Thương vụ Masan mua Vinacafe

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP – PHÂN TÍCH 3 VỤ VIỆC MA TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Thời gian: từ ngày 12/9/2011 đến ngày 11/10/2011

Số lượng cổ phiếu: 13.355.261 cổ phiếu , tương đương với tỷ lệ 50,25% quyền sở hữu.

Hình thức: Công khai chào mua

Sau khi chào mua, MSN dự kiến vẫn phát triển ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của VCF; đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển mặt hàng mới có tính cạnh tranh cao.

Trong báo cáo tài chính hết năm 2011, MSN đã cho biết tổng số tiền bỏ ra để mua hơn 13 triệu cổ phần của VCF là 1.069 tỷ đồng, không bao gồm chi phí giao dịch. Điều này cho thấy trung bình MSN đã phải bỏ ra hơn 80.000 đồng để mua một cổ phiếu VCF.

Trong báo cáo tài chính, phần hợp nhất kinh doanh của MSN có ghi nhận giá trị sổ sách (book value) của VCF tại thời điểm mua là 699 tỷ đồng.

Đồng thời, định giá VCF được ghi nhận giá trị vào thời điểm mua là 1.608,7 tỷ đồng và khoản chênh lệch 909 tỷ đồng được ghi nhận vào tài sản cố định hữu hình 118 tỷ đồng và 912 tỷ đồng được ghi nhận vào tài sản cố định vô hình.

Khoản thanh toán cho việc mua lại VCF của Masan là 1.087 tỷ đồng nhưng chú ý khoản tiền mặt và tương đương tiền của VCF cũng lên tới 278 tỷ đồng, nên khoản tiền mặt còn lại phải thanh toán thuần chỉ là 808,8 tỷ đồng.

Một điểm đáng chú ý trong phần ghi nhận khoản 909 tỷ đồng giữa giá trị sổ sách được chia làm 2 phần: một phần 118 tỷ đồng tài sản cố định hữu hình và phần còn lại lớn nhất được ghi nhận vào tài sản cố định vô hình là 912 tỷ đồng.

Đồng thời, trong phần tài sản cố định vô hình công ty có khoản 929,6 tỷ đồng tăng từ hợp nhất kinh doanh trong đó ghi nhận hợp nhất với Vinacafe là 912 tỷ đồng đã được chia thành 3 phần: quyền sử dụng đất 65 tỷ đồng, nhãn hiệu 543,8 tỷ đồng, quan hệ khách hàng 320 tỷ đồng.

Khoản chênh lệch này được chuyển vào tài sản cố định vô hình vì nếu thực hiện khấu trừ ngay sẽ không tốt cho công ty, phần ghi nhận vào lợi thế thương mại (goodwill) sẽ được khấu trừ trong nhiều nhất 10 năm, nếu chuyển vào tài sản cố định vô hình (thương hiệu) thì giữ được được mãi.

Nguồn BCTC: MSN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP – PHÂN TÍCH 3 VỤ VIỆC MA TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w