- Trước hết, phải khẳng định rằng, chủ trương phân cấp quản lý FDI đã có tác động tích cực đến tính chủ động của chính quyền các tỉnh, thành phố trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu phiền hà và tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, quá trình thực hiện cơ chế phân cấp thời gian qua cũng đã nảy sinh nhiều bất cập. Tư duy nhiệm kỳ khiến nhiều địa phương chạy đua thu hút đầu tư bằng mọi giá, gây phá vỡ quy hoạch ngành,
GVHD: PGS – TS Vũ Thị Minh Hằng
quy hoạch vùng, làm mất cân đối nguồn lực. Chưa kể, việc cấp chứng nhận đầu tư mà không chú ý tới chất lượng, hiệu quả, trong khi lại chưa coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, dẫn đến tình trạng nhiều dự án đã được cấp phép, nhưng không triển khai theo đúng tiến độ, gây lãng phí nguồn lực.
- Bên cạnh đó, cũng có tình trạng việc tiếp xúc, lựa chọn nhà đầu tư chưa thận trọng, nên một số nhà đầu tư dù không đủ năng lực tài chính, nhưng vẫn được cấp chứng nhận đầu tư dự án hàng trăm triệu USD để bán lại, làm méo mó thị trường, sai lệch thông tin và cản trở cơ hội của các nhà đầu tư chân chính…
- Lãnh đạo địa phương chưa khai thác tốt lợi thế của từng tỉnh, thành phố gắn với lợi thế từng vùng lãnh thổ, chưa tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu vốn FDI. KCN trên địa bàn cả nước hầu như cùng một dạng, cũng may mặc, giày da, chế biến thức ăn gia súc, điện tử, đồ dùng gia đình. Một số địa phương đã ban hành và thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư trái pháp luật làm tổn hại lợi ích chung của đất nước.
- Năng lực thẩm định của cán bộ một số địa phương đối với dự án FDI lớn rất hạn chế, nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không đảm bảo các điều kiện cần thiết, thậm chí cùng thời gian đã có các dự án xi măng, sắt thép quy mô lớn được nhiều địa phương cấp phép, không phù hợp với quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ.