Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về BHXH tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 4 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN

4.1 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về BHXH tại huyện

TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về BHXH tại huyện Sóc Sơn. Sóc Sơn.

Quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố tác động là:

4.1.1 Trình độ dân trí

Có thể nói, một địa phƣơng có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng tiếp cận với thông tin, khoa học – kỹ thuật dễ dàng sẽ tạo điều kiện cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống ngƣời dân hơn so với một địa phƣơng có trình độ dân trí kém.

Đối với chính sách BHXH, nếu trình độ nhận thức, hiểu biết của ngƣời dân cao thì việc áp dụng chính sách vào thực tiễn sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Ngƣời lao động hiểu luật, hiểu những lợi ích mà chính sách BHXH mang lại cho bản thân và gia đình của mình nhƣ thế nào thì khi làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động sẽ luôn đòi hỏi chế độ đƣợc tham gia BHXH, sẽ tránh đƣợc tình trạng đơn vị SDLĐ cố tình khai sai, trốn đóng BHXH. Khi nhận thức của chủ SDLĐ đƣợc nâng lên sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, sẽ giảm bớt tình trạng chây ỳ, nợ đọng, lạm dụng quỹ BHXH.

Sóc Sơn là huyện có trình độ dân trí thấp, ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc những lợi ích to lớn mà chính sách BHXH mang lại, họ thƣờng đánh đồng BHXH với Bảo hiểm thƣơng mại. Điển hình là, khi ngƣời lao động tham gia BHXH tại doanh nghiệp đƣợc một thời gian, khi ngƣời lao động

65

chấm dứt hợp đồng đƣợc cơ quan BHXH chốt sổ xác nhận thời gian tham gia BHXH ở đơn vị cũ liền mang sổ BHXH đi thanh toán một lần để lấy tiền. Hoặc có nhiều trƣờng hợp công dân nữ khi đến đăng ký tham gia BHXH tự nguyện, nhƣng khi cán bộ BHXH giải thích rằng BHXH tự nguyện sẽ không đƣợc hƣởng chế độ thai sản khi sinh con thì họ lập tức thôi không tham gia nữa. Điều này cho thấy rằng, đa phần ngƣời lao động mới chỉ nghĩ đƣợc những cái lợi ích trƣớc mắt mà chƣa nhận thức rõ đƣợc lợi ích sâu xa mà chính sách BHXH mang lại cho họ và gia đình họ.

4.1.2 Năng lực đội ngũcán bộ quản lý nhà nước về BHXH

Bên cạnh những nhân tố khách quan thì quản lý nhà nƣớc về BHXH còn chịu ảnh hƣởng của nhân tố chủ quan là trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về BHXH. Nếu cán bộ thực hiện có năng lực, có phẩm chất sẽ nắm bắt đƣợc những biến đổi tăng giảm của đơn vị, thu đúng, thu đủ, giải quyết hồ sơ chính xác, chi trả các chế độ BHXH kịp thời, chính xác. Nếu lãnh đạo có năng lực quản lý tốt sẽ biết bố trí công việc cho các cán bộ nghiệp vụ phù hợp với năng lực, sở trƣờng từng ngƣời, sẽ đƣa cơ quan BHXH hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận, sẽ nâng cao đƣợc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức trong cơ quan.

Nếu trình độ quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn cao sẽ nhận thức rõ đƣợc vai trò, chức năng của BHXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Sẽ đƣa ra đƣợc những chƣơng trình hành động cụ thể, phối hợp giữa các cấp, các ngành thực hiện tốt việc thực thi chính sách pháp luật BHXH trên địa bàn huyện, đƣa chính sách BHXH vào cuộc sống một cách có hiệu quả.

4.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội của huyện là một nhân tố quan trọng tác động đến việc thực thi chính sách pháp luật về BHXH trên địa bàn huyện. Nhu cầu

66

đƣợc bảo hiểm của con ngƣời sẽ đƣợc nghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở, đi lại đƣợc đảm bảo. Vì vậy, chỉ khi nào đời sống của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo thì chính sách BHXH mới phát huy đƣợc hết vai trò to lớn của mình.

Khi kinh tế phát triển, số lƣợng ngƣời thất nghiệp giảm dần vì vậy số lƣợng lao động tham gia BHXH tăng lên đáng kể, ngƣời lao động không vì lợi ích trƣớc mắt mà né tránh chính sách xã hội thiết thực này.

Sóc Sơn là một huyện mà tỷ lệ nông nghiệp chiếm đa số, ngƣời dân đa phần còn phải lo miếng cơm manh áo từng ngày, đo đó việc thực thi chính sách pháp luật trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Khi điều kiện kinh tế xã hội huyện phát triển, đời sống vật chất của ngƣời dân đƣợc nâng cao thì khả năng tham gia BHXH của ngƣời dân là rất lớn. BHXH huyện Sóc Sơn với 59% dân số làm nông nghiệp, đây là một nguồn lớn tham gia BHXH tự nguyện. Nhƣng tính đến năm 2013, trên toàn huyện mới có 334 ngƣời tham gia BHXH tự nguyện, đây là một con số nhỏ so với nhu cầu của huyện. Vì vậy trong thời gian tới, BHXH huyện Sóc Sơn cần tập trung khai thác mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện.

4.1.4 Các chính sách khác

Các chính sách kinh tế xã hội có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau; chính sách BHXH bị chi phối bởi một số chính sách KTXH khác nhƣ:

Chính sách tiền lƣơng, tiền công, chính sách việc làm, chính sách thu hút đầu tƣ...

Trong chế độ BHXH ở nƣớc ta, tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động là căn cứ để tính đóng BHXH, chi trả các chế độ BHXH. Hàng năm, chính phủ có nghị định điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu chung, mức lƣơng tối thiểu vùng qua đó tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo, số thu quỹ BHXH tăng lên bên cạnh đó mức chi trả các chế độ BHXH cũng tăng lên.

67

Địa bàn huyện Sóc Sơn đƣợc áp dụng mức lƣơng vùng 1 nhƣ các quận nội thành của thủ đô Hà Nội, điều này làm cho số thu quỹ BHXH tăng lên đáng kể theo từng đợt điều chỉnh lƣơng. Tuy nhiên chính điều này cũng gây khó khăn cho những doanh nghiệp mới thành lập, những doanh nghiệp nhỏ khi tham gia BHXH.

Nếu chính sách việc làm đạt hiệu quả cao, giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời lao động sẽ tác động tích cực đến chính sách BHXH và ngƣợc lại.

Chính sách thu hút đầu tƣ sẽ thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê lao động, giảm tình trạng nợ đọng quỹ BHXH, tăng nguồn thu quy BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)