TMCP ĐỆ NHẤT (FCB) HÌNH THÀNH NH TMCP SÀI GÒN (SCB)
1. Hoạt động của 2 ngân hàng trước khi hợp nhất1.1 Sơ lược lịch sử hình thành 1.1 Sơ lược lịch sử hình thành
Khoản mục Ngân Hàng TMCP Sài
Gòn (SCB)
NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TNB)
Ngân Hàng TMCP Đệ Nhất (FCB)
Năm thành lập Tiền thân NH Quế Đô thành lập 6/1992 được chuyển đổi từ HTX Tín Dụng Phong Phú
Tiền thân là NH Tân Việt thành lập 8/1992 trên cơ sở sáp nhập HTX TD Thống Nhất và Phú Đông NH Đệ Nhất thành lập 4/1993 được chuyển đổi từ HTX TD Quận 5 Vốn điều lệ 5 tỷ đồng 10 tỷ đồng 20 tỷ đồng Hoạt động kinh doanh
Sau 2-3 năm thành lập cả 3 ngân hàng này hoạt động thua lỗ kéo dài
Đổi tên NH Thương Mại CP Sài
Gòn (2003) NH Thái Bình Dương (2006), NH Việt Nam Tín Nghĩa (2009) Vốn điều lệ (09/2011) 4.185 tỷ đồng 3.399 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
Khoản mục Ngân Hàng TMCP Sài Gòn (SCB) NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) Ngân Hàng TMCP Đệ Nhất (FCB) Vốn điều lệ 4.185 tỷ đồng 3.399 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng Tổng tài sản 77.985 tỷ đồng 58.939 tỷ đồng 17.100
Huy động tiền gửi
(2010) 35.122 tỷ đồng 25.546 tỷ đồng 2.675 tỷ đồng
Dư nợ cho vay (2010) 32.409 tỷ đồng 25.993 tỷ đồng 2.704 tỷ đồng
Hệ thống mạng lưới 132 điểm giao dịch 83 điểm giao dịch 35 Xếp hạng vị trí theo
qui mô tổng tài sản 13 18 26
Thị phần huy động 1,59% (đứng thứ 13) 1,15% (đứng thứ 17) 0,12% (thấp nhất) Thị phần tín dụng 1,48% (đứng thứ 12) 1,17% (đứng thứ 17) 0,12% (thấp nhất)
Tỷ lệ nợ xấu (2010) 11,40% 0,83% 2,2%
Hệ số an toàn vốn
(CAR năm 2010) 10,32% 43,54%
Lợi nhuận sau thuế
(2010) 278 tỷ đồng 386 tỷ đồng 108 tỷ đồng
Tỷ suất lợi nhận (ROA
năm 2010) 0,46% 0,83% 1,39%
2. Nguyên nhân hợp nhất
Hiệu quả kinh doanh kém suất sinh lợn trên vốn chủ sở hữu của ba ngân hàng vào cuối năm 2010 lần lượt là là 5,9% (SCB), 9,89% (TNB), 5,04% (FCB) thấp hơn hẳn so với mức bình quân của ngành ngân hàng là 10,53%.
Nợ xấu của cả 3 ngân hàng có xu hướng tăng cao.
Cả 3 ngân hàng đều thiếu hụt thanh khoản trầm trọng, huy động vốn vượt trần lãi suất theo qui định của ngân hàng nhà nước.
Thực tế bà Trương Mỹ Lan và nhóm đầu tư của bà đứng sau nắm quyền sở hữu của Ngân hàng trên và cả ba ngân hàng này điều tài trợ vốn cho nhiều hoạt động đầu tư khác nhau của các doanh nghiệp đều do bà Trương Mỹ Lan và nhóm đầu tư của bà kiểm soát (Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Công ty CP ĐT
Vạn Thịnh Phát, Công ty CP ĐT An Đông, Công ty CP ĐT Đại Trường Sơn, Công ty TNHH Tân Thuận Nam, Công ty CP ĐT Tài Chính Việt Vĩnh Phú).
Để tránh phải cơ cấu bắt buộc theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước cả ba ngân hàng này tự nguyện cơ cấu lại theo hướng hợp nhất 3 ngân hàng thành một ngân hàng mới.
3. Thương vụ hợp nhất giữa 3 ngân hàng
* Phương án hợp nhất: Đề án hợp nhất ba ngân hàng trên được soạn thảo tháng 12/2011. Phương án hợp nhất theo đề án này là 3 ngân hàng sẽ hợp thành một ngân hàng mới với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sau khi hợp nhất 3 ngân hàng bị hợp nhất sẽ chấm dứt hoạt động. Ngân hàng sau hợp nhất sẽ tiếp nhận và thực thi các quyền của chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ của ba ngân hàng bị hợp nhất. Báo cáo tài chính đã kiểm toán 9T/2011 của ba ngân hàng sẽ là cơ sở cho việc hợp nhất các số liệu kế toán và chuyển giao tài sản. Giá trị hợp nhất của ba ngân hàng bị hợp nhất sẽ được chuyển giao cho ngân hàng mới vào ngày hợp nhất và vốn điều lệ của ngân hàng mới sẽ bằng tổng vốn điều lệ của ba ngân hàng hợp nhất.
* Nguyên tắc thực hiện hợp nhất:
Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu của ba ngân hàng bị hợp nhất thành cổ phiếu cuả ngân hàng mới là 1:1. Vậy SCB mới có 10.583.801.040.000 đồng vốn điều lệ. Trong khi việc hoán đổi theo tỷ lệ 1:1 cổ phiếu của ba ngân hàng bị hợp nhất được giao dịch với mức giá khác nhau trên sàn OTC. Cổ phiếu SCB có giá 4.900 đồng/CP trước thời điểm công bố thông tin hợp nhất, cổ phiếu TNB và FCB hầu như không có giao dịch trước khi công bố thông tin hợp nhất. Trong những tháng đầu năm 2011 TNB được chào bán với giá 7.700 đồng/CP, FCB 9.300 đồng/CP.
* Quá trình thực hiện hợp nhất:
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Giá trị hợp nhất của ba ngân hàng bị hợp nhất sẽ được chuyển giao cho ngân hàng mới vào ngày hợp nhất và vốn điều lệ của ngân hàng mới sẽ bằng tổng vốn điều lệ của ba ngân hàng hợp nhất.
Trước đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo BIDV tham gia vào quá trình hợp nhất 3 ngân hàng theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời điểm hiện tại khoản vay NHNN của ba ngân hàng hợp nhất là 2.196 tỷ đồng. Ngoài ra BIDV đã cho ba ngân hàng hợp nhất vay tổng cộng 2.400 tỷ đồng. Như vậy phần góp từ nguồn của Nhà nước cho ba ngân hàng vay tại thời điểm hợp nhất là gần
4.600 tỷ đồng (38,9% vốn chủ sở hữu của Ngân hàng mới). Theo công bố chính thức, khi tham gia vào quá trình hợp nhất , BIDV sẽ đại diện cho phần vốn nhà nước đã cho ba ngân hàng này vay.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.583.801.040.000 đồng (mười ngàn năm trăm tám mươi ba tỷ đồng tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn).
Mô hình tổ chức của SCB hiện tại: Hội đồng quả trị có 9 người (01 chủ tịch, 4 phó chủ tịch, 4 uỷ viên), Ban kiểm soát có ba người (01 trưởng ban, 02 thành viên), Ban điều hành có 9 người (01 tổng giám đốc, 08 phó tổng)
4. Hoạt động của ngân hàng SCB sau 1 năm thực hiện hợp nhất 3 ngân hàng
Kết quả kinh năm 2012 theo công bố của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB): Tính đến 31/12/2012 tổng tài sản của SCB đạt gần 149.000 tỷ đồng, huy động vốn được hơn 106.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 88.166 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 82 tỷ đồng. Riêng huy động vốn 2 tháng đầu năm 2013 tăng 7% so với cuối năm 2012 đạt 113.420 tỷ đồng. Số lượng điểm giao dịch là 230 đơn vị trên cả nước.
Hiện nay, SCB đã đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, chi trả bình thường các khoản tiền gửi của nhân dân và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN.
Là một trong những ngân hàng yếu kém và tham gia tái cơ cấu đầu tiên, đến nay SCB được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng đã có những chuyển biến tích cực về thanh khoản. Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP HCM lưu ý SCB cần cố gắng hơn nữa để ổn định thanh khoản, cân đối trạng thái vàng, cơ cấu lại danh mục đầu tư, cơ cấu mạng lưới hoạt động cũng như nâng cao quản trị điều hành.
Dưới sự giám sát của NHNN, SCB cũng đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp cơ cấu lại tổng thể, bao gồm cả các khoản tiền vay/gửi của các TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác của TCTD theo Kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2013-2014 và phương án cơ cấu lại nợ thị trường 2 đã được NHNN phê duyệt.
Vừa qua, NHNN cũng đã chủ trì cuộc họp với các TCTD chủ nợ của SCB để thống nhất nguyên tắc cơ cấu lại khoản tiền vay/tiền gửi của các TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác của tổ chức tín dụng tại SCB.
Trước đó, công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hapaco (IFM) đã có văn bản "kêu cứu" về khoản tiền gửi tại SCB song quá hạn mà vẫn chưa được thanh toán hết (còn hơn 550 tỷ).
Phía SCB cho rằng việc chậm thanh toán là do chưa thống nhất được về mức lãi suất và NHNN cũng có ý kiến cho SCB xử lý các món tiền gửi của IFM như tiền gửi liên ngân hàng. Đại diện IFM tuy nhiên khẳng định việc phân loại món tiền của công ty này dưới dạng tiền gửi trên liên ngân hàng là không có cơ sở, bởi IFM trước hết không phải là tổ chức tín dụng, không hoạt động trên thị trường liên ngân hàng và không chịu quản lý của NHNN.
Dẫu vậy, thông tin từ NHNN phát đi chiều nay cho thấy SCB rõ ràng đã được sự đồng ý của NHNN về cơ cấu lại các khoản tiền gửi của TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác, không loại trừ có IFM.
Ngày 19/3/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn số 1792/NHNN-TTGSNH chấp thuận Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được tăng vốn điều lệ từ 10.583.801.040.000 đồng lên 13.583.801.040.000 đồng thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, cổ đông là tổ chức và cổ đông là cá nhân trong nước sở hữu từ 1% vốn điều lệ của SCB tại thời điểm chốt danh sách (ngày 28/02/2013) là đối tượng được quyền mua cổ phần tăng vốn điều lệ SCB trong đợt này.
Kết luận: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB sau một năm hợp nhất chưa đạt được mục tiêu theo như kế hoạch của đề án tái cơ cấu, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông và các nhà đầu tư. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh có những chuyển biến tích cực đặt biệt là vấn đề thanh khoản đã được cải thiện đáng kế. Hy vọng với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên SCB trong những năm tới SCB có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc như đề án tái cơ cấu đã vạch ra.