.4 Máy con (ROVER) đứng ở vị trí cần đo vẽ

Một phần của tài liệu Đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 37 thị trấn phố lu, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai bằng công nghệ toàn đạc GNSS (Trang 30 - 36)

2.5.3.2 Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ.

Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ bằng máy GNSS RTK ComNav T300 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại.

Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy GNSS RTK ComNav T300. - Tạo Job là Ngàythángnăm (ví dụ: 05052019) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy.

- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chiều cao máy. - Nhập tên điểm trạm máy, điểm đo,cân bằng máy, đo chiều cao máy. - Sau mỗi lần bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy

- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.

2.5.3.3 Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã bằng công nghệ GNSS RTK.

- Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên. (Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy).

- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) <12 km.

- Khi xác định toạ độ cho các điểm chi tiết máy phải được cài đặt các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000.

QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS RTK .

(Nguồn: Thông tư 25/2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT)

Bảng 2.3 : Quy trình thành lập bản đồ địa chính Bước 6: Kiểm tra

và nghiệm thu Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ thuật Bước 2: Công tác chuẩn bị Bước 3: Công tác ngoại nghiệp Bước 4: Biên tập tổng hợp

Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc giới thửa đất

Xử lý số liệu đo đạc, biên tập theo điểm đo chi tiết

Biên tập gán nhãn thửa đất( loại đất, chủ sử dụng, đối tượng sử dụng,..)

Tiến hành phân mảnh bản đồ theo các tỷ lệ, tiếp biên các mảnh tiếp giáp.

Biên tập BĐĐC, hoàn thiện các tờđịa chínhtheo quy phạm.

Bước 5: Hoàn

thiện bản đồ Bản đồ địa chính.

Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo .quy định

Báo cáo thuyết minh

Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp Đánh giá, phân loại tài liệu

Thiết kế thu mục lưu trữ Các tệp chuẩn cho bản đồ

Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS RTK Xác định khu vực khu vực đo vẽ

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy GNSS RTK, và các phần mềm Microstation V8i, Gcadas (có khóa), GcadasCE...vào đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính.

Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý bản đồ địa chính số 37 trên địa bàn TT Phố Lu – huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành.

Địa điểm: Công ty TNHH VietMap.

Thời gian tiến hành: Từ 15/08/2020 đến ngày 15/12 /2020

3.3. Nội dung nghiên cứu.

3.3.1 Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của TT Phố Lu.

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên.

- Vị trí địa lý:

- Địa hình tự nhiên:

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Điều kiện kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức số dân

- Điều kiện xã hội: Số dân, mật độ - Đặc điểm đất đai

- Tình hình một số cơ sở hạ tầng của TT Phố Lu - Tình hình quản lý đất đai

3.3.2 Nội dung 2: Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS

3.3.2.1. Thành lập lưới khống chế đo vẽ

a. Công tác ngoại nghiệp

* Công tác chuẩn bị

- Khảo sát thực địa khu đo.

- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền. * Đo các yếu tố cơ bản của lưới. - Đo cạnh.

- Đo góc.

b. Công tác nội nghiệp

- Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. - Biên tập thành lập bản đồ địa chính.

3.3.2.2. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết

Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation V8i và phần mềm Gcadas, GcadasCE.

In và lưu trữ bản đồ.

3.3.3 Nội dung 3: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp

Thuận lợi Khó khăn

Biện pháp khắc phục

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu:

Tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội được lấy từ đề án xây dựng nông thôn mới của Ủy ban nhân dân TT Phố Lu, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

-Số liệu lưới khống chế trắc địa.

-Số liệu về bản đồ địa chính của thị trấn.

+ Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy GNSS RTK ComNav T300 lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GNSS với >3 lần đo sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi

đođạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.

+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường truyền.

+ Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, GcadasCE đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU& THẢO LUẬN 4.1.Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội:

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.

4.1.1.1 Vị trí địa lý.

Thị trấn Phố Lu là vùng trung du miền núi có vị trí đặc biệt quan trọng. Kết nối cửa ngõ phía Bắc.

+ Phía đông giáp xã Trì Quang và xã Xuân Quang + Phía tây giáp xã Sơn Hà và xã Sơn Hải

+ Phía nam giáp huyện Bảo Yên + Phía bắc giáp xã Thái Niên. Với diện tích tự nhiên là 22,19 km2

Thị trấn Phố Lu có hệ thống giao thông thuận lợi với đường Quốc lộ 4E chạy qua. Hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn khá tốt.

Một phần của tài liệu Đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 37 thị trấn phố lu, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai bằng công nghệ toàn đạc GNSS (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)