7. Bố cục của Luận văn:
1.1 Phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.5.1 Bền vững về kinh tế
Phát triển bền vững về kinh tế đƣợc phản ánh ở nhiều tiêu chí, trƣớc hết là mức tăng trƣởng của giá trị sản xuất nông nghiệp, khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng, năng lực cạnh tranh của ngành và của nông sản.
Tăng trƣởng của một ngành bao hàm cả tăng trƣởng của các yếu tố đầu vào (qui mô vốn, lao động…) và đầu ra (sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận…). Mức độ tăng trƣởng về doanh thu (hay doanh số) và lợi nhuận phản ánh mức tăng trƣởng về qui mô và khả năng phát triển của nông nghiệp. Tuy nhiên, đến lƣợt nó doanh thu lại phụ thuộc vào sản lƣợng hàng hóa nông sản bán ra và mức giá cả thị trƣờng, do vậy, sự gia tăng về sản lƣợng làm tăng doanh thu mới phản ánh sự phát triển của nông nghiệp trên phƣơng diện tăng qui mô sản xuất. Để tăng qui mô đầu ra, một mặt cần mở rộng các yếu tố đầu vào, mặt khác cần sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nguồn vốn và tài sản hiện có. Trên cơ sở tăng doanh thu với mức chi phí thấp nhất, một ngành sẽ có đƣợc mức lợi nhuận cao. Tăng trƣởng về doanh thu và lợi nhuận có thể cho phép nông nghiệp mở rộng khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng, tạo cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
Cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, nông nghiệp cũng chịu tác động bởi các qui luật kinh tế khách quan và nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội khác. Những nhân tố này có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự hoạt động của nông nghiệp. Đặc biệt là những biến đổi khí hậu có thể phá hoại toàn bộ thành quả lao động nông nghiệp. Trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang diễn ra nhƣ vũ bão hiện nay thì tốc độ thay đổi của môi trƣờng kinh doanh rất lớn, đòi hỏi nông nghiệp phải luôn luôn đổi mới.
Sự thay đổi của các chính sách kinh tế, đặc biệt là các chính sách nhằm đối phó với những diễn biến kinh tế vĩ mô bất thƣờng cũng có thể ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của ngành nông nghiệp.
Khả năng thích ứng của nông nghiệp phản ánh khả năng nông nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện luôn có sự thay đổi của môi trƣờng. Để chủ động thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng cần phải có một chiến lƣợc
phát triển nông nghiệp hợp lý và dài hạn, trong đó có tính đến sự thay đổi đáng kể của môi trƣờng. Tuy nhiên, đôi khi có những thay đổi đột ngột, khó dự báo trƣớc, thậm chí nằm ngoài tính toán của con ngƣời thì việc thích nghi sẽ khó khăn hơn, cần phải có sự theo dõi sát sao và những điều chỉnh kịp thời nhằm tránh đƣợc những tổn thất lớn cho nông nghiệp.
Tựu chung lại, một nền nông nghiệp phát triển bền vững về kinh tế đƣợc biểu hiện ở mức độ và tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp nhanh và ổn định; khả năng thích ứng tốt với những thay đổi của môi trƣờng. Bên cạnh đó phát triển bền vững nông nghiệp còn đƣợc đánh giá qua các tiêu chí nhƣ: Tỷ lệ GDP nông nghiệp/GDP, tỷ lệ nông sản xuất khẩu/GDP, tỷ lệ cho đầu tƣ nông nghiệp/GDP, thu nhập bình quân đầu ngƣời trong nông nghiệp.
Vấn đề an ninh lƣơng thực cũng đƣợc đặt ra khi xem xét bền vững về kinh tế. Các nƣớc nông nghiệp đều là các nƣớc đang phát triển. Cản trở lớn nhất cho sự phát triển nông nghiệp là nghèo đói còn khá phổ biến. Các nƣớc có nền nông nghiệp lạc hậu, các vùng nông nghiệp chậm phát triển đều là các quốc gia, các vùng có tỷ lệ nghèo cao. Nghèo đói vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của sự chậm phát triển và không bền vững về nông nghiệp. Nghèo đói thể hiện ở chỗ thiếu an ninh lƣơng thực, nông dân không có khả năng tiếp cận đến lƣơng thực, thực phẩm. Tình trạng nghèo và đói dẫn đến tài nguyên nông nghiệp bị khai thác một cách lạm dụng và quá mức làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp thấp và lại rơi vào vòng luẩn quẩn là tăng số ngƣời nghèo ở các vùng và quốc gia đó.
1.1.5.2 Bền vững về tài nguyên môi trường
Môi trƣờng bền vững là môi trƣờng luôn làm tròn đƣợc ba chức năng: Tạo cho con ngƣời một không gian sống với phạm vi và chất lƣợng tiện nghi cần thiết; Cung cấp cho con ngƣời các tài nguyên kể cả vật liệu, năng lƣợng và thông tin cần thiết để sống và sản xuất; Chứa đựng các phế thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống, hoạt động sản xuất và giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, một số tiêu chí khác cũng cần phải đƣợc đề cập đến trong việc xem xét bền vững về môi trƣờng đó là: Chất lƣợng yếu tố môi trƣờng sau sử dụng lƣợng khôi phục, tái tạo; Lƣợng chuẩn quy định; Lƣợng sử dụng tài nguyên phế thải, khả năng tái sử dụng, tái chế, xử lý.
