Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở vĩnh phúc (Trang 26 - 32)

7. Bố cục của Luận văn:

1.1 Phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.4 Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững

Mục tiêu chiến lƣợc của các nƣớc nông nghiệp là xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Vậy nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững là thế nào? Các yếu tố phát triển bao gồm những gì? Chỉ có trên cơ sở nắm đƣợc các nội dung cơ bản mới có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển nông nghiệp bền vững một cách đúng đắn.

1.1.4.1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển là sự sắp xếp cân nhắc tính toán tìm ra giải pháp tối ƣu để nhằm đạt đƣợc kết quả cao (mục đích đã đặt ra) hay chính là một hệ thống các biện pháp về tổ chức, biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, các chính sách pháp luật, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần.

Muốn phát triển thì phải có quy hoạch phát triển. Trong cộng đồng xã hội sự phát triển của mỗi cá nhân mỗi tổ chức đều ảnh hƣởng tới các cá thể khác trong cộng đồng và sẽ ảnh hƣởng chung toàn xã hội hoặc toàn quốc gia. Ngƣợc lại, những chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Chính phủ về sự phát triển của một quốc gia đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là vấn đề đƣợc đặt ra trong phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là vấn đề quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai nông nghiệp. Trong nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Thông thƣờng, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Đất đai đƣợc gọi là tƣ liệu sản xuất đặc biệt là vì nó vừa là đối tƣợng lao động vừa là tƣ liệu lao động. Đất đai là đối tƣợng lao động là vì đất đai chịu sự tác động lao động của con ngƣời để có môi trƣờng tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tƣ liệu lao động là vì nó phát huy tác dụng nhƣ một công cụ lao động. Không có đất

đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì thế, số lƣợng và chất lƣợng đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng, cũng nhƣ cơ cấu sản xuất của từng vùng. Hƣớng sử dụng đất quy định hƣớng sử dụng các tƣ liệu sản xuất khác. Chỉ có thông qua đất các tƣ liệu sản xuất khác mới tác động đến cây trồng. Sử dụng đất đai đúng hƣớng còn quyết định đến hiệu quả của sản xuất. Vì vậy, cần sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai để vừa làm tăng năng suất đất đai vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai. Quỹ đất phải đƣợc bảo tồn cả cho lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ mục tiêu lâu dài.

Khi nói đến quy hoạch nông nghiệp không thể tách rời quy hoạch phát triển nông thôn. Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống và sinh hoạt của mọi sinh vật gồm loài ngƣời, động vật thực vật. Mục tiêu của quy hoạch là đáp ứng sự phát triển liên lạc và bền vững của con ngƣời trên các mặt kinh tế văn hoá, xã hội, môi trƣờng và nâng cao giá trị cuộc sống.

Chính vì vậy, muốn có sự phát triển lâu dài và bền vững thì phải có quy hoạch, trƣớc khi lập quy hoạch phải xây dựng mục tiêu cần đạt tới. Phát triển nhằm đem lại lợi ích chung cho cộng đồng và phải có phƣơng pháp quy hoạch tốt. Muốn cho sự phát triển đem lại lợi ích cho đại đa số ngƣời dân trong vùng, trong một quốc gia cần thiết phải có sự quy hoạch phát triển bền vững. Bên cạnh việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ nhƣ: đƣờng sá, hệ thống thông tin, hệ thống thủy lợi, nhà văn hóa, trƣờng học, bệnh viện…là những điều kiện cần thiết cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

1.1.4.2. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Chủ thể cơ bản của mọi nền nông nghiệp là các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp. Tổ chức kinh tế trong nông nghiệp, theo nghĩa chung nhất, là đơn vị cơ bản của nền KT-XH, đƣợc tổ chức dƣới các loại hình tổ chức khác nhau nhƣ hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông lâm trƣờng, phù hợp với hệ thống luật pháp của nhà nƣớc, tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tái sản xuất và tiêu dùng trong nông nghiệp hoặc các hoạt động liên quan vì mục tiêu kinh tế - xã hội của từng loại hình tổ chức đó. Một loại hình tổ chức kinh tế trong nông nghiệp bao gồm chủ thể của tổ chức đó (nông dân, chủ trang trại, doanh nhân,..) với mục tiêu sản xuất - kinh doanh xác định, tổ chức các nguồn lực phù hợp với quy định của pháp

luật (Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, các chủ trƣơng đƣờng lối của Nhà nƣớc..), tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ, marketing nông sản phẩm.

Các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp tồn tại một cách khách quan phù hợp với các hình thái KT-XH và chính trị của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển nông nghiệp của các nƣớc phát triển và đang phát triển cho thấy: hộ nông dân, trang trại, HTX và các doanh nghiệp trong nông nghiệp là tổ chức kinh tế cơ bản của nền nông nghiệp, quyết định sự phát triển của nền nông nghiệp của quốc gia đó. Kinh nghiệm tái lập lại kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại và doanh nghiệp của các nƣớc có nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung đã khẳng định vai trò to lớn của các tổ chức kinh tế này trong nông nghiệp. Việc chuyển đổi nền nông nghiệp trong đó chủ yếu là HTX và nông lâm trƣờng quốc doanh sang phát triển kinh tế hộ, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp đã tạo cho nông nghiệp Việt Nam giải quyết đƣợc vấn đề an ninh lƣơng thực thực phẩm và trở thành nƣớc xuất khẩu nông sản. Tổ chức kinh tế trong nông nghiệp phù hợp sẽ tạo điều kiện phát huy có hiệu quả nguồn lực của xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bền vững và ổn định.

1.1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng hợp lý và hiện đại là một trong các nội dung quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch phải theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp thuần túy giảm dần, tỷ trọng lâm nghiệp và ngƣ nghiệp tăng dần. Trong nông nghiệp thuần túy, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi tăng dần.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phá thế độc canh trong nông nghiệp, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn cần đƣợc tiến hành. Đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp vừa tạo điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu nhiều loại sản phẩm của ngƣời tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và nhu cầu xuất khẩu. Sự hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, cũng nhƣ nâng cao khả năng cạnh tranh của nông phẩm.

1.1.4.4 Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nông nghiệp

Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp các tri thức về khoa học nông nghiệp áp dụng vào nông nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh thái, xã hội, tổ chức của từng địa phƣơng. Công nghệ liên quan đến các quá trình sản xuất, chế biến, marketing các sản phẩm nông nghiệp và gắn liền với trình độ phát triển nhất định về lực lƣợng sản xuất, về một xã hội hay một cộng đồng.

Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong nông nghiệp bao gồm: Thứ nhất, đƣa máy móc vào sản xuất nông nghiệp để thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp. Đặc biệt cơ giới hóa tập trung vào những khâu nặng nhọc (làm đất, thu hoạch), khâu trực tiếp ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất (chế biến). Thứ hai, thủy lợi hóa. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, vì vậy, để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thủy lợi để chủ động tƣới tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thứ ba, điện khí hóa. Điện khí hóa vừa nâng cao khả năng chế ngự của con ngƣời đối với thiên nhiên, vừa nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Thứ tư, phát triển công nghệ sinh học. Đây là lĩnh vực khoa học và công nghệ mới bao gồm nhiều ngành khoa học và kỹ thuật, trƣớc hết là sinh học, di truyền học, hóa sinh học. Những thành tựu này của khoa học công nghệ sinh học đã đem lại lợi ích lớn, không chỉ tạo ra sản phẩm mới, làm cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao hơn và chất lƣợng tốt hơn, mà còn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Phát triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển nông nghiệp bền vững.

1.1.4.5. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tái tạo môi trường sinh thái

Trong nông nghiệp, bên cạnh việc xem xét các yếu tố lao động, vốn và công nghệ, cần phải tính đến tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Phát triển nông nghiệp những thập kỷ qua trên thế giới đã chứng tỏ: nếu phát triển nông nghiệp mà không coi tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng là những nguồn lực quan trọng sẽ dẫn đến tình trạng hiệu ứng nhà kính, giảm cấp môi trƣờng, mất cân bằng sinh thái, mất đa dạng sinh học và thiên tai.

Tài nguyên thiên nhiên là sản phẩm của tự nhiên ban cho con ngƣời để tiến hành sản xuất hay con ngƣời dùng nó là môi trƣờng để sản xuất. Tài nguyên thiên

nhiên bao gồm đất đai, rừng, biển, nguồn nƣớc ở các sông hồ, thực vật và động vật. Các tài nguyên này, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều tác động đến sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử dụng đúng đắn, không bị giảm cấp, không bị tàn phá bởi những nội dung canh tác không phù hợp. Vì vậy, việc quản lý tốt các tài nguyên thiên nhiên, vấn đề đặt ra là phải xác định rõ quyền sở hữu tài sản cho các cá nhân và cộng đồng; quản lý các công sản trên bằng hệ thống luật pháp luật về công sản và đánh thuế các hoạt động kinh doanh gây tác động ngoại ứng xấu đến môi trƣờng và xã hội để dùng thuế đó bù đắp chi phí mà xã hội đã phải gánh chịu cho sự ô nhiễm và giảm cấp về tài nguyên.

