0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Những điểm còn tồn tại trong công tác đánh giá tính trọng yếu

Một phần của tài liệu 306 KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 33 -38 )

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đánh giá trọng yếu của các công ty AASC nói riêng cũng như các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế.

Như đã trình bày ở trên, trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối. Không có một chuẩn mực nào có thể qui định rõ mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC là bao nhiêu, có phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục hay không và nếu có thì cách thức và tỷ lệ phân bổ sẽ là bao nhiêu?

Do vậy, việc hướng dẫn xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC cũng như từng khoản mục của công ty AASC cũng mang tính chủ quan của Ban giám đốc công ty. Ngay cả khi công ty đã có những hướng dẫn thì trong từng cuộc kiểm toán cụ thể, công việc xác định mức trọng yếu và phân bổ cũng phụ thuộc nhiều vào KTV phụ trách cuộc kiểm toán đó. Do vậy, khó có thể đánh giá sự đúng đắn, chính xác của các công việc này.

Hiện tại, vấn đề chất lượng KTV đang là một vấn đề lớn tại Việt Nam. Mặc dù trong những năm vừa qua số lượng và chất lượng đội ngũ KTV trong các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành kiểm toán. Với vấn đề về đội ngũ nhân viên như vậy sẽ dẫn đến công tác kiểm toán BCTC nói chung và công tác đánh giá trọng yếu nói riêng của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

Như vậy, qua một số nghiên cứu trên có thể kết luận rằng trọng yếu là một khái niệm rất quan trọng trong kiểm toán. Hiệu quả của quá trình đánh giá tính trọng yếu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của cuộc kiểm toán.

Hiện nay các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã và đang rất quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá tính trọng yếu cho từng cuộc kiểm toán cụ thể. Tích cực tìm tòi nghiên cứu, kết hợp thực tiễn và những vấn đề lý luận cơ bản và kiến thức trên thế giới, chúng ta tin rằng qui trình đánh giá trọng yếu của các công ty kiểm toán nói chung và các công ty kiểm toán tại Việt Nam nói riêng sẽ ngày càng hoàn thiện.

Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài viết này chắc chắn sẽ còn tồn tại nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá của cô giáo hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Mỹ để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Lê Thị Loan

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Từ điển Tiếng Việt

2. Từ điển Kinh tế - kinh doanh Anh - Việt

3. Từ điển thuật ngữ Kế toán - kiểm toán Anh - Việt

4. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán - chủ biên: GS. TS. NGUYỄN QUANG QUYNH

5. Giáo trình Kiểm toán tài chính - Đồng chủ biên: GS. TSCĐ NGUYỄN QUANG QUYNH- TS. NGÔ TRÍ TUỆ

6. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế 7. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam

8. Hướng dẫn chương trình kiểm toán của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC).

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

KTV Kiểm toán viên

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Chỉ đạo chung về qui mô trọng yếu của công ty Hillburg Hardware

Bảng 2.2 Bảng tính mức trọng yếu của AASC

Sơ đồ 1.1 Các bước trong qui trình đánh giá trọng yếu

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH TRỌNG YẾU ...2

TRONG KIỂM TOÁN BCTC...2

1.1. Lý luận chung về khái niệm trọng yếu trong kiểm toán BCTC...2

1.1.1. Khái niệm trọng yếu trong kiểm toán BCTC...2

1.1.2. Các tiêu chuẩn đánh giá tính trọng yếu...5

1.1.2.1. Tính trọng yếu biểu hiện qua quy mô của các khoản mục...5

1.1.2.2. Tính trọng yếu biểu hiện qua bản chất của khoản mục, nghiệp vụ..8

1.1.3. Rủi ro kiểm toán và mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán...13

1.1.3.1. Rủi ro kiểm toán...13

1.1.3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán và ảnh hưởng của chúng tới quá trình kiểm toán...16

1.2. Qui trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC...17

1.2.1. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu...18

1.2.2. Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục...20

1.2.3. Ước lượng tổng số sai sót trong từng khoản mục...23

1.2.4. Ước tính sai số kết hợp của toàn bộ BCTC...24

1.2.5. So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu (hoặc đã điều chỉnh) về tính trọng yếu...24

PHẦN 2: THỰC TẾ VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ...26

ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM...26

2.1. Thực tế về đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC của công ty AASC...26

2.1.1. Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu...26

2.1.2. Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC...27

2.1.3. Ước tính tổng số sai sót trong từng khoản mục...29

2.1.4. Ước tính tổng sai phạm trên toàn bộ BCTC...30

2.1.5. So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu (hoặc đã điều chỉnh) về tính trọng yếu...30

2.2. Nhận xét chung về đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện...31

2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác đánh giá tính trọng yếu...31

2.2.2. Những điểm còn tồn tại trong công tác đánh giá tính trọng yếu...33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...35 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...36 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...36

Một phần của tài liệu 306 KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 33 -38 )

×