Khái quát về các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở y tếHà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho các bệnh viện thuộc sở y tế trên đị bàn hà nội (Trang 44 - 94)

3.1. Khái quát về các cơ sở khám chữa bệnh và những yếu tố ảnh hƣởng đến

3.1.1. Khái quát về các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở y tếHà Nội

Hiện nay, trên TP. Hà Nội hiện có 91 đơn vị trực thuộc bao gồm: 43 bệnh viện trong đó có 11 bệnh viện đa khoa tuyến thành phố, 14 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và 18 bệnh viện chuyên khoa (bệnh viện huyện Gia Lâm và bệnh viện Nhi Hà nội đã được UBND thành phố quyết định thành lập, đang trong quá trình xây dựng). 19 trung tâm chuyên khoa, chi cục dân số, chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý dự án, quỹ phòng chống HIV/AIDS. Khối y tế cơ sở bao gồm 29 Trung tâm y tế quận huyện, 45 phòng khám đa khoa phục vụ, 4 nhà hộ sinh và 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tình hình khám chữa bệnh cũng như nhu cầu của người dân tăng lên gây nên hiện tượng quá tải tại một số bệnh viện thuộc sở Y tế HN.

Bảng 3.1. Tình hình giƣờng bệnh các cơ sở khám chữa bệnh tại TP.Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

Nội dung Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số giường kế hoạch (giường) 3.890 4.100 4.276 4.449 4.619

Số giường thực tế (giường) 3.918 4.195 4.298 4.516 4.725

Tỷ lệ thực tế/ kế hoạch (%) 100,72 102,32 100,51 101,51 102,29

(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội 2016)

Trong giai đoạn 2011 – 2015, số giường bệnh phục vụ bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên TP. Hà Nội có xu hướng tăng lên qua các năm và vượt mức kế hoạch đề ra, từ 3.918 giường vào năm 2011, tăng lên 4.725

giường vào năm 2015, cho thấy nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao. Bên cạnh đó, số lượt khám chữa bệnh cũng tăng lên đáng kể, từ 2.975 triệu lượt khám chữa bệnh vào năm 2011, tăng lên 4.515 triệu lượt khám chữa bệnh vào năm 2015. Bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố đa phần là khám ngoại trú. Bên cạnh đó, Hà Nội là thủ đô của nước ta, vì vậy, ngành y học được coi phát triển hơn các địa phương lân cận, vì vậy, người dân có xu hướng lên Hà Nội khám chữa bệnh, điều này gây sức ép lớn cho các cơ sở khám chữa bệnh trên TP. Hà Nội về nhân lực cũng như vật lực.

Bảng 3.2. Tình hình khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên TP. Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

(Đơn vị: triệu lượt)

Nội dung Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượt khám chữa bệnh 2.975 3.184 3.611 3.890 4.515 Nội trú 832 893 912 935 954 Ngoại trú 2.143 2.291 2.699 2.955 3.561 Nội tỉnh 538 649 725 842 910 Ngoại tỉnh 2.437 2.535 2.886 3.048 3.605 (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội 2016)

3.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bện thuộc Sở Y tế Hà Nội

3.1.2.1. Nhân tố chủ quan

a. Năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của cơ quan trong ngành y tếtrên địa bàn thành phố Hà Nội

Ngày 02/11/2012, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5043/QĐ-UBND về việc Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2016 tạo điều kiện cho ngành y tế Thủ đô thực hiện đào tạo, nâng cao năng lực quản lý ngành y tế trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội trực tiếp chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc thực hiện đề án 1816 về “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”

Trên cơ sở đó, ngành y tế Thủ đô đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị… Tuy nhiên, sự chuyển biến đó chưa đồng đều ở tất cả các đơn vị, nhất là có sự chênh lệch khá lớn về trình độ chuyên môn giữa các cơ sở y tế tuyến thành phố và tuyến huyện. Vì vậy, tuyến y tế cơ sở chưa thu hút được người bệnh đến khám, chữa bệnh gây nên tình trạng quá tải đối với các bệnh viện tuyến thành phố. Để khắc phục tình trạng nêu trên, ngành y tế Hà Nội đã tích cực triển khai việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Trong quá trình triển khai, ngành y tế Hà Nội tập trung cử cán bộ có năng lực về quản lý bệnh viện; trình độ chuyên môn cao để chuyển giao các kỹ thuật về mổ nội soi tại một số bệnh viện, như: Bệnh viện đa khoa huyện Phúc Thọ; Mỹ Đức, Thanh Oai; Thạch Thất… Thông qua Đề án 1816 các bệnh viện hạng ba tuyến huyện của thành phố đã thực hiện thành công mổ nội soi các bệnh, như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chửa ngoài dạ con, u xơ tiền liệt tuyến, viêm ruột thừa, thủng dạ dày, cắt túi mật… Điển hình như Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, Phúc Thọ, sau khi được đầu tư máy nội soi và được bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn chuyển giao kỹ thuật, bệnh viện đã triển khai các kỹ thuật phẫu thuật nội soi, như: Phẫu thuật mổ u nang tuyến giáp; phẫu thuật nội soi túi mật; nội soi tuyến tiền liệt…

b. Năng lực cán bộ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội

Toàn ngành y tế Hà Nội hiện có 405 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Phân theo cấp Phân theo trình độ đào tạo

Hình 3.1. Tình hình cán bộ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữ bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2015 (ngƣời)

(Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội năm 2015)

Qua số liệu Hình 3.2 cho thấy trình độ đào tạo cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội có trình độ Đại học và sau Đại học chiếm tới 69,9% tổng số cán bộ, tỷ lệ này khá cao, cho thấy, năng lực thực hiện công tác quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội bước đầu thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện nhiệm vụ, vẫn xảy ra một số trường hợp cán bộ quản lý lập kế hoạch ngân sách chưa phù hợp với thực tiễn đơn vị công tác, do chưa được đào tạo bào bản về chuyên ngành y, dược.

c. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý y tế và cơ quan quản lý tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội

Để thực hiện hiệu quả công tác quản lýchi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, phù hợp với khả năng đóng góp của người dân. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Sở y tế Hà Nội đã có công văn gửi đến Sở Tài chính thống nhất về định mức chi phù hợp cho

66

128 211

Thành phố Quận huyện Xã phường

283 118

4

Đại học và sau Đại học Cao đẳng và trung cấp Khác

d. Nhận thức của cơ quan tài chính trong quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội

Hàng năm, Sở Tài chính đều thực hiện công tác thanh tra quản lý tài chính tại các đơn vị y tế sử dụng nguồn NSNN trên TP. Hà Nội trên cơ sở thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, ngày 10/11/2015. Qua công tác thanh tra, Sở Tài chính đã phát hiện một số vi phạm trong công tác sử dụng nguồn NSNN tại các cơ sở khám chữ bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội, qua đó, có những biện pháp kịp thời chấn chỉnh công tác sử dụng NSNN nhằm sử dụng ngân sách đúng mục tiêu đề ra và hạn chế tối đa thất thoát NSNN.

Như vậy, có thể thấy, các cán bộ quản lý tại các cơ quan tài chính đều có sự quan tâm sát sao đối với công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội nói riêng.

3.1.2.2. Các nhân tố khách quan

a. Tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong những năm qua kinh tế ở thành phố Hà Nội phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội)

52.3 52.6 53.8 54.2 54.6 41.7 41.7 41.56 42.11 42.3 5.9 5.6 5.36 3.69 3.1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Ngành công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP thành phố, cho thấy, thành phố tập trung phát triển ngành công nghiệp và xây dựng. Theo phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 33 khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Hiện thành phố đã có 19 khu công nghiệp và khu công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ghi danh vào mạng lưới quy hoạch các khu công nghiệp cả nước tới năm 2015. Hiện trạng phát triển công nghiệp và dịch vụ dẫn tới tình trạng di dân tự do, gây hiện trạng quá tải khám chữa bệnh tại các co sở y tế trên địa bàn thành phố, nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao.

b. Tình hình xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội Dân số và lao động

Theo Chi cục Dân số - Kế họach hóa gia đình thành phố Hà Nội, tính đến 31/12/2015, toàn tỉnh có 7,599 triệu người.

Bảng 3.3. Tình hình dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

(Đơn vị: nghìn người)

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2015

1 Dân số trung bình (ngƣời) 7.182 7.599

- Cơ cấu giới tính

+ Nam (%) 49,5 50,7

+ Nữ (%) 50,5 49,3

- Khu vực

+ Thành thị (%) 13,8 14,72

+ Nông thôn (%) 86,2 85,28

2 Tỷ suất sinh, chết, tăng tự nhiên

- Số trẻ em sinh hàng năm (TE) 123,5 130,7

+ Tỷ suất sinh (%) 17,20 14,14

- Số người chết hàng năm 37,3 45,97

+ Tỷ suất chết (%) 5,19 6,05

- Tỷ lệ tăng tự nhiên DS (%) 1,14 0,9

Dân số thành thị là 1.118 nghìn người (chiếm tỷ lệ 14,72%), dân số ở khu vực nông thôn là 6.481 nghìn người (chiếm 85,28%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 2011 đến năm 2015 là 0,394% (trung bình cả nước là 1,2%). Mật độ dân số

trung bình năm 2015 là 1.979 người/km2 nhưng phân bố không đều. Khu vực đồng

bằng tập trung đông dân cư, thành phố Hà Nội 2.553 người/ km2

, huyện Thạch

Thất538 người/km2, huyện Đông Anh418 người/ km2,... Trên địa bàn thành phố Hà

Nội, dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở nội thành Hà Nội.

3.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội

3.2.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế

Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế thực hiện trên cơ sở lập dự toán chi thường xuyên trong mỗi cơ quan, đơn vị là khâu mở đường quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính trong cơ quan, đơn vị nói chung và quản lý chi thường xuyên nói riêng bởi nó là cơ sở thực hiện, dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiện chấp hành dự toán sau này. Dự toán chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế của thành phố Hà Nội được thực hiện theo các quy định của Luật NSNN; Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách; Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 26/12/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế.

Hàng năm, sau khi có số dự kiến giao dự toán của Bộ Tài chính cho các địa phương, UBND thành phố đã giao Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính để tham mưu cho UBND thành phố, HĐND thành phố lập được dự toán chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế đồng thời phù hợp với kế hoạch ngân sách chung của thành phố trong năm kế hoạch.

Việc lập dự toán NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế nằm

trong dự toán chi thường xuyên hàng năm đư ợc xác định trên mục tiêu chăm sóc

sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, các Chỉ thị của Thành ủy, các Nghị quyết của HĐND thành phố. Đồng thời, công tác lập dự toán NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế cũng phải căn cứ vào các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí BHXH trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, cũng căn cứ vào các điều kiện khác như nhiệm vụ được giao, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, định mức phân bổ NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế.

Theo như số liệu Bảng 3.4 cho thấy số lượng chương trình nhiệm vụ trong ngành y tế thực hiện do các địa phương đề nghị có sự chênh lệch đáng kể so với UBND thành phố Hà Nội phê duyệt theo xu hướng số dự án được duyệt thấp hơn so với số dự án đề nghị qua các năm. Trong năm 2011, tỷ lệ kinh phí UBND thành phố phê duyệt so với kinh phí địa phương đề nghị đạt 97,64%. Tỷ lệ kinh phí UBND thành phố phê duyệt so với kinh phí địa phương đề nghị thấp nhất vào năm 2012 đạt 88,61%.

Bảng 3.4. Dự toán chi ngân sách nhà nƣớc cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Nội dung Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Kinh phí địa phương đề nghị 121.476 79.011 72.109 85.093 107.903

Kinh phí UBND thành phố phê

duyệt 118.608 70.012 68.762 80.951 101.311 Tỷ lệ kinh phí UBND thành phố phê duyệt/ đề nghị 97,64 88,61 95,36 95,13 93,89 Số lượng dự án, chương trình nhiệm vụ thực hiện 36 25 23 27 33 Tỷ lệ kinh phí/ dự án 3.294,7 2.800,5 2.989,7 2.998,2 3.070

Vì nguồn chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế có hạn và phải quản lý chặt chẽ nên các cơ quan chức năng liên quan của thành phố luôn cân nhắc rất kỹ càng trước khi phê duyệt các chương trình nhiệm vụ mà các địa phương trình lên. Trong số các dự án về phát triển ngành y tế được trình, UBND thành phố sẽ lựa chọn các chương trình và nhiệm vụ cấp thiết nhất đối với từng địa phương tại thời điểm hiện tại để ưu tiên thực hiện trước đồng nghĩa với những dự án không trọng điểm sẽ không được phê duyệt thực hiện để đảm bảo tiết kiệm nguồn kinh phí và tránh gian lận xảy ra.

Trong quá trình phê duyệt các chương trình, nhiệm vụ cho từng địa phương với số lượng các chương trình được phê duyệt thấp hơn so với đề nghị, như vậy cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động chăm sóc người dân tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế do có những dự án có thể phải được bố trí kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho các bệnh viện thuộc sở y tế trên đị bàn hà nội (Trang 44 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)