1.1.4.6 Thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống

Công bằng xã hội không chỉ giới hạn ở công bằng về kinh tế, mặc dù đây là yếu tố nền tảng, mà còn công bằng trong các lĩnh vực chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế... Công bằng cũng là một mặt biểu hiện của tiến bộ xã hội; phản ánh việc giải quyết tƣơng quan giữa các chủ thể trong các mối quan hệ xã hội về quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, cống hiến, hƣởng thụ.

Đời sống của con ngƣời cũng nhƣ của xã hội bao gồm hai mặt vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất của con ngƣời và xã hội, thì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con ngƣời và xã hội. Tăng trƣởng kinh tế là cơ sở và điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển văn hóa và đây chính là mục tiêu và động lực của tăng trƣởng kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế phải nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, phát triển con ngƣời. Sức sản xuất càng phát triển, thì quan hệ giữa văn hoá và kinh tế càng mật thiết. Mọi hoạt động kinh tế từ thiết kế sản phẩm tới trao đổi và sử dụng sản phẩm đều thấm sâu yếu tố văn hoá, vì toàn bộ quá trình kinh tế đều là hoạt động của ngƣời, và con ngƣời, thông qua các hoạt động của mình thiết lập các quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, giữa con ngƣời với con ngƣời.

Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện để kinh tế phát triển nhanh chóng, và những thay đổi trong phát triển kinh tế có tác động rất lớn đến văn hóa. Mặt khác, chỉ khi những quyết sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế mang hàm lƣợng văn hóa cao, thì sự phát triển mới thật sự có giá trị.

Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân còn thể hiện thông qua thu nhập. Mức thu nhập ở nông thôn đƣợc coi là chỉ số quan trọng để xác định đói nghèo và các cơ quan phát triển quan tâm tới xóa đói giảm nghèo không thể bỏ qua nhân tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới mức thu nhập và điều kiện làm việc của ngƣời dân. Ở hầu hết các nƣớc nghèo, mức thu nhập nông thôn là rất thấp. Sự tăng trƣởng kinh tế, vì vậy, là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển nông thôn. Các nguồn thu nhập nông thôn gia tăng làm xuất hiện những nhu cầu mới của ngƣời dân và nó là yếu tố chính cho sự phát triển kinh tế nông thôn và an ninh lƣơng thực cân bằng và bền vững, vì nó sẽ thúc đẩy sự đa dạng các dịch vụ địa phƣơng, phát triển thƣơng mại cũng nhƣ các hoạt động sản xuất khác.

Có nhiều những lý giải khác tập trung vào tình trạng phân phối các nguồn lực tự nhiên và cho rằng chất lƣợng của các nguồn lực tự nhiên ban tặng quyết định đến cấp độ của đói nghèo. Tuy nhiên, con ngƣời có khả năng đặc biệt để biến đổi môi trƣờng của họ thông qua việc đầu tƣ vào sức lao động, tri thức và công nghệ.

Khi đạt đến một mật độ dân số cao thì nền kinh tế phi nông nghiệp có một tầm quan trọng lớn, ngƣời nghèo trông đợi vào thị trƣờng lao động, các nguồn lực chung và hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp. Nếu nền kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn bị trì trệ, thì ngày càng nhiều lao động tập trung vào nghề nông và làm giảm thu nhập của ngƣời lao động đồng thời sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, ngƣời lao động thoát ly khỏi nơi cƣ trú, thành thị hóa nghèo đói.

Phát triển nông thôn mới yêu cầu phải ổn định dân số và loại trừ tận gốc sự nghèo đói bằng cách tạo ra cho ngƣời nghèo nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên chung mà họ cần để sinh sống trên một cơ sở khung sinh kế bền vững. Phƣơng hƣớng tiếp cận mới nhằm cải thiện sinh kế của những ngƣời nghèo bị thiệt thòi và cải thiện các môi trƣờng địa phƣơng. Khung sinh kế bền vững là một bộ phận của cách tiếp cận mới, lấy con ngƣời làm trung tâm. Ở đó, các biện pháp hỗ trợ ngƣời nghèo chuyển từ trợ cấp sang các biện pháp trợ giúp tích cực. Tuy nhiên, sự nghèo khó có rất nhiều nguyên nhân mà không thể có một giải pháp nào có thể giải quyết đƣợc mọi vấn đề ở mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở vĩnh phúc (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)