2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô
3.2.2.3. Giải pháp về thị trƣờng
Củng cố thị trường hiện tại và mở rộng các thị trường tiềm năng mới. Hiện tại, Việt Nam đang tập trung vào 3 thị trường lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản. Đây là các thị trường có sức tiêu thụ lớn và sẵn sàng trả với giá cao. Do vậy, đây cũng chính là thị trường thu hút sự chú ý của các nước xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu và có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tiếp tục duy trì và củng cố thị trường hiện tại, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần:
- Cần phải nghiên cứu và nắm vững luật pháp có liên quan đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của từng thị trường, vì các thị trường này có hệ thống luật pháp khá phức tạp, đồng thời mỗi quốc gia thành viên, mỗi Bang
lại có những quy định riêng như quy định chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hố, thủ tục hải quan, an toàn vệ sinh thực phẩm…
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của mỗi thị trường để tận dụng nguồn lao động giá rẻ chuyển nguyên liệu sang chế biến tại Việt Nam và xuất khẩu trở lại thị trường, thông qua “con đường” này các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của người dân và tránh được các rào cản thương mại áp đặt đối với các nước xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm xuất khẩu các sản phẩm sinh thái, đây là xu hướng tiêu dùng của các nước phát triển vì nó vừa đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm vừa bảo vệ môi trường.
- Chủ động tiếp cận vào các hệ thống phân phối trực tiếp như các siêu thị, nhà hàng, khách sạn… Biện pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn là cách tốt nhất để người tiêu dùng nhận biết được các sản phẩm của Việt Nam và doanh nghiệp.
- Chủ động dành nguồn kinh phí thích đáng cho công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Ngoài việc tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế do Bộ Nông nghiệp và Vasep tổ chức, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư, thiết lập website để quảng bá và giới thiệu sản phẩm tới các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó cịn có các thị trường có tiềm năng phát triển khác của Việt Nam là Trung Quốc, Trung Đông, các nước Đông Âu, Nga và một số nước châu Á khác… Trong số đó, Trung Quốc là thị trường rất tiềm năng với dân số đông nhất thế giới và tốc độ tăng trưởng cũng cao nhất thế giới. Trong thời gian tới doanh nghiệp Việt Nam cần:
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tại thị trường Trung Quốc đặc biệt là các tỉnh gần biên giới như Quảng Đông, Quảng Tây để đẩy nhanh
kim ngạch xuất khẩu do Trung Quốc là thị trường lớn và không khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như các thị trường EU và Nhật Bản.
- Đầu tư hệ thống kho lạnh ở các khu vực cửa khẩu để bảo quản, dự trữ hàng thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản và hạn chế bị đối tác ép giá. Đối với các thị trường Đông Âu, Nga, Trung Đông… cũng là các thị trường rất tiềm năng và tốc độ tăng trưởng cao thì:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham dự các hội chợ để quảng bá và giới thiệu sản phẩm.
- Tìm hiểu thơng lệ về cung cấp hàng hố, giao dịch, và thanh toán đối với mỗi thị trường để có cách tiếp cận phù hợp. Ví dụ đối với thị trường Nga hợp đồng giữa nhà cung cấp và chuỗi bán lẻ thường quy định các nhà cung cấp phải giao sản phẩm có chất lượng ổn định. Bên cạnh đó họ cũng khơng hứng thú nhiều với những thay đổi về giá theo mùa vụ và yêu cầu, họ phải được thông báo về bất kỳ sự biến động nào liên quan đến giá cả ít nhất một tháng trước khi họ đưa sản phẩm ra bán.
- Đối với một số thị trường Đông Âu, trước hết có thể tiếp cận thơng qua cộng đồng người Việt đã định cư hoặc lao động tại các nước này, sau khi đã khẳng định được vị trí thì mở rộng sang các đối tượng khác. Mặc dù giá bán có thể khơng cao như các thị trường chính nhưng các nước này lại khơng quá khắt khe với chất lượng sản phẩm và là chỗ dựa khi các thị trường chính có biến động.