mức độ trọng yếu” có mẫu như sau:
Bảng 2.2: Bảng tính mức trọng yếu của AASC
Stt Chỉ tiêu Tỷ lệ % Ước tính mức trọng yếu
Thấp nhất Cao nhất Tối thiểu Tối đa 1 Lợi nhuận trước thuế 4 8
2 Doanh thu 0,4 0,8
3 Tài sản ngắn hạn 1,5 2
4 Nợ ngắn hạn 1,5 2
5 Tổng tài sản 0,8 1
Sau khi đã tính được các chỉ tiêu trong bảng, KTV sẽ lựa chọn một mức trọng yếu theo chủ quan của mình. Thông thường, KTV sẽ lựa chọn mức trọng yếu theo chỉ tiêu được đánh giá là ổn định qua các kỳ và được nhiều người sử dụng BCTC quan tâm.
2.1.2. Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC BCTC
Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC được KTV thực hiện sau bước xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của từng khoản mục này.
AASC chỉ thực hiện phân bổ cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà không thực hiện phân bổ cho các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bởi hai lý do: (1) theo nguyên tắc ghi sổ kép, các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì đều liên quan tới các khoản mục trên bảng cân đối kế toán nhưng lại có những nghiệp vụ phát sinh chỉ liên quan tới các khoản mục trên bảng cân đối kế toán; (2) số lượng tài khoản trên bảng cân đối kế toán thường ít hơn số lượng tài khoản trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Căn cứ để phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục, chi phí thu thập bằng chứng đối với những khoản mục và kinh nghiệm của KTV. KTV sẽ phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục chính trên bảng cân đối kế toán (bao gồm các khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho; tài sản ngắn hạn khác; các khoản phải thu dài hạn; tài sản cố định; bất động sản đầu tư; các khoản đầu tư tài chính dài hạn; tài sản dài hạn khác; nợ ngắn hạn; nợ dài hạn; vốn chủ sở hữu). Đối với những khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, KTV phân bổ mức trọng yếu theo tỷ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản mục chính.
Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được KTV chia thành ba nhóm khác nhau gắn với các hệ số 1, 2, 3.
Trong đó:
- hệ số 1: tương ứng với nhóm các khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là thấp.
- hệ số 2: tương ứng với nhóm các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình.
- hệ số 3: tương ứng với nhóm các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là cao.
Theo kinh nghiệm của các KTV tại AASC, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán về hàng tồn kho là cao nhất, sau đó đến công nợ (các khoản phải thu, phải trả). Các khoản mục còn lại có chi phí thu thập bằng chứng thấp nhất.
Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số khác nhau, KTV tiến hành phân bổ ước lượng trọng yếu theo công thức sau:
Mức trọng yếu phân bổ =
Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu x Số dư của khoản mục x Hệ số đi kèm ∑ Số dư từng khoản mục x Hệ số đi kèm của từng khoản mục
Sau khi đã thực hiện phân bổ xong ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho từng khoản mục chính trên bảng cân đối kế toán, KTV sẽ sử dụng mức trọng yếu được phân bổ này kết hợp với rủi ro kiểm toán đã đánh giá cho từng khoản mục để thiết kế các thử nghiệm kiểm toán cho từng khoản mục này. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu KTV phát hiện ra các sai phạm lớn hơn hoặc bằng mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục thì KTV sẽ yêu cầu Ban giám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng qui mô kiểm toán.