Các hình thức ứng dụng khoa họ c công nghệ vào sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình (Trang 32 - 41)

1.1. Khoa họ c công nghệ và ứng dụng khoa họ c công nghệ trong nông

1.1.3. Các hình thức ứng dụng khoa họ c công nghệ vào sản xuất nông

nông nghiệp

1.1.3.1. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ

cho các chủ thế kinh doanh nông nghiệp

Chủ thể kinh doanh nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội.

Chủ thể kinh doanh trong nông nghiệp có nhiều hình thức, bao gồm: + Hộ nông dân: Là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm mgười có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ.

+ Trang trại: Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá; tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.

+ Hợp tác xã nông nghiệp: Là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có

cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc, luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân.

+ Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước: Là loại hình doanh nghiệp nông nghiệp do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu, là pháp nhân kinh tế hoạt động theo luật pháp, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.

Ngoài ra, chủ thể kinh doanh nông nghiệp còn có các loại hình khác như: + Các công ty: Đó là doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, gồm nhiều thành viên cùng góp vốn, cùng tự chịu kết quả của sản xuất kinh doanh.

+ Các tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp nông nghiệp: Đó là các doanh nghiệp có quy mô lớn, bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ, đa sở hữu, đa thành phần, liên kết không chỉ nhiều thành phần mà cả nhiều ngành và sản phẩm hàng hoá khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, tích cực tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại khu vực và thế giới. Các chủ thể kinh doanh nông nghiệp hiện nay muốn phát triển không có con đường nào khác là phải xây dựng chiến lược phát triển KH - CN, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học là những cách thức để tăng cường việc ứng dụng KH - CN cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp.

1.1.3.2. Trình diễn, làm mẫu, tập huấn và đưa thông tin tri thức khoa học - công nghệ đến với nông dân

Cần phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất bởi vì có liên kết chặt chẽ mới nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản, làm cho kết quả nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn. Nhà khoa học cần liên kết với nông dân trong việc xác định các nghiên cứu ưu tiên, chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Các nhà khoa học sẽ hỗ trợ nông dân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, họ sẽ có thị trường để bán các sản phẩm khoa học, công nghệ của họ và áp dụng các công trình nghiên cứu ấy vào sản xuất. Các hộ gia đình nông dân cần nhà khoa học cung cấp giống, kỹ thuật quy trình sản xuất bảo quản chế biến đảm bảo sản xuất ra được nông sản có chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, nhà nông là người làm ra sản phẩm, song để nâng cao chất lượng, số lượng, chủng loại các sản phẩm phải dựa vào các nhà khoa học. Nhà khoa học cung cấp giống, kỹ thuật, quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến đảm bảo cho nhà nông sản xuất ra được nông sản có chất lượng. Các nhà khoa học có vai trò rất lớn trong việc giúp nông dân kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, giảm chi phí sản xuất.

Để sử dụng có hiệu quả giống cây, con và các vật tư kỹ thuật nông nghiệp, khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Liên kết giữa khoa học và sản xuất không chỉ có tác dụng giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mà còn biết sử dụng các yếu tố kỹ thuật có hiệu quả, làm giảm giá thành sản xuất, tạo ra nông phẩm an toàn cung cấp cho xã hội. Thật là khiếm khuyết và kém hiệu quả nếu doanh nghiệp chỉ bán giống tốt, vật tư kỹ thuật cho nông dân theo kiểu "mua đứt, bán đoạn". Các tổ chức khuyến nông phi lợi nhuận của nhà nước, của các viện, trường và các tổ chức đoàn thể (hội nghề nghiệp, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh) cần tạo niềm tin ở nông dân bằng hiệu quả của khuyến nông đem lại. Nói cách khác, phải gắn lợi ích kinh tế đối với các cán bộ khoa học cơ sở - những người hàng ngày tiếp cận

với nông dân. Để tiêu thụ được giống, vật tư nông nghiệp, thu hồi được công nợ và nhất là để tạo nguồn hàng ổn định cung cấp nông sản nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đỏi hòi các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ giữa khoa học và sản xuất, bằng cách như thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ đến từng hộ gia đình nông dân ...

1.1.3.3. Đẩy nhanh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông, khuyến ngư là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông, khuyến ngư hỗ trợ phát triển những hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình của họ. Khuyến nông, khuyến ngư còn là những hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các cơ quan nông - lâm - ngư nghiệp cũng như các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, … đồng thời hướng dẫn về kỹ thuật, thông tin về thị trường, cách thức tổ chức và quản lý sản xuất để họ sản xuất có hiệu quả kinh tế và kỹ thuật nâng cao thu nhập.

