Giới thiệu về Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo nghiên cứu tình huống tại tổng công ty cổ phần khoáng sản hà nam (Trang 47)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản Hà Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty

Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản Hà Nam là một doanh nghiệp đƣợc thành lập ngày 26/05/2005.

Trụ sở chính : Tổ 14, Phƣờng Quang Trung, Thị xã Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam

Điện thoại : (0351) – 851 035 Fax: (0351) 855 296 Website : www.hamico.vn

Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc thành lập từ tháng 10 năm 1967, thực hiện chủ trƣơng sắp xếp lại các loại hình DNNN của Chính phú, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần theo quyết định số 0603000007 ngày 13 tháng 09 năm 2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hà Nam cấp và đƣợc chuyển đổi từ Tổng công ty cổ phần khoáng sản Hà Nam từ tháng 10 năm 2009 theo đăng ký kinh doanh số 0700189368 của SKH và ĐT tỉnh Hà Nam cấp,với số vốn điều lệ ban đầu chỉ với 600 triệu đồng.

Tiếp thu bề dày truyền thống sản xuất kinh doanh đồng thời linh hoạt thích ứng và hòa nhập với cơ chế thị trƣờng, Công ty đã cải tổ lại tổ chức, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh và tăng vốn lên 5 tỷ đồng, đăng ký lại lần đầu vào ngày 27 tháng 07 năm 2004.

Đến ngày 09 tháng 10 năm 2007, Công ty tiếp tục tăng Vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng lên 25 tỷ đồng theo Giấy CNĐKKD số 0603000007 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tƣ Tỉnh Hà Nam cấp.

Từ khi chuyển đổi để trở thành công ty cổ phần, công ty luôn nỗ lực phấn đấu, tăng cƣờng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh và đã đạt

đƣợc nhiều thành quả tốt đẹp. Tiếp tục để mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cƣờng năng lực tài chính, năm 2007 Công ty Cổ phần khoáng sản Hà Nam đã tiến hành sát nhập với hai công ty:

- Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và khoáng sản Hà Nam, Giấy CNĐKKD số 0603000216 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hà Nam cấp ngày 18 tháng 11 năm 2007 đƣợc chuyển đổi từ Công ty TNHH Khoáng sản Hà Nam theo Giấy CNĐKKD số 0602000557 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hà Nam cấp ngày 19 tháng 10 năm 2004.

- Công ty Cổ phần Bao bì Phú Mỹ, Giấy CNĐKKD số 0603000217 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hà Nam cấp ngày 18 tháng 11 năm 2007 đƣợc chuyển đổi từ Công ty TNHH Bao bì Phú Mỹ, Giấy CNĐKKD số 0602000386 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hà Nam cấp ngày 22 tháng 10 năm 2004.

Và trở thành Tổng Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản Hà Nam theo Giấy CNĐKKD số 0603000007 ngày 22 tháng 11 năm 2007, Vốn Điều lệ của Tổng Công ty Cổ phần khoáng sản Hà Nam là 116.900.000.000 đồng (Một trăm mƣời sáu tỷ, chín trăm triệu đồng).

Đến tháng 2 năm 2008 công ty đăng ký niêm yết giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán. Đến ngày 19-4-2008 đã liên kết cùng công ty chứng khoán thủ đô mở đại lý nhận lệnh thực hiện giao dịch chứng khoán tại Hà Nam

3.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng Công ty

- Hoạt động thăm dò địa chất, khoáng sản; khai thác chế biến khoáng sản, khai thác cát, đá, sỏi, đất sét; chế biến đá; khai thác hóa chất và khoáng phân bón; bán buôn kim loại và quặng kim loại;

- Bán buôn hóa chất (trừ hóa chất nhà nƣớc cấm); sản xuất vật liệu xây dựng từ đất, đất sét; sản xuất các sản phẩm gốm sứ khác, hàng nội thất công trình;

- Trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp; mua bán thực phẩm nông sản; - Kinh doanh bất động sản (kinh doanh nhà, đất). Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa;

- Dịch vụ Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ, đƣờng thủy nội địa; - Xây dựng: Dân dụng, Giao thông đƣờng bộ, Thủy lợi, công nghiệp, đƣờng dây và trạm biến áp điện cơ, điện áp từ 35 KV trở xuống;

