3 .Đối tƣợng và phạm vi, câu hỏi nghiên cứu
Bảng 3.3 Trình độ cán bộ thanh tra của Thanh tra tỉnh Hƣng Yên năm 2019
Chỉ tiêu Số lƣợng
(ngƣời)
Cơ cấu (%)
1. Tổng số công nhân viên chức 40 100,0
2. Phân theo trình độ đào tạo
- Trên Đại học 08 20,0
- Đại học 27 67,5
- Cao đẳng 0 0,0
- Dƣới cao đẳng 05 12,5
3. Phân theo chức danh
- Thanh tra viên chính 07 17,5
- Thanh tra viên 23 57,5
- Công nhân viên chức khác 10 25,0
Nguồn: Thanh tra tỉnh Hƣng Yên (2019) Qua bảng 3.3 có thể thấy tổng số cán bộ hiện nay của cơ quan Thanh tra tỉnh Hƣng Yên là 40 ngƣời; trong đó thanh tra viên chính là 07 ngƣời, thanh tra viên là 23 ngƣời và, chuyên viên 02 ngƣời; lao động hợp đồng 08 ngƣời. Trình độ cán bộ thanh tra của Thanh tra tỉnh Hƣng Yên tƣơng đối cao, trong tổng số 40 cán bộ thanh tra, có 08 thanh tra có trình độ trên đại học, chiếm 20%; 27 cán bộ có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 67,5%; không có cán bộ nào có trình độ cao đẳng. Trong đó chuyên viên chính có trình độ từ đại học trở lên.
3.3. Phân tích thực trạng hoạt động thanh tra ngân sách nhà nƣớc cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên
3.3.1. Thực trạng công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra ngân sách nhà nước cấp huyện nước cấp huyện
Mọi cuộc thanh tra có hiệu quả thì phải tiến hành theo một quy trình nhất định, đƣợc quy định rõ tại Thông tƣ số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn
thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Và các văn bản hƣớng dẫn kèm theo nhƣ:
- Thông tƣ 05/2015/TT-TTCP quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
- Nghị định 33/2015/NĐ-CP Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra. - Quyết định 1885/QĐ-TTCP năm 2012 về Quy chế công khai kết luận thanh tra. - Thông tƣ 01/2013/TT-TTCP quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nƣớc trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu.
- Thông tƣ 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công, viên chức.
- Thông tƣ 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hƣớng chƣơng trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
Nhƣ vậy, Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra:
1/ Chuẩn bị thanh tra bao gồm: Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra, ra quyết định thanh tra, xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cƣơng yêu cầu đối tƣợng thanh tra báo cáo, thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2/ Tiến hành thanh tra bao gồm: Công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, kết thúc việc thanh tra tại nơi đƣợc thanh tra.
3/ Kết thúc thanh tra: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra, xem xét báo cáo kết quả thanh tra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của ngƣời ra quyết định thanh tra, xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, ký ban hành và công bố kết luận thanh tra, giao trả hồ sơ, tài liệu, tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, lập, bàn giao hồ sơ thanh tra.
Nhƣ vậy, quy trình thực hiện thanh tra đƣợc tiến hành qua 6 giai đoạn chính: Thu thập thông tin, lập báo cáo khảo sát, lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, và ban hành kết luận thanh tra. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giúp Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác xử lý qua thanh tra, cần xây dựng tiêu chí, cơ chế thực hiện, hành lang pháp lý để đánh giá hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 về thực hiện kết luận thanh tra; Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm chính sách tài khóa và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra và Thông tƣ số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra;…
Trong 6 giai đoạn này giai đoạn đƣợc các cán bộ thanh tra đánh giá là quan trọng nhất chính là giai đoạn thu thập thông tin. Ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập thông tin theo các tiêu chí gồm: Tình hình đặc điểm về địa lý, dân số, tổ chức hành chính và tình hình kinh tế xã hội của huyện. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của địa phƣơng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ với ngân sách huyện; loại hình các cơ quan, tổ chức (cơ quan hành chính, cơ quan chính trị - xã hội. Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách của kỳ dự kiến thanh tra. Những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và quá trình thực hiện. Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc với ngân sách huyện và với các cơ quan, tổ chức, ngân sách xã thuộc huyện.