Các chỉ số đƣợc xem xét khi đánh giá bền vững về môi trƣờng trong phát triển nông nghiệp: Tỷ lệ đất canh tác/tổng diện tích tự nhiên, Bình quân đất canh tác/đầu ngƣời (ha/ngƣời), tỷ lệ diện tích đƣợc tƣới, tiêu/tổng diện tích canh tác, tỷ lệ diện tích đƣợc cơ giới hoá/tổng diện tích canh tác, tỷ lệ rừng trồng/tổng diện tích rừng, tỷ lệ sử dụng nƣớc sạch nông thôn…Trong đó đặc biệt chú ý khi đánh giá về đất và vấn đề sử dụng đất trong nông nghiệp, bao gồm: Quỹ đất và tiềm năng đất đai trong nông nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, diện tích đất và cơ cấu diện tích đất đai phân bố cho các ngành trong nội bộ ngành nông, lâm và nuôi trồng thủy sản, giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích, cơ cấu đất dùng cho các ngành. Các chỉ tiêu này phải đƣợc sử dụng tổng hợp và xem xét một cách toàn diện vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một giác độ nhất định của kinh tế sử dụng đất đai.
Các chỉ số về bảo vệ môi trƣờng nƣớc và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc (cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt, tốc độ khai thác và sử dụng nƣớc ngầm); Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản (tốc độ tăng sản lƣợng khai thác/năm, tỷ lệ thu hồi một số khoảng sản chính/tổng trữ lƣợng một số khoáng sản chính) cũng đƣợc xem xét, đánh giá.
1.1.5.3 Bền vững về xã hội
Tính bền vững về phát triển xã hội của các quốc gia thƣờng đƣợc đánh giá qua Chỉ số phát triển con ngƣời, đó là:
Tuổi thọ trung bình (L): Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở mỗi thời kỳ nhất định phản ánh một hệ tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cƣ trong một nƣớc, trong đó bao hàm sự văn minh trong đời sống, sự trong sạch về môi trƣờng và mức sống sinh hoạt vật chất, tinh thần đƣợc nâng cao.
Các chỉ số về dân số: Mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân ngƣời. Thực tế cho thấy hiện tƣợng mức tăng dân số cao hơn luôn luôn đi đôi với sự lạc hậu và đói nghèo. Các nƣớc phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên thấp (dƣới 2 hoặc 1%), còn các nƣớc kém phát triển đều ở mức từ 2-3% thậm chí trên 3%. Tỷ lệ dân số nông thôn/tổng dân số.
Các chỉ số về giáo dục: Tỷ lệ ngƣời biết chữ/tổng dân số; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trƣờng hay trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân; số lƣợng phòng học/nghìn dân.
Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội. Xã hội hiện đại coi việc đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dài hạn. Tỷ lệ ngƣời biết chữ và trẻ em đi học cao sẽ đồng nghĩa với sự văn minh xã hội và nó thƣờng đi liền với nền kinh tế có mức tăng trƣởng cao. Do vậy, đây là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nƣớc.
Các chỉ số khác đánh giá sự phát triển xã hội về cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống giao thông (số km đƣờng/nghìn dân, sự thuận lợi trong giao thƣơng hàng hoá, sự kết nối với các vùng khác); hệ thống cung cấp điện, nƣớc, viễn thông (tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng); bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ (số giƣờng bệnh, số bệnh viện, viện an dƣỡng, số y bác sỹ tính bình quân cho nghìn dân); nhà văn hoá, bảo tàng, thƣ viện... tính bình quân cho nghìn dân; sự công bằng xã hội cũng đƣợc coi là tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện đại (tỷ lệ ngƣời nghèo; bất cân đối thu nhập; tỷ lệ thất nghiệp; công bằng giới) cũng là các chỉ số cần xem xét khi đánh giá bền vững về xã hội.
Phát triển nông nghiệp đƣợc coi là bền vững khi các hoạt động hiện tại về nông nghiệp không ảnh hƣởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả năng phát triển của thế hệ mai sau. Vì thế việc giải quyết các vấn đề hôm nay sẽ làm cơ sở để hạn chế và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tƣơng lai. Thực trạng nghèo đói là nguyên nhân cơ bản của sự tàn phá và giảm cấp tài nguyên rừng và đất. Vì thế, cần có chiến lƣợc giải quyết tốt những khó khăn, nhất là những vùng điều kiện sản xuất khó khăn. Để làm đƣợc điều đó, sự tham gia của nhóm ngƣời hƣởng lợi, sự phân bố công bằng lợi ích và khả năng tự lập là những yếu tố cơ bản của mọi chƣơng trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.