Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 267.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học tư tưởng hồ chí minh pdf (Trang 63 - 64)

I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 267.

+ Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền

Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ Quốc, của nhân dân: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đó là mục tiêu, ly tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

“Người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên ly tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ Quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”1.

+ Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Đây là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền.

+ “Đảng lãnh đạo”: tức là Đảng là tổ chức lãnh đạo duy nhất đối với toàn bộ xã hội. Đối tượng lãnh đạo của Đảng là toàn thể nhân dân Việt Nam nhằm đưa lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc ấm no cho nhân dân. Muốn vậy Đảng phải có tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết.

Đảng lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, giác ngộ quần chúng, “phải đi theo đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân”. Đồng thời, Đảng phải tập hợp, đoàn kết nhân dân thành một khối thống nhất, bày cách cho dân và hướng dẫn họ hành động.

Đảng phải sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân. Để thực hiện đầy đủ chức năng lãnh đạo, Đảng phải thực hiện chế độ kiểm tra và phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

+ “Đảng là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

“Đầy tớ” không có nghĩa là tôi tớ, tôi đòi hay theo đuôi quần chúng mà là “tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân”. “Việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho ky được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh”2. Mỗi cán bộ, đảng viên đều là “công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thời ky dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”2.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học tư tưởng hồ chí minh pdf (Trang 63 - 64)