TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC CẮT DÒNG SÔNG CONG

Một phần của tài liệu Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Chương 3 pdf (Trang 37 - 40)

1. KHÁI NIỆM :

- Sông cong là một hiện tượng khá phổ biến trong quá trình diễn biến của sông ngòi. Trong thực tế không có sông nào là sông thẳng cả - bởi vì chúng ta đã thừa nhận quả đất lúc nào cũng quay quanh mặt trời và quay quanh trục bản thân nó - lực coriolít lúc nào cũng tỉ lệ thuận với vĩ độ. Vĩ độ càng cao, lực coriolít càng lớn - cho nên sông càng cong do đó sông cong là một hiện tượng tự nhiên.

- Quá trình diễn biến sông cong gây ra nhiều hậu quả đôi khi rất nghiêm trọng, nó không những tác động đến môi trường tự nhiên mà cả đến môi trường xã hội, nếu quá trình diễn biến diễn ra ngày một phức tạp.

2. PHÂN TÍCH SỰ CẦN THIẾT NÊN HAY KHÔNG NÊN CẮT DÒNG :

Dưới đây nêu lên một số trường hợp cụ thể để chúng ta tham khảo. Ví dụ một dòng sông cong - quanh co nhiều đoạn trước khi đổ ra biển (Hình 1) và 1 đoạn sông cong gần giống như đoạn sông ở khu vực Bình Quới - Thanh đa Thành phố Hồ Chí Minh (Hình 2).

Chúng ta biết rằng: Nếu không có sự can thiệp của con người thì dòng sông cong phát triển đến một mức độ nào đó sẽ có dạng như một “Ách trâu” và tự nó sẽ cắt dòng để đảm bảo cân bằng năng lượng của dòng chảy. Nếu cắt dòng nhân tạo thì có thể thông qua một số biện pháp công trình để cắt dòng. Trước khi cắt dòng cần phải đánh giá tác động môi trường cụ thể, phân tích những mặt lợi hại, nên hay không nên cắt dòng.

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư

Có cần thiết phải cắt dòng hay không ?

1.- Về mặt chống lũ :

- Nếu cắt dòng nhân tạo sẽ hạ thấp được mực nước lũ.

- Mực nước lũ hạ thấp sẽ giảm phạm vi bị ngập ở thượng lưu. - Giảm đi gánh nặng dung tích phòng lũ ở hồ chứa thượng lưu. - Giảm bớt kinh phí phòng lũ hạ lưu.

2.- Vận tải thủy:

- Rút ngắn đường vận tải thủy.

- Tiết kiệm kinh phí đặt các phao tiêu và bảo quản phao tiêu. - Xóa bỏ nhiều ghềnh cạn.

3.- Tác động đến môi trường nhân văn.

- Khỏi phải lo nhà cửa bị sụp đổ do xói lở bờ lõm. - Không mất đất sản xuất ...

4.- Vệ sinh môi trường:

- Sau khi cắt dòng, nước tiêu thoát nhanh hơn - hiện tượng nước bị ô nhiễm sẽ được cải thiện hơn.

- Góp phần nuôi trồng thủy sản.

5.- Du lịch: tạo thêm những nét thẩm mỹ - hấp dẫn cho 1 vùng.

6.- Xâm nhập mặn: Phạm vi xâm nhập mặn sẽ đi sâu hơn vào đất liền - từ đó ảnh hưởng đến vấn đề cấp nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

3. THIẾT KẾ KÊNH DẪN :

Bao gồm các nội dung sau: - Định tuyến kênh dẫn.

- Thiết kế mặt cắt đào kênh dẫn.

- Thiết kế bảo vệ kênh dẫn, cải thiện cửa vào cửa ra. * Định tuyến kênh dẫn bao gồm:

- Vị trí kênh.

- Hình thái mặt phẳng - Độ dài kênh dẫn Về hình thái mặt phẳng:

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư

- Phải có 1 độ cong thích hợp - nối tiếp thượng hạ lưu cho tốt đồng thời phải có đoạn chuyển tiếp tốt.

- Nếu cắt trong thì phải hợp với đoạn sông thượng hạ lưu thành đoạn ngược hướng nhau.

- Nếu cắt trong thì cửa vào nên bố trí phía dưới của bờ lõm một đoạn - có góc nối tiếp 0 < 250, làm như vậy sẽ có lợi cho việc dẫn nước vào tầng trên, lượng ngậm cát nhỏ vào kênh sẽ có lợi cho việc xói lở kênh dẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu cắt ngoài thì phải nối tiếp với đoạn sông thượng hạ lưu thành một đoạn cong trơn.

- Nếu cắt ngoài thì cửa vào nên đặt phía trên đỉnh cong, cửa ra nên bố trí phía dưới đỉnh cong hạ lưu.

- Nếu thiết kế kênh dẫn mà thành đường thẳng hoặc đường cong nhưng có bán kính cong quá lớn đếu không tốt.

- Cửa ra của kênh dẫn nên bố trí phía trên bờ lõm của đoạn cong hạ lưu làm cho nước chảy ra được thuận dòng - đồng thời có thể lợi dụng dòng nước.

Nói chung nếu chọn vị trí của vào và của ra không thỏa đáng sẽ dẫn đến hình trạng bồi đắp - đặc biệt nếu đặt cửa vào ở trên đoạn chuyển tiếp thì càng dễ bị bồi lấp.

Điều kiện địa chất trên tuyến kênh dẫn cũng có quan hệ đến phương thức đào kênh :

- Nếu đất nơi kênh dẫn đi qua là đất rất khó xói lở thì phải dùng phương thức đào toàn bộ chứ không thể dùng sức nước để đào xói - do đó kinh phí rất lớn.

- Nếu đất nơi kênh dẫn đi qua dễ xói lở, lúc này chỉ cần đào, trước một kênh nhỏ sau đó nhờ sức nước sẽ mở rộng ra ...

* Nói chung: Sau khi phân tích tổng hợp các điều kiện trên còn cần chú ý là chiều dài kênh dẫn (LY) - Chiều dài càng ngắn càng tốt, nhưng cũng không nên quá ngắn - như vậy sẽ dẫn đến sự phát triển quá nhanh đôi khi dẫn đến sự biến hình phức tạp. Theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới thì tỉ số giữa chiều dài tự nhiên (Lw) và chiều dài kênh dẫn được thiết kế là (Ly). Tỉ số này là k = y w L L = 3 ÷ 13 cũng có nơi K ≈ 6.0

Trên đây chỉ giới thiệu những nét chủ yếu về vấn đề cắt dòng, phân tích lợi hại của việc cắt dòng, đi vào cụ thể cần tham khảo thêm tài liệu về: chỉnh trị sông - về động lực học dòng sông để tính toán.

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư

Một phần của tài liệu Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Chương 3 pdf (Trang 37 - 40)