăng lên mà lại có chiều hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2010, Việt Nam thu hút được 18,59 tỷ USD thấp hơn con số 21,48 tỷ của năm 2009; năm 2011 dù đã đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 20-21 tỷ USD vốn FDI, nhưng kết quả cũng chỉ thu hút được 14,7 tỷ. Năm 2012, đặt mục tiêu thu hút 15-17 tỷ USD, nhưng 10 tháng đầu năm Việt Nam mới chỉ thu hút được 10,49 tỷ USD, bằng 75,3% cùng kỳ 2011.
GVHD: PGS – TS Vũ Thị Minh Hằng
Chưa thể khẳng định kết quả này là do chúng ta chậm đổi mới các chính sách thu hút FDI thời gian qua, nhưng nếu nhìn sang các nước lân cận thì thấy rằng, chính sách thu hút FDI của họ đã có nhiều đổi mới, để phù hợp với từng giai đoạn nhất định.
Với tình hình kinh tế Việt Nam được dự báo trong năm 2013 dần dần phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP khoản 5.9% nên dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2013 theo nhóm dự báo Việt Nam sẽ thu hút 16-17 tỷ USD. Tập trung vào một số ngành như công nghiệp chế biến chế tạo, thông tin truyền thông, vận tải kho bãi, xây dụng… Và vẫn tập trung vốn vào một số khu vực có cở sở hạ tầng phát triển như: Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Giang…