Phân tích đánh giá tác động môi trường cho những công trình có dạng bậc thang phức tạp

Một phần của tài liệu Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Chương 3 pdf (Trang 33 - 35)

dạng bậc thang phức tạp

Trên lưu vực sông Đồng Nai chúng ta mới chỉ xây dựng một số công trình thủy điện theo dạng bậc thang như sông Bé: Đầu tiên là thủy điện Thác Mơ sau đó là Cần Đơn, Srokphumiên và cuối cùng là hồ chứa Phước Hoà.

Phức tạp hơn là hệ thống bậc thang trên sông Srêpok thuộc địa phận tỉnh Đaklak (Nay chia thành Đaklak và Đaknông)

h min ∋ 45o ∋ hk

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư

Srêpok là một trong những nhánh chính của sông Mêkông. Nó bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông của Đaklak, có độ cao từ 800 ÷ 2000 m so với mực nước biển. Nó hợp lưu với sông Xêxan rồi chảy vào Mêkông tại vị trí cách sông chính Stungtreng 35 km về thượng lưu.

Diện tích lưu vực Srêpok F = 29.450 Km2, phần trên lãnh thổ Việt Nam là F = 18.200 km2. Chiều dài sông chính L = 640 km. Sông Srêpok do 2 nhánh chính là Krông Ana và Krông Knô hợp thành.

Trước đây Đaklak chỉ có một nhà máy thủy điện Dray H’linh với công suất N = 16 MW nhưng do điều tiết ngày đêm và phụ thuộc vào nguồn nước nên công suất mùa khô chỉ đạt N = 6 MW.

Ngoài ra tỉnh chỉ dựa vào nguồn nhiệt điện để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt (hiện chỉ có 181 xã trong 207 xã là có điện, trong 17 huyện thị thì 16 huyện thị chưa có nước máy, 50% dân số mắc bệnh bướu cổ, bệnh dịch hạch và bệnh phong thường tập trung trên lưu vực sông Srêpok).

CAMBODIA

Đức Xuyên 570

Ban Tou Srah 490

Chư pong Krông 432 Buôn Kướp 412 Dray Linh 302 Srepok 4 190 VIỆT NAM Biên giới

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ nông nghiệp – công nghiệp và sinh hoạt… nhà nước ta đã quyết định đầu tư xây dựng hệ thống bậc thang thủy điện gồm 7 công trình trên lưu vực sông Srêpok (xem sơ đồ).

Về phương diện đánh giá tác động môi trường, đây là 1 nội dung khá phức tạp bởi những nội dung sau:

1. Vấn đề tác động xuyên biên giới của hệ thống bậc thang này 2. Vấn đề an toàn cho hạ du (Campuchia) khi xả lũ và đóng máy… 3. Vấn đề điều tiết dòng chảy qua 7 bậc thang

4. Vấn đề tính toán bồi lắng xói lở, nước dâng trên 7 công trình này 5. Vấn đề hiệu ích kinh tế của 7 công trình này…

Nói chung còn nhiều vấn đề khác mà chúng ta phải hết sức quan tâm. Nhưng trước nhất đó là tác động xuyên biên giới, làm sao đừng vi phạm vào luật pháp quốc tế về quản lý và khai thác tài nguyên nước trên những dòng sông có chung biên giới…

Một phần của tài liệu Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Chương 3 pdf (Trang 33 - 35)