1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tại một số tỉnh công lập tại một số tỉnh
Quảng Ninh là một trong những tỉnh ưu tiên hàng đầu cho công tác bảo vệ sức khỏe người dân bởi lẽ Quảng Ninh là tỉnh đứng đầu cả nước về trữ lượng khai thác than, các ngành công nghiệp khai thác trên địa bàn phát triển mạnh mẽ kéo theo tình trạng các dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Vì vậy, tỉnh luôn rất chú trọng đến công tác cấp phát kinh phí cho hoạt động y tế trên địa bàn. Và để công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao thì các cơ quan chức năng liên quan đến công tác y tế đã áp dụng các bài học kinh nghiệm sau:
Tỉnh đã bố trí nguồn ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập
thành từng khoản mục riêng trong cơ cấu chi NSNN theo quy định của Chính phủ từ đó giúp công tác y tế của Quảng Ninh có những cải thiện và đạt những hiệu quả nhất định.
Tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm đến công tác tăng cường bố trí
nguồn ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cao hơn mức quy định của Nhà nước, từ đó các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động cân đối, bố trí chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập và các vấn đề lớn, vấn đề cấp bách về y tế của tỉnh (công tác truyền thông và giáo dục y tế; tuyên truyền và bảo vệ sức khỏe, phụ cấp cán bộ y tế;...) đã từng bước được giải quyết theo lộ trình thích hợp.
Trong công tác quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh
luôn đặt công tác giải quyết các vấn đề sức khỏe người dân lên hàng đầu.
Đồng thời tỉnh cũng luôn chú trọng tăng cường công tác quản lý, đề xuất
các cơ chế hợp lý, sử dụng hiệu quả NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập, tạo tiềm lực mạnh mẽ, góp phần tích cực cho các hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân của tỉnh.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh hiện nay đang phát triển du lịch rất mạnh mẽ, nguồn du khách đến tham quan nhiều, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng dịch bệnh phát tán nhanh trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình này, tỉnh đã cấp
nhiều kinh phí cho hoạt động bảo vệ sức khỏe ở các địa phương và thực hiện công tác quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh bằng việc áp dụng các bài học kinh nghiệm sau:
Tỉnh đã thực hiện phân bổ NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập
hàng năm đúng theo quy định. Tỉnh luôn thực hiện đúng quy định về công tác quản lý, sử dụng NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong các năm qua. Điều này ở thành phố Hà Nội vẫn còn hạn chế.
Đối với cấp tỉnh, NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập được chi
thêm cho hoạt động đào tạo chuyên môn cho cán bộ y tế tại các cơ sở. Ngành Y tế tỉnh tiếp tục thực hiện công tác đào tạo đội ngũ nhân viên y tế phục vụ lập báo cáo tình hình khám chữa bệnh hàng năm; hỗ trợ kinh phí xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ sức khỏe tỉnh Thanh Hóa; lập báo cáo hiện trạng khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2015. Ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tỉnh còn được sử dụng chi hỗ trợ cho lập các dự án, đề án nghiên cứu phương thức chữa bệnh, chi hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế.
Từ nguồn NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập, tỉnh đã thực hiện
xử lý các cơ sở y tế chưa xử lý chất thải y tế nguy hại nghiêm trọng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, lập quy hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại tổng thể và một số vùng trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Ngoài ra, ngân sách cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cũng được sử dụng chi duy trì và hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu y tế; chi hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế; chi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ sức khỏe cấp tỉnh.
Ở cấp huyện, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mua sắm xe vận chuyển y tế; hỗ trợ xử
lý chất thải y tế; xây dựng, nâng cấp bệnh viện công lập theo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
1.3.2. Bài học về quản lý chi ngân sách nhà nước cho cơ sở khám chữa bệnh thuộc sở y tế Hà Nội bệnh thuộc sở y tế Hà Nội
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập tại một số địa phương như Quảng Ninh và Thanh Hóa, có thể rút ra bài học kinh nghiệm có tính chất tham khảo cho công tác quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở thành phố Hà Nội như sau:
Một là, việc vận dụng trong cơ chế quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa
bệnh công lập cần phải chọn lọc, phân tích trên cơ sở những đặc điểm riêng biệt của mình để áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với quy định của pháp luật nhưng nhìn chung thì trong phân cấp ngân sách cần trú trọng cân đối giữa NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập cấp tỉnh và cấp huyện, nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người dân; cần phải mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập.
Hai là, phải chú trọng công tác phân tích, dự báo nhu cầukhám chữa bệnh của
người dân phục vụ cho việc hoạch định chính sách liên quan đến NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập một cách toàn diện, vững chắc. Thống nhất, mạnh dạn phân cấp quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập đi đôi với phân cấp chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thuộc hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài Chính Phủ hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Bốn là, việc triển khai hoạt động quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập phải xuất phát từ điều kiện thực tế về hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội trên địa bàn và phải liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Bằng các cơ chế đặc thù theo phân cấp của UBND tỉnh có thể quyết định ban hành các định mức NSNN cho các
cơ sở khám chữa bệnh công lập cho phù hợp nhằm điều chỉnh sự phát triển phù hợp.