Theo nghĩa rộng: Khuyến nông, khuyến ngư ngoài việc hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới còn có nhiệm vụ tuyên truyền các đường lối, chính sách về phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, tư vấn, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước giúp người nông dân phát triển khả năng tự quản, tự tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả nhất.

Theo định nghĩa của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) thì: Khuyến nông là một hệ thống các biện pháp giáo dục cho nông dân nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.

Ở Việt Nam, theo định nghĩa của Cục khuyến nông, khuyến lâm thì: “Khuyến nông là cách giáo dục và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới”.

Qua các định nghĩa khác nhau ta có thể thấy rằng khuyến nông, khuyến lâm là một chuỗi các hoạt động tác động vào quá trình sản xuất, kinh doanh của người nông dân với mục tiêu cuối cùng là giúp họ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, nội dung của công tác khuyến nông, khuyến ngư phải khoa học, kịp thời và không ngừng được đổi mới để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thị trường.

- Nội dung của hoạt động khuyến nông bao gồm :

+ Về hoạt động thông tin tuyên truyền: Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tiến bộ khoa học và công nghệ; thông tin thị trường, giá cả; xuất bản các ấn phẩm khuyến nông đa dạng như tạp chí, tờ tin, tờ tơi, tranh ảnh, áp phích, băng, đĩa, sổ tay, sách kỹ thuật, danh bạ địa chỉ khuyến nông phục vụ nhu cầu của từng đối tượng hộ nông dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế.

+ Về hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo: Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản; xây dựng giáo trình, tài liệu khuyến nông các cấp với các nội dung nâng cao kiến thức kỹ thuật, quản lý

kinh tế, tổ chức sản xuất, kỹ năng tiếp thị và phổ biến kiến thức pháp luật cho nông dân; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư; tổ chức các lớp dạy nghề và cấp chứng nhận cho học viên; tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước.

+ Về hoạt động xây dựng mô hình và chuyển giao KH - CN: Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ KH - CN phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất; các loại mô hình khuyến nông đa dạng cho hộ tiểu nông, hộ trang trại, hộ nông - lâm trường, chủ doanh nghiệp nông lâm nghiệp, nhà nông ở đô thị; các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản; các loại mô hình nông, lâm nghiệp công nghệ mới, công nghệ cao ở các mức khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế và sinh thái địa phương; chuyển giao kết quả KH - CN từ các mô hình trình diễn ra diện rộng; tổng kết các mô hình tốt trong thực tiễn sản xuất, chế biến, lưu thông, tiếp thị để tuyên truyền và nhân ra diện rộng.

+ Về hoạt động tư vấn và dịch vụ: Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về đất đai, thuỷ sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản; tư vấn về dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản theo quy định của pháp luật; tư vấn, hỗ trợ đến việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt hàng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển nông

nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và địa phương; tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch chế biến nông lâm, thuỷ sản, nghề muối; tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn; tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư: Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế; trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

1.1.3.4. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao.

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, CNSH và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.

Chức năng của khu NNCNC là:

Một là, khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là

vườn ươm xí nghiệp chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất, là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới;

Hai là, khu trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm

tập huấn các kết quả nghiên cứu KH - CN, công nghiệp, thị trường, có hàm lượng KH - CN tương đối cao;

Ba là, có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn,

Bốn là, thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thương mại, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ được thống nhất, làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao;

Năm là, góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và

làm cho họ có được những tri thức khoa học.

Việc xây dựng các khu NNCNC thực sự cần thiết, bởi khu NNCNC giúp giải quyết được vấn đề môi trường sinh thái và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Sự xuất hiện của khu NNCNC sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất NNCNC mới, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sức sản xuất, thành ưu thế thị trường, tạo cơ hội việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. Phát triển khu NNCNC góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp, công trường hoá các trang trại nông nghiệp, hình thành lớp công nhân nông nghiệp với tác phong công nghiệp, tay nghề cao, làm chủ được công nghệ mới.

1.1.3.5. Xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” (thể hiện sự liên kết 4 nhà)

Mô hình cánh đồng mẫu lớn là hình thức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGap” để phục vụ xuất khẩu, là mô hình nông dân tham gia trên tinh thần tự nguyê ̣n , được cán bô ̣ kỹ thuâ ̣t nông nghiê ̣p hướng dẫn kỹ thuâ ̣t canh tác , hướng dẫn cách ghi chép trong quá trình sản xuất nông nghi ệp. Các cánh đồng m ẫu lớn được sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình (Trang 32 - 41)