Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình (Trang 47 - 111)

nghệ trong nông nghiệp

2.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng

Nhận thức được tầm quan trọng của KH - CN đối với sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 24/12/1996 đã ban hành nghị quyết số 01-NQ/HNTW về định hướng chiến lược phát triển KH - CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhấn mạnh: “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao. Làm chủ được các công nghệ sản xuất, các giống ưu thế lai về lúa, ngô, rau quả, áp dụng các biện pháp sinh học hiện đại và CNSH, sử dụng hợp lý hóa chất, sản xuất các loại nông sản sạch. Phát triển chăn nuôi, nâng cao trình độ chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm, đánh bắt và chế biến thủy sản, đẩy nhanh cơ giới hóa. Sử dụng phương pháp tưới tiêu tiên tiến; có các chính sách, giải pháp công nghệ để đưa diện tích đất sử dụng có hiệu quả tăng lên… đến 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm như CNSH, sản xuất lương thực, chế biến nông lâm, hải sản”.

Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa 9 tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về phát triển giáo dục, đào

tạo, khoa học công nghệ từ 2005 - 2010 lại một lần nữa khẳng định: “Xây dựng và phát triển ngành NNCNC, nhất là công nghệ thông tin và CNSH; chuyển giao mạnh những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, nhất là áp dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp; xây dựng những khu sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao”.

Đến Đại hội X (2006), Đảng chủ trương: “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KH - CN, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả của từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế. Phát triển nhanh năng lực KH - CN nội sinh; đi đôi với tăng cường tiếp thu, làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ trên thế giới”.

Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ…” và “... Hướng mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn”.

Đề cập đến chủ trương phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng toàn diện, hiện đại, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là CNSH); phát triển vùng chuyên môn hóa, khu NNCNC, các tổ hợp sản xuất lớn”. Và “Mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế”.

2.1.2. Những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử… của tỉnh Thái Bình liên quan đến ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thái Bình phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã, 284 xã, phường, thị trấn. Là một tỉnh đồng bằng, Thái Bình có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao trình biến thiên phổ biến từ 1 - 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam. Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23oC - 24oC (thấp nhất là 4oC, cao nhất là 38oC). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 mm - 1.800 mm. Số giờ nắng trong năm là 1.600 - 1.800 giờ, lượng nước bốc hơi 728 mm/năm. Độ ẩm trung bình vào khoảng 85oC - 90oC.

Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14 - 15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 154.584 ha, trong đó: diện tích cây hàng năm có 92.075 ha, diện tích ao hồ đã đưa vào sử dụng là 6.176 ha, đất nông nghiệp là 96.382 ha (chiếm 67,62% so với tổng diện tích đất tự nhiên). Diện tích nuôi trồng thủy sản là 6.652 ha và diện tích đất lâm nghiệp là 2.259 ha. Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3 - 4 vụ, diện tích có khả năng canh tác vào vụ đông khoảng 40.000 ha. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai

Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu…), cây công nghiệp ngắn ngày (đay, dâu, cói…), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối…), trồng hoa, cây cảnh…

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế

Những năm gần đây Thái Bình có tốc độ tăng trưởng cao. GDP năm 2012 đạt gần 13.558 tỉ đồng, tăng 7,82% so với năm 2011. Cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2013: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,2%; công nghiệp và xây dựng chiếm 32,5%; dịch vụ 29,3%. GDP bình quân năm 2012 là 24,8 triệu/người, phấn đấu năm 2015 là 28,5 triệu/người. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2012 là 753 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tới 2010 là 27.550 tỉ đồng. Thu ngân sách năm 2012 đạt 2.300 tỷ đồng, năm 2013 phấn đấu thu 2.200 tỷ đồng. Kinh tế ngoài nhà nước phát triển và chiếm khoảng 80% giá trị tổng sản phẩm theo giá thực tế của tỉnh; trong đó đă ̣c biê ̣t kinh tế tư nhân, cá thể chiếm khoảng trên 60%. Thái Bình đang tập trung phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới ; tập trung ngăn chặn suy giảm sản xuất công nghiệp , sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp , từng chủng loại sản phẩm hàng hóa ; huy động và sử du ̣ng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vu ̣ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội; thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực văn hóa - xã hội - KH - CN; tăng cường quốc phòng, an ninh; phát huy hiệu quả bộ máy của Nhà nước. Thái Bình hiện có 16 khu, điểm, cụm công nghiệp với diện tích là 1.693 ha. Hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, kết nối các huyện trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.

2.1.2.3. Về văn hóa, xã hội, lịch sử…

Năm 2011, Thái Bình có 1.786.000 người với mật độ dân số 1.138 người/km². Thành phần dân số: Nông thôn (90,1%), thành thị (9,9%). Tỉnh đang phấn đấu đạt tỉ lệ đô thị hóa 22,3% năm 2015, đến năm 2020 tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%. Tỉnh hiện có 11 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Thái Bình: Theo Ths Vũ Mạnh Hiền - Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình, hiện nay, Thái Bình có 32.000 cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên và trên 10.000 công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên. Tuy nhiên, số cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao, cán bộ khoa học và công nghệ làm việc trực tiếp ở cơ sở còn thấp. Đặc biệt, khu vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn chỉ có trên 6% tổng số cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh.

Thái Bình có nhiều di tích lịch sử, trong đó có những di tích lịch sử có tiếng tăm như: Đền thờ vương triều nhà Trần ở huyện Hưng Hà, chùa Keo được xây dựng từ thế kỷ XI triều nhà Lý. Gắn với các di tích lịch sử là văn hóa truyền thống, với gần 82 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo “Làng Khuốc”, múa rối nước “làng Nguyên Xá” - Đông Hưng và làng vườn Bách Thuận - Vũ Thư…

Không chỉ có vậy, Thái Bình cũng là quê hương của nhiều danh nhân qua các thời kỳ. Thời phong kiến là Lý Bôn hay còn gọi là Lý Bí. Thế kỷ XII, Thái Bình là quê hương của triều đại nhà Trần và Trần Thủ Độ. Nhân dân Thái Bình tự hào có những người con như Nguyễn Thị Chiên - nữ anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam, Tạ Quốc Luật - người giương cao ngọn cờ trên nóc hầm Đờ Cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử hào hùng, Bùi Quang Thuận - người cắm cờ chiến thắng trên nóc dinh độc lập ngày 30/4/1975,

Phạm Tuân - phi công, phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay vào vũ trụ năm 1980…

Bên cạnh đó, Thái Bình còn được biết đến là nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Làng chạm bạc Đồng Xâm, làng Nguyễn của xã Nguyên Xá - Đông Hưng với món đặc sản bánh Cáy làng Nguyễn, làng chiếu Hưng Nhân, làng vườn Bách Thuận.

Ngoài ra, Thái Bình còn có nhiều khu du lịch nổi tiếng như: Biển Đồng Châu, khu du lịch sinh thái Cồn Vành. Đặc biệt phải kể đến Thái Bình với truyền thống thâm canh lúa nước, là tỉnh đầu tiên đạt 5 tấn lúa/ha.

Tóm lại, Thái Bình có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội… thuận

lợi cho việc ứng dụng KH - CN vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp hàng hóa nói riêng.

2.2. Thực tiễn ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình

2.2.1. Ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt

2.2.2.1. Ứng dụng khoa học - công nghệ vào lai tạo giống cây trồng

Ứng dụng KH - CN trong lai tạo giống cây trồng được thực hiện chủ yếu thông qua việc chuyển giao công nghệ giống, đưa giống mới vào sản xuất theo phương thức thí nghiệm, lựa chọn bộ giống phù hợp với đồng đất, khí hậu của từng vùng để quyết định trồng và canh tác. Cụ thể:

Cây lúa: Tỉnh đã tập trung nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng 150

giống lúa chất lượng cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng sinh thái của tỉnh. Hiện nay, các giống lúa chất lượng cao được trồng ở tất cả các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư. Năm 2010, tỉnh đã khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất nhiều giống lúa mới có triển vọng như: TBR36, TBR45, Thái Xuyên 111, TBR135, Nghi hương 305, Winall 701, lúa

thuần BG6, ĐT 37, Hưng Dân, RVT11, HDT, ZZD001, Thiên ưu 1, Kim Trác 99, đắc ưu 527, 1 số giống lúa lai kháng bạc lá vụ mùa... là các giống lúa chất lượng mới được đưa vào cơ cấu của tỉnh, với ưu thế vượt trội về chất lượng thóc gạo và chống chịu sâu bệnh, năng suất khá cao từ 60 - 70 tạ/ha, chất lượng gạo thơm nên các giống này đang được nông dân mở rộng sản xuất do có thị trường tiêu thụ tốt. Đặc biệt, 2 giống lúa TBR36 và Thái Xuyên 111 của Công ty Cổ phần giống cây trồng Thái Bình đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc gia. Hiện nay, Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình đang tham gia đề tài chọn tạo giống lúa thuần và giống lúa chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong những đề tài cấp quốc gia của chương trình giống cây trồng giai đoạn 2006- 2015 của chính phủ.

Đánh giá về tiềm năng nâng cao năng suất của các giống cây trồng mới thể hiện ở hộp 2.1.

Hộp 2.1. Các giống lúa mới Thái Xuyên 111, TBR 36, CNR 36 có tiềm năng năng suất cao.

(THO)- Vụ chiêm - xuân 2010, được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình (TSC) và UBND huyện Đông Hưng đã triển khai mô hình trình diễn thâm canh các giống lúa mới Thái Xuyên 111, CNR 36 và TBR 36 trên diện tích 1,1 ha tại thôn Tân Lê, xã Đông Tân, với 10 hộ nông dân tham gia.

Đánh giá kết quả mô hình trình diễn cho thấy, cả 3 giống lúa được gieo cấy ở vụ xuân có thời gian sinh trưởng ngắn: 125 - 127 ngày với giống TBR 36, 130 - 132 ngày với giống CNR 36 và 134 - 136 ngày với giống Thái Xuyên 111. Các giống lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, có chiều cao trung bình từ 92 - 108 cm, tỷ lệ hạt chắc, có tiềm năng về năng suất,

tỷ lệ tăng từ 10 - 13% so với các giống lúa sản xuất đại trà hiện nay. Dự kiến năng suất của giống lúa TBR 36 từ 58 - 60 tạ/ha, giống CNR 36 là 70 - 72 tạ/ha, giống Thái Xuyên 111 là 74 - 75 tạ/ha.

Nguồn:www.Thaibinhseed.com.vn/tintuc/tinchuyennganh/cacgionglua

moithaixuyen111cnr36vatbr36cc

Các nhận xét về giống lúa mới TBR 45.

Hộp 2.2. Giống lúa TBR 45: Gạo thơm, dẻo, năng suất cao.

Giống lúa thuần TBR 45 đang khẳng định được năng suất và chất lượng vượt trội. Nhân dân nhiều địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Thái Bình… tin tưởng đưa vào sản xuất trên diện rộng.

Tại Nam Định, TBR 45 được nông dân đánh giá cao và đang mở rộng sản xuất trên diện rộng. Theo sở NN & PTNT Nam Định cho biết, năng suất TBR 45 trong vụ mùa năm 2010 đạt 70 - 80 tạ/ha, một số nơi thâm canh tốt có thể đạt 85 tạ/ha. Lúa ít sâu bệnh, khả năng chống chịu rất tốt. Đặc biệt, gạo TBR 45 có chất lượng cao, màu gạo trong suốt, cơm dẻo, mùi thơm dịu được thị trường chấp nhận mua giá cao. Chất lượng gạo TBR 45 không thua kém Bắc Thơm 7. Ngoài TBR 45, giống lúa lai 3 dòng Thái Xuyên 111 đang được nhiều tỉnh như Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên mở rộng diện tích sản xuất. Đây là giống lúa lai cho năng suất đạt trên 80 tạ/ha, chất lượng gạo ngon, dẻo, khả năng chống chịu tốt. Tại các diện tích thử nghiệm tại huyện Đông Hưng (Thái Bình), giống lúa Thái Xuyên 111 có bông rất dài, đạt 700 - 800 hạt/bông.

Theo: http://nongnghiep.vn

Về cây màu: Thái Bình đã nghiên cứu khảo nghiệm và tuyển chọn được

53 giống cây màu. Tỉnh đã ứng dụng công nghệ sản xuất ngô lai F1 tạo ra sản

giống ngô mới là VNL14, VNL10, HQ2000, TBM45, TBM502, TBM1701, giống ngô có SB11- 6, SB11- 5, Pac293, B909..., giống có chất lượng như: ngô đường lai 20, ngô nếp HN90, NL77A.

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống và chuyên canh khoai tây hàng hóa ở Thái Bình” do Trung tâm khuyến nông thực hiện với nguồn kinh phí gần 1 tỷ đồng đã tạo được 6 tấn giống khoai tây nguyên chủng trên diện tích 0,5 ha. Năm 2012, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình (Trang 47 - 111)