- Sản xuất, lắp ráp, mua bán: máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị nội thất gia đình;

- Đầu tƣ xây dựng khu công viên văn hóa bao gồm có đủ các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí; Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kinh doanh dịch vụ cảng và bến cảng; bốc xếp hàng hóa, kinh doanh du lịch

- Sản xuất kinh doanh và in mác, nhãn vỏ bao, bao bì đóng gói; - Sản xuất, chế biến, kinh doanh mua bán các loại khoáng chất, khoáng sản phục vụ cho các ngành: công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm phân bón phục vụ nông nghiệp; Sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại và các hoạt động sản xuất, dịch vụ cho ngành luyện kim và chế tạo kim loại; Sản xuất máy mTính thiết bị thông thƣờng phục vụ dân sinh;

- Sản xuất xi măng (P30-P50) các loại; Sản xuất các sản phẩm từ bê tông: sản xuất bê tông đúc sẵn, ống , cột.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty

Hình 3.1. Mô hình bộ máy tổ chức của Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản Hà Nam

Chức năng các phòng ban

Phòng Thương mại và Xuất nhập khẩu

- Tổ chức khai thác mỏ, đôn đốc hệ thống xí nghiệp nhà xƣởng nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của Tổng công ty.

- Khai thác nguồn hàng, tham mƣu và ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm, tổ chức thực hiện hợp đồng.

- Trực tiếp nghiên cứu thị trƣờng, triển khai công tác mở rộng mạng lƣới khách hàng và từng bƣớc phát triển đối tác nƣớc ngoài nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Tổng công ty.

Phòng Tổ chức - Nhân sự

- Theo dõi hoạt động bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty theo cơ chế và mô hình tổ chức, đề xuất việc xây dựng sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung mô hình tổ chức sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của Tổng công ty, nhằm đạt đƣợc hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

- Phối hợp cùng một số đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ phát triển sau này.

Phòng Tài chính

- Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài chính vật tƣ, tiền vốn, bảo đảm quyền chủ động trong kinh doanh về tự chủ về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác mỏ, tìm ra biện pháp nhằm đạt đƣợc hiệu qủa kinh tế cao.

Phòng Kế hoạch và Đầu tư

- Tổ chức xây dựng các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phù hợp với định hƣớng phát triển của Tổng công ty, lập các thủ tục để

Giám đốc công ty phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch của các phòng, của các đơn vị thành viên tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể của Tổng công ty bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động, xây dựng và đầu tƣ , các kế hoạch liên quan đến hoạt động của Tổng công ty.

Phòng Công nghệ - tuyển khoáng

- Quản lý kỹ thuật, kế hoạch sửa chữa máy mTính theo từng đơn vị khai thác, xây dựng bổ sung, điều chỉnh các chỉ tiêu, định mức kỹ thuật, định mức sửa chữa, bảo quản bảo dƣỡng về vật tƣ nhiên liệu phụ tùng.

Các đơn vị trực thuộc:

Nhà máy gạch Hamico:

Nhà máy gạch Hamico đƣợc xây dựng trên địa bàn Cụm Công nghiệp cầu Giát, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nhà máy gạch đƣợc đầu tƣ xây dựng để sản xuất gạch và gốm xây dựng từ đất sét nung với thƣơng hiệu Hamico, Sản phẩm sau chế biến bao gồm: Gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch đặc, gạch Nem... Tổng số lao động trên một dây chuyền là 120 ngƣời.

Nhà máy bao bì:

Nhà máy bao bì đƣợc xây dựng với Công nghệ Đài Loan, công suất khoảng 500 tấn/tháng . Bao gồm hai dây chuyền đồng bộ từ hạt PP ra đến mành dệt PP. Đến tháng 04 năm 2008 công ty đã đầu tƣ hoàn chỉnh và đƣa vào SX dây chuyền chỉ từ hạt nhựa để ra các sản phẩm chỉ dù và các sản phẩm dệt khác với công xuất 30 t/ tháng với 10 máy dệt công xuất tƣơng đƣơng công xuất chỉ dù đƣợc tạo ra. Tổng số lao động trong nhà máy cho dây chuyền I là 59 ngƣời.

Nhà máy chế bíên & khai thác khoáng sản Thung mơ:

Nhà máy đƣợc xây dựng trên diện tích 1.5 hecta đặt tại Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam.

Là nơi tuyển, chế biến khoáng sản CaCO3 với công suất 3.000 tấn/tháng sản xuất ra các sản phẩm chính là các sản phẩm đá CaCO3

Nhà máy Tuyển và Chế biến Khoáng sản:

Nhà máy đƣợc xây dựng trên tổng diện tích 3 hecta tại Cụm Công nghiệp Nam Châu Sơn của Tỉnh Hà Nam, chuyên sản xuất, chế biến các khoáng sản thông thƣờng nhƣ CaCO3, Đôlômít và một số sản phẩm khác nhƣ bột đá, đá hộc....

Nhà máy khai thác & chế biến khoáng sản Tân Sơn:

Nhà máy đƣợc đƣợc xây dựng trên diện tích khoáng hơn 1 hecta đặt tại xã Tân Sơn, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam.

Nhiệm vụ khai thác và chế biến Đôlômít và các sản phẩm về đôlômít . công xuât hiện tai đạt 5000T/ tháng .

Khai thác mỏ đá trắng Bắc Kạn để chế biến các sản phẩm đá nghiền, đá xẻ...

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội:

Chức năng chính là đầu mối tiêu thụ, phân phối các sản phẩm của Tổng công ty ở các thị trƣờng khu vực Hà Nội và phía Nam; tìm kiếm thị trƣờng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ khai khoáng.

3.1.4. Kết quả kinh doanh của Tổng Công ty

Trong 4 năm 2012-2015, đây là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế 2008 để lại, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, đóng cửa. Trong bối cảnh nền kinh tế nhƣ vậy doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công ty vẫn có xu hƣớng tăng là tín hiệu tích cực: nếu nhƣ năm 2012 doanh thu đạt khoảng 71 tỷ đồng thì đến năm 2014 đã tăng lên đến hơn 125 tỷ đồng. Mặc dù năm 2015 doanh thu giảm xuống còn trên 102 tỷ đồng nhƣng đây vẫn là kết quả tốt so với giai đoạn trƣớc đây. Lợi nhuận của Tổng Công ty còn tăng trƣởng tốt hơn: từ âm 9,2 tỷ

đồng năm 2012 lên 8,7 tỷ đồng năm 2015. Kết quả kinh doanh của Công ty đƣợc phản ánh chi tiết trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn năm 2012- 2014 Đơn vị tính: nghìn VND 2012 2013 2014 2015 Tổng doanh thu 71,044,750 68,331,940 125,253,206 102,147,001 Lợi nhuận thuần từ KD -9,245,920 3,065,657 7,310,759 8,728,912 Tổng tài sản 208,601,112 238,969,014 288,937,044 295,892,413 Vốn chủ sở hữu 110,309,904 112,200,553 279,211,684 293,855,236

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

3.1.5. Tình hình nhân sự lãnh đạo và người lao động tại Tổng Công ty

- Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Xuân Mai, sinh năm 1963; trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh tế - tài chính: Ông Đoàn Khắc Quang, sinh năm 1958; trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.

- Phó TGĐ phụ trách kỹ thuật: Ông Nguyễn Tiến Dũng, sinh năm 1970; trình độ chuyên môn: Kỹ sƣ địa chất.

- Phó TGĐ phụ trách nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: Ông Nguyễn Minh Hoàn, sinh năm 1970; trình độ chuyên môn: Kỹ sƣ xây dựng.

Với những thông tin về Ban Giám đốc Tổng Công ty nhƣ trên, có thể thấy Ban Giám đốc vẫn đang trong độ tuổi lao động và có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Về trình độ, các thành viên Ban Giám đốc đều có trình độ cử

nhân / kỹ sƣ, tuy nhiên cần phấn đấu học tập để đạt bằng cấp cao hơn (thạc sỹ) và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực mình phụ trách.

Tổng số lao động của Tổng Công ty: 570 lao động, trong đó có 06 nhân sự có trình độ trên đại học, 15 nhân sự có trình độ đại học, 40 nhân sự có trình độ cao đẳng, trung cấp. Phân theo thời hạn hợp đồng, Tổng Công ty có đến 170 nhân sự là lao động theo hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm và 200 nhân sự là lao động hợp đồng ngắn hạn dƣới 1 năm.

Cơ cấu lao động nhƣ trên cho thấy đa phần nhân sự của Tổng Công ty là lao động ngắn hạn – điều này gây khó khăn cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý điều hành đội ngũ cán bộ nhân viên của Tổng Công ty trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2. Thực trạng năng lực lãnh đạo của Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản Hà Nam

3.2.1. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc

Ban Giám đốc luôn bám sát các hoạt động kinh doanh, đồng thời đề ra các chủ trƣơng, quyết sách hợp lý, chỉ đạo kịp thời trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Trong 3 năm qua, Ban Giám đốc đã thực thi đầy đủ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, điều hành công việc hàng ngày và bảo đảm bộ máy hoạt động thông suốt. Giai đoạn 2014 – 2015 là giai đoạn Tổng Công ty có nhiều sự thay đổi lớn, Ban Giám đốc đã có những nỗ lực trong việc vận hành quy trình tái cơ cấu Tổng Công ty.

3.2.2. Khảo sát, điều tra về hoạt động lãnh đạo tại Tổng Công ty

Lãnh đạo công ty là những cán bộ còn khá trẻ, năng động, biết phát hiện và tạo ra động lực đƣa công ty phát triển, đến nay công ty đã phát triển thị trƣờng và đứng vững ở 55/64 tỉnh của cả nƣớc. Lãnh đạo công ty đã mở thêm các chức năng kinh doanh mới nhƣ hoạt động tƣ vấn, thiết kế và thƣơng

mại, bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng nâng cao năng lực lãnh đạo bằng cách tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và trung hạn.

Tuy nhiên để có đƣợc sự đánh giá khách quan, tác giả đã có hoạt động khảo sát điều tra bằng phiếu điều tra về công tác lãnh đạo tại công ty và thu đƣợc các kết quả nhƣ sau:

Phiếu điều tra về công tác lãnh đạo dành cho cán bộ quản lý, khảo sát điều tra về những phẩm chất và năng lực của bộ máy lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Khoáng sản Hà Nam với 05 thang điểm là: 2, 4, 6, 8, 10. Điểm 2 là điểm yếu kém nhất và điểm 10 là điểm tốt nhất . Phiếu này đƣợc phát cho 16 cán bộ quản lý và trƣởng các đơn vị trong công ty.

Bảng 3.2 - Tổng hợp kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra về công tác lãnh đạo tại Tổng Công ty dành cho Tổng Giám đốc Tổng Công ty

STT Chỉ tiêu Điểm 2 Điểm 4 Điểm 6 Điểm 8 Điểm 10 Tổng điểm

1 Tính quyết đoán và sáng tạo

4x6 12x8 120

2 Nhìn xa hiểu rộng 3x6 13x8 122

3 Năng lƣ̣c lãnh đa ̣o 4x6 8x8 4x10 128 4 Tôn tro ̣ng nhân phẩm

ngƣời khác

2x8 14x1 0

156

5 Tính cƣơng quyết 8x6 8x8 112

6 Xây dƣ̣ng và chia sẻ tầm nhìn

15x6 1x8 98

7 Phân quyền và ủy quyền

2x8 14x1 0

156

viên 0

9 Giao tiếp lãnh đa ̣o 9x8 7x10 142

Cô ̣ng 240 464 520 1188

Kết quả điều tra trên cho thấy là các cán bô ̣ quản lý và trƣởng các đơn vị sản xuất trong công ty đánh giá về phẩm chất và năng lực lãnh đạo của Tổng Giám đốc Tổng Công ty là tƣơng đối tốt. Điểm bình quân gia quyền đạt 8,25 điểm (1188 điểm chia cho 9 chỉ tiêu rồi chia cho 16 phiếu), tuy nhiên ở các chỉ tiêu Tính cƣơng quyết; Xây dựng và chia sẻ tầm nhìn chỉ đạt mức trên trung bình, cụ thể là ở chỉ tiêu Tính cƣơng quyết đạt điểm 7 (122 điểm chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo nghiên cứu tình huống tại tổng công ty cổ phần khoáng sản hà nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)