1.2. Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp
1.2.5. Nhiệm vụ của người lãnh đạo (Yukl, 2002)
Ngƣời lãnh đạo là ngƣời nắm giữ và đại diện cho quyền lực của một tập thể, một tổ chức, những quyền lực ấy không đƣợc phục vụ đơn thuần cho bản thân ngƣời lãnh đạo mà ngƣời lãnh đạo phải dùng quyền lực này để phục vụ cho sự nghiệp cao cả mang lại lợi ích cho mọi ngƣời, đƣa tổ chức của mình đến thắng lợi.
Ngƣời lãnh đạo chỉ có thể làm tròn sứ mạng của mình khi đặt mục đích của tập thể lên trên mục đích của bản thân, đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi riêng.
Cấp dƣới luôn tuân phục ngƣời lãnh đạo của mình khi ngƣời lãnh đạo nghiêm khắc, xử sự hợp lý và tất cả những gì ông ta làm đều vì một mục đích: Đƣa công việc chung đạt đến hiệu quả cao nhất. Ông ta có thể là một ngƣời nguyên tắc, nhƣng không đƣợc thiển cận, cứng nhắc, phải biết linh động theo từng hoàn cảnh.
Với phƣơng châm " Tất cả vì nhiệm vụ, ngƣời lãnh đạo phải luôn làm gƣơng về sự chấp hành mọi chỉ thị của cấp trên", có nhƣ thế cấp dƣới mới ý thức đƣợc việc chấp hành mọi đề xƣớng, mọi kỷ cƣơng do ngƣời lãnh đạo đề ra, coi đó là nhiệm vụ mà mỗi cá nhân phải tự giác thực hiện. Ngƣời lãnh đạo không đơn thuần là một đại biểu của cộng đồng, mà chính là ngƣời dẫn dắt cả cộng đồng đến thắng lợi.
Tinh thần và trách nhiệm cao đối với công việc là một đức tính không thể thiếu ở một ngƣời lãnh đạo. Có tinh thần và trách nhiệm không có nghĩa là đành chấp nhận mọi sự chỉ trích, mọi hình phạt chỉ khi nhiệm vụ không hoàn thành, mà là ở mọi nơi, mọi lúc, ngƣời lãnh đạo phải tự buộc niềm tin cho ra giải pháp tối ƣu để kéo công việc ra khỏi trở ngại, để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.