Năm là, quan tâm nghiên cứu xây dựng quy trình, thanh tra, kiểm tra tài chính
và thẩm định quyết toán NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập hàng năm; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính; kiến nghị các cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập; tổ chức rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra tài chính hàng năm.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu
Luận văn thực hiện hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đó.
Luận văn đã nghiên cứu tài liệu từ việc thu thập thông tin tại: hệ thống báo cáo của các Bộ, ngành, từ các cơ quan, viện nghiên cứu, các bài báo và tài liệu tham khảo; tài liệu từ các Bộ, ngành: Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, các trang website của: Cổng thông tin điện tử chính phủ, Bộ Y tế, Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, Báo điện tử Hà Nội... để tìm kiếm các báo cáo có liên quan đến đề tài nghiên cứu như báo cáo liên quan đến tình hình khám chữa bệnh tại các cơ sở hàng năm. Các nguồn thông tin khác như: sách báo, tạp chí, các quyết định, chính sách của Nhà nước, hệ thống phương tiện thông tin (Internet, đài, vô tuyến truyền hình...) cũng được sử dụng và khai thác hữu ích.
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Các dữ liệu thu thập có liên quan đến quản lý
chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội được đánh giá theo các nội dung của công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế. Trong nội dung chương 3, luận văn đưa ra các thông tin chung về đặc điểm địa bàn của thành phố Hà Nội và tiến hành thu thập, thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số quá trình khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố nhằm đánh giá tình hình hoạt động các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế trên địa bàn thành phố.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp là hai mặt của một quá
trình, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kì một quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố liên quan về quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. Tổng hợp có được nhờ những kết quả phân tích, sau đó kết
hợp chúng lại với nhau thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất. Áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét có các nghiên cứu nào trong lĩnh vực quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội đã được nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã được thực hiện như thế nào, kết quả của các nghiên cứu là gì? v.v... phân tích tổng hợp để phát hiện những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế - xã hội, luận văn phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội thông qua việc thực hiện các nội dung QLNN nói chung; phân tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý.
Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và 4. Cụ thể:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội theo các nội dung nêu ở chương 1.
Phân tích tình hình quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Phân tích các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chương 1, chương 3 và
chương 4. Cụ thể:
Chương 1: tổng hợp các định nghĩa, kiến thức về các nội dung, cơ sở lý luận của đề tài. Sau khi phân tích các kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố khác, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội.
Chương 3: Từ thực trạng quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội, luận văn khái quát thành những thành công và hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế trên địa bàn thành phố.
Chương 4: Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội được rút ra từ những hạn chế đã tổng hợp được từ chương 3.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình
phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. Tác giả so sánh công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội với các địa phương trong vùng. Phương pháp này là sự hỗ trợ cần thiết làm nổi bật tính logic. Đó là sự so sánh giữa đối tượng này với đối tượng khác trong những điều kiện, hoàn cảnh tương đối giống nhau.
Phương pháp so sánh cũng có thể dựa trên những vận động để tìm ra sự phát triển khác nhau của đối tượng khác nhau. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính đồng nhất giữa hiện tượng này với hiện tượng khác, giữa loại hình này với loại hình khác.
Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã dùng phương pháp này để so sánh số liệu về tình hình và kết quả quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội. Việc so sánh cho thấy tính hiệu quả trong việc thực thi các chính sách, giải pháp cụ thể của địa phương. Cũng như nhân rộng các giải pháp tích cực trong công tác quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH THUỘC SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2011 - 2015
3.1. Khái quát về các cơ sở khám chữa bệnh và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội đến quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội
3.1.1. Khái quát về các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở y tế Hà Nội
Hiện nay, trên TP. Hà Nội hiện có 91 đơn vị trực thuộc bao gồm: 43 bệnh viện trong đó có 11 bệnh viện đa khoa tuyến thành phố, 14 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và 18 bệnh viện chuyên khoa (bệnh viện huyện Gia Lâm và bệnh viện Nhi Hà nội đã được UBND thành phố quyết định thành lập, đang trong quá trình xây dựng). 19 trung tâm chuyên khoa, chi cục dân số, chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý dự án, quỹ phòng chống HIV/AIDS. Khối y tế cơ sở bao gồm 29 Trung tâm y tế quận huyện, 45 phòng khám đa khoa phục vụ, 4 nhà hộ sinh và 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tình hình khám chữa bệnh cũng như nhu cầu của người dân tăng lên gây nên hiện tượng quá tải tại một số bệnh viện thuộc sở Y tế HN.
Bảng 3.1. Tình hình giƣờng bệnh các cơ sở khám chữa bệnh tại TP.Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015
Nội dung Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số giường kế hoạch (giường) 3.890 4.100 4.276 4.449 4.619
Số giường thực tế (giường) 3.918 4.195 4.298 4.516 4.725
Tỷ lệ thực tế/ kế hoạch (%) 100,72 102,32 100,51 101,51 102,29
(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội 2016)
Trong giai đoạn 2011 – 2015, số giường bệnh phục vụ bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên TP. Hà Nội có xu hướng tăng lên qua các năm và vượt mức kế hoạch đề ra, từ 3.918 giường vào năm 2011, tăng lên 4.725