Tên giao dịch : Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị Tên tiếng Anh : Huunghifood Joint Stock Company Tên viết tắt : Huunghifood., Jsc
Vốn điều lệ : 73.425.000.000 (bảy ba tỷ bốn trăm hai mươi lăm triệu đồng Việt Nam).
Trụ sở chính 122 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Số đăng ký kinh doanh 0102109239 cấp( thay đổi lần 7) ngày 12 tháng 04 năm 2012 tại phòng đăng ký kinh doanh- sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
Mã số thuế 0102109239 Điện thoại 04. 38642579 - 36642431 - 36642432 - 36642433 Fax 04. 36642426 - 36649452 - 36649452 Mã chứng khoán HCFC Website www.huunghi.com.vn ; www.doanhnghiepviet.org : www.dangcapthuonghieu.org 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị có tiền thân là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Đây là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty thực phẩm Miền Bắc. Quá trình hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công ty thực phẩm Miền Bắc. Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng để vượt qua được khó khăn trước mắt và tìm ra hướng phát triển lâu dài, ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc đã mạnh dạn xin đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies của Cộng hòa Liên bang Đức với công suất 10 tấn/ngày. Sau thời gian lắp đặt
chạy thử, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 1260 ngày 08/12/1997 do ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc ký với tên gọi Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội, ngày 27/06/2005 theo Quyết định 1744/QĐTM của Bộ Thương mại, Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được chuyển thành Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, trở thành một công ty hoạt động hoàn toàn độc lập.
Tháng 12/2006, Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn Nhà nước, 49% vốn được bán cho cán bộ công nhân viên của công ty. Không dừng lại ở đó, để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm làm tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty cổ phần bánh kẹo Cao Cấp Hữu Nghị đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên vào lúc 8h30 phút ngày 10 tháng 4 năm 2009 tại hội trường khách sạn Hoàng Yến, thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định nhất trí thông qua việc đổi tên công ty từ Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị theo điều 6 NQ- ĐHĐCĐ-2009. Và kể từ đó đến nay công ty chính thức hoạt động bằng tên giao dịch là: Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.
Sau 15 năm hoạt động với sự mạnh dạn trong việc đầu tư trang thiết bị cũng như sự sáng tạo ra các sản phẩm mới, hiện nay Hữu Nghị đã cho ra đời hàng trăm loại mẫu mã sản phẩm được khàch hàng ưa thích và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bánh kẹo cả nước, trở thành thương hiệu mạnh mà khách hàng tin dùng.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Chuyên sản xuất chế biến bia, nước giải khát, bánh kẹo thực phẩm : Bánh cracker, kẹo Suri, bánh kem xốp, bánh mì, thạch, lương khô, snack, mứt tết, bánh trