Tình hình phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 48 - 51)

Nghề cá Việt Nam đã hình thành từ rất lâu. Một trong những hoạt động nguyên thuỷ đầu tiên là hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên phục vụ nhu cầu đa dạng của con người như làm thực phẩm, đồ trang sức, thuốc chữa bệnh… Nhiều sản phẩm thuỷ sản đã thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày, trở thành những nét đặc trưng trong văn hố ẩm thực, khơng thể thiếu của con người Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, nước mắm Phú Quốc là một trong những sản phẩm thuỷ sản chế biến nguyên thuỷ đầu tiên của ngành thuỷ sản Việt Nam đã có tuổi đời trên 200 năm. Tuy vậy trải qua hàng ngàn năm nghề cá Việt Nam vẫn mang dấu ấn nặng nề của hoạt động sản xuất tự cung tự cấp. Hoạt động khai thác biển chủ yếu diễn ra ở vùng ven bờ với phương tiện thủ công nhỏ bé, nghề nuôi trồng thuỷ sản kém phát triển, chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Ngành thuỷ sản chỉ thực sự có bước phát triển

mạnh mẽ kể từ khi miền Bắc giành được độc lập. Trong giai đoạn này có thể chia làm hai thời kỳ lớn.

Thời kỳ từ năm 1954 đến 1980:

Đây là thời kỳ kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật. Điểm mới của thời kỳ này chính là sự hình thành các tổ chức nghề cá cơng nghiệp như các tập đồn đánh cá. Năm 1962 đã xuất hiện mơ hình ni trồng thuỷ sản nước mặn đầu tiên tại Kiến An, Hải Phòng. Năm 1963 các nhà khoa học lần đầu tiên cho đẻ nhân tạo thành công cá mè. Những năm 1960 -1975, đất nước bước vào giai đoạn chiến tranh ác liệt, ngành thuỷ sản đã nhận thức được vị trí quan trọng và cấp bách là đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng nhằm cung cấp thực phẩm cho nhân dân và quân đội trong tình hình khai thác bị giảm sút. Vào năm 1965, trong 26 nghìn hợp tác xã nơng nghiệp thì có đến 15 nghìn hợp tác xã có ni cá. Từ đây, vị trí và vai trị của ngành thuỷ sản đã nâng lên một bước, dù vai trò của xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức, nhưng những định hướng ban đầu đã được hình thành, đó là tăng cường khâu chế biến, tăng nguồn hàng xuất khẩu.

Ngay sau khi đất nước thống nhất, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá IV diễn ra vào cuối năm 1975 đã ra quyết định thành lập Bộ Hải sản với mong muốn xây dựng thành một ngành kinh tế quan trọng, giao cho ngành khai thác một triệu tấn cá và xuất khẩu 40 triệu USD. Tuy nhiên kế hoạch 5 năm 1976 -1980 không thực hiện được do nhiều nguyên nhân như cơ chế quản lý, các chính sách nhà nước v.v…

Thời kỳ thứ hai từ năm 1980 đến nay:

Thời kỳ này được đánh dấu bằng việc đổi tên Bộ Hải sản thành Bộ Thuỷ sản vào năm 1981 và sự ra đời của một loạt các chính sách mới trong ngành. Trong giai đoạn 1980 – 1985 nhà nước đã cho phép ngành thuỷ sản áp dụng cơ chế tự cân đối tự trang trải, tự chủ sản xuất kinh doanh, lấy xuất khẩu

làm khâu đột phá, sớm bước vào kinh tế thị trường trước các ngành kinh tế khác. Xuất khẩu đã có vai trị động lực đòn bẩy, tác động đến toàn bộ các khâu từ đánh bắt, nuôi trồng cho đến chế biến và hậu cần nghề cá. Từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp, với trình độ lạc hậu vào năm 1980, thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế công – nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, qui mơ ngày càng lớn. Sau 27 năm, đến năm 2007, thành quả về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt được rất đáng tự hào. Có thể khái qt q trình phát triển của ngành thuỷ sản thông qua bảng số liệu tổng hợp sau:

Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu về ngành thuỷ sản (1981-2007)

Năm Tổng sản lƣợng (tấn) Sản lƣợng khai thác (tấn) Sản lƣợng nuôi trồng (tấn) Diện tích ni trồng (ha) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 1981 596.356 416.356 180.000 230.000 19,9 1985 808.010 576.860 231.150 364.740 90 1990 978.880 672.130 306.750 491.723 205 1995 1.398.000 982.460 415.140 567.000 305,65 2000 2.003.000 1.280.590 723.110 652.000 1.478,61 2001 2.256.941 1.367.393 879.548 887.500 1.777,49 2002 2.410.900 1.434.800 976.100 955.000 2.014 2003 2.536.361 1.426.223 1.110.138 996.065 2.240 2004 2.820.000 1.470.000 1.350.000 1.100.000 2.325 2005 3.432.800 1.995.400 1.437.400 1.147.300 2.740 2006 3.750.000 2.080.000 1.670.000 1.152.600 3.360 2007 4.150.000 2.060.000 2.090.000 1.246.000 3.762

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)