Các thông tin trên đều rất quan trọng để phục vụ việc lập báo cáo khảo sát, lập kế hoạch thanh tra. Thông tin thu thập từ các nguồn:
- Từ cơ sở dữ liệu của cơ quan (dữ liệu tài liệu lƣu trữ, theo dõi nắm tình hình); từ các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông (báo, đài) và đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong ngành Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan.
- Từ khảo sát trực tiếp tại huyện dự kiến thanh tra.
Thu thập đƣợc thông tin đầy đủ, chính xác giúp cho giai đoạn lập báo cáo khảo sát triển khai nhanh, và ra quyết định thanh tra đúng thời điểm, kịp thời đúng điểm nóng.
Các cuộc thanh tra nói chung và thanh tra ngân sách huyện của Thanh tra tỉnh Hƣng Yên đều đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục đã đƣợc quy định tại Thông tƣ số 05/2014/TT-TTCP. Tuy vậy, việc thực hiện các bƣớc trong quy trình thanh tra vẫn còn một số tồn tại, hạn chế dẫn tới vẫn có hiện tƣợng bỏ sót lỗi, sai phạm trong quá trình thanh tra.
3.3.2. Thực trạng công tác tiến hành các nội dung thanh tra ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
3.3.2.1. Thanh tra việc lập, quyết định và giao dự toán ngân sách
a. Tình hình lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn tình Hưng Yên
Thực hiện quy định của Luật Ngân sách, văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. Ngày từ đầu năm Sở Tài Chính căn cứ vào tình hình thực hiện thu chi Ngân sách của năm trƣớc và nhu cầu ngân sách các huyện, thành phố và các sở ban ngành trong năm để lập dự toán ngân sách cho năm, dự toán này phải trình Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt. Cuối năm Sở Tài Chính tiến hành quyết toán ngân sách trong toàn tỉnh, sau đó báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Tình hình dự toán và thực hiện chi Ngân sách tỉnh Hƣng Yên qua ba năm
2016 -2018 (Riêng năm 2018 số liệu thu, chi dựa trên iên bản làm việc của Kiểm
Toán Nhà nước Khu vực VI) đƣợc thể hiện qua Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Dự toán và thực hiện chi ngân sách cấp tỉnh Hƣng Yên qua 3 năm 2016 - 2018
Chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự toán chi ngân sách 5.132.517 5.923.098 6.360.283
Quyết toán chi ngân sách 7.288.018 6.705.883 7.072.593
So sánh (%) 142,00 113,22 111,20
Qua Bảng 3.4 cho thấy, hầu hết các năm mức chi Ngân sách tỉnh Hƣng Yên đều vƣợt quá dự toán, tuy nhiên số liệu dự toán các năm tỷ lệ chính xác cao hơn, điều này đƣợc thể hiện bởi tỷ lệ chi ngân sách vƣợt dự toán ngày càng đƣợc thu hẹp qua các năm 2016 - 2018; Năm 2016 con số vƣợt dự toán là 2.155.501 triệu đồng, vƣợt 42% so với dự toán, đến năm 2018 con số vƣợt dự toán chỉ còn 712.310 triệu đồng, vƣợt 11,2% so với dự toán. Hƣng Yên là tỉnh còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu, vì vậy nhu cầu ngân sách phát sinh trong thực tế thƣờng cao hơn so với dự toán, lƣợng ngân sách vƣợt dự toán đƣợc cấp bù từ nguồn ngân sách cấp trên.
Dự toán phân bổ chi ngân sách năm 2019 của tỉnh Hƣng Yên: