Đánh giá những rào cản phát triển nhân lực của công ty:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân T&T (Trang 57 - 61)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

2.3. Đánh giá những rào cản phát triển nhân lực của công ty:

2.3.1. Đánh giá xu hướng yêu cầu công việc trong tương lai:

2.3.1.1. Chiến lược phát triển Doanh nghiệp trong thời gian tới:

Từ năm 2014 trở đi thì Doanh nghiệp xác định máy tính xách tay sẽ là sản phẩm mà Doanh nghiệp cần phải đầu tƣ về tài chính, thời gian để đẩy mạnh kênh phân phối, bán hàng… Để thực hiện tốt chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm, trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị âm thanh trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp Doanh nghiệp đã chú trọng tăng cƣờng kênh phân phối, bán mạnh các dòng sản phẩm, thiết bị âm thanh nhằm mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu, thu lãi lớn, việc này giúp Doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu ngắn hạn để phục vụ các mục tiêu dài hạn hơn.

Về chiến lƣợc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh: theo kế hoạch từ năm 2016 trở đi, Doanh nghiệp sẽ mở rộng, đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn…

2.3.1.2. Mức độ yêu cầu công việc trong tương lai của Doanh nghiệp:

Theo chiến lƣợc phát triển Doanh nghiệp trong thời gian tới, từ năm 2014 trở đi Doanh nghiệp xác định máy tính xách tay sẽ là sản phẩm mà Doanh nghiệp cần phải đầu tƣ phát triển, và với những chiến lƣợc phát triển lĩnh vực kinh doanh viễn thông – công nghệ thông tin này thì nhân lực hiện tại của Doanh nghiệp có thể có khả năng đáp ứng mức độ yêu cầu công việc với điều kiện tiếp tục đƣợc Doanh nghiệp hƣớng dẫn, đào tạo, phát triển, định hƣớng… tới từng cá nhân, bộ phận, phòng ban chức năng.

Tuy nhiên, theo chiến lƣợc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh thì từ năm 2016 trở đi, Doanh nghiệp sẽ mở rộng, đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn. Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động

sản thì nhân lực hiện tại của Doanh nghiệp khó có thể đáp ứng mức độ yêu cầu công việc trong tƣơng lai về kinh doanh lĩnh vực mới này.

2.3.2. Những rào cản ảnh hướng sự phát triển nhân lực của Doanh nghiệp:

2.3.2.1. Môi trường bên trong Doanh nghiệp:

Hiện nay, Doanh nghiệp tƣ nhân T&T đang gặp phải khó khăn về công tác tuyển dụng nhân tài, đa phần những nhân lực có trình độ cao thƣờng chƣa để ý tìm việc tại các doanh nghiệp tƣ nhân, đặc biệt là doanh nghiệp tƣ nhân vừa và nhỏ.

Tập trung hóa quyền ra quyết định, thƣờng ngƣời ra quyết định là giám đốc. Do không đƣợc chia sẻ nhiều trách nhiệm đƣa ra quyết định, các nhân viên sẽ thiếu chủ động tham gia các nhiệm vụ mới mang tính chiến lƣợc. Do đó, nhân viên sẽ không đƣợc phát triển toàn diện, đóng góp chƣa nhiều cho Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mới chỉ chú trọng vào sản xuất, sức ép sản xuất có thể dẫn đến việc không chú trọng dành thời gian và công sức cần thiết để tiến hành đánh giá hiệu quả công việc, dẫn tới công tác đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc không chính xác, không công bằng. Điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến phát triển nhân lực nói riêng và phát triển Doanh nghiệp nói chung.

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên Doanh nghiệp tƣ nhân T&T cũng không tránh khỏi những khó khăn về các rào cản kỹ thuật nhƣ: năng lực kỹ thuật, tiếp cận thông tin kỹ thuật và công nghệ còn gặp nhiều hạn chế. Vì lý do năng lực tài chính, quy mô doanh nghiệp… Do đó để phát triển nhân lực cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung không ngừng lớn mạnh và là động lực quan trọng của tăng trƣởng kinh tế. Các doanh nghiệp tƣ nhân đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và thực hiện quá trình phân phối nguồn lực hiệu quả.

Tuy nhiên, có rất ít doanh nghiệp tƣ nhân duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong một thời gian dài để trở thành các doanh nghiệp lớn. Có ba rào cản về môi trƣờng bên ngoài dẫn đến hiện tƣợng này:

Thứ nhất, là sự “bao phủ” trên diện rộng của các doanh nghiệp nhà nƣớc cả về quy mô lẫn lĩnh vực hoạt động. Ngay cả khi không có quy định nào ngăn chặn hay cản trở các doanh nghiệp tƣ nhân thành lập và phát triển thì các doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn tìm đủ mọi cách dựng lên các rào cản trở cạnh tranh, bảo vệ cấu trúc thị trƣờng hiện tại nhằm có lợi cho sự phát triển của mình.

Khi các doanh nghiệp tƣ nhân tăng trƣởng cao liên tục phát triển và trở thành mối đe dọa cạnh tranh thị phần với các doanh nghiệp nhà nƣớc lớn thì họ sẽ phải chịu sức ép từ nhiều phía.

Thứ hai, là các rào cản đến từ khâu tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính. Trên thực tế có doanh nghiệp tƣ nhân không vay đƣợc hoặc rất khó vay vốn ngân hàng. Mà khi không vay đƣợc vốn ngân hàng, thì doanh nghiệp tăng trƣởng cho dù có những lợi thế về công nghệ hoặc nhân lực cũng không đủ nguồn tài chính để tăng đầu tƣ. Thế nên không thể duy trì tốc độ tăng trƣởng cao.

Thứ ba, Luật pháp và việc thi hành luật cũng là rào cản đáng kể đối với sự phát triển của khu vực tƣ nhân. Việt Nam hiện có quá nhiều văn bản pháp lý quy định về lĩnh vực này nhƣng quá trình thực hiện lại chƣa theo một hƣớng thống nhất, gây ra nhiều tranh cãi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Về vấn đề nay, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trƣởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, đã từng chỉ ra rằng: “Chỉ với Luật Doanh nghiệp thì không thể bảo đảm có môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng theo đúng nghĩa. Vì vẫn còn nhiều luật, quy định khác, kể cả những luật bất thành văn mà khối doanh nghiệp nhà nƣớc có thể dựa vào để giành lấy ƣu thế cho mình”.

Hơn nữa, do kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, nên các doanh nghiệp tƣ nhân tăng trƣởng cao dƣờng nhƣ vẫn gặp phải một lực cản vô hình trên con đƣờng trở thành các doanh nghiệp lớn và giữ vai trò chủ lực của nền kinh tế.

Nhƣ vậy, khi nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao, các rào cản gia nhập thị trƣờng giảm thiểu, hệ thống pháp luật bảo vệ các nhà đầu tƣ hiệu quả, môi trƣờng kinh doanh – đầu tƣ ổn định, thị trƣờng mang tính cạnh tranh bình đẳng, chất lƣợng lao động đƣợc cải thiện thì sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời. Và tất nhiên cũng sẽ có những doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động hoặc bị phá sản, nhƣng về tổng thể sẽ tạo nên một nền kinh tế năng động hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn, năng suất cao hơn và kết quả là tăng trƣởng sẽ cao hơn và bền vững hơn.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN T&T

3.1. Xác định mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển nhân lực của Doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân T&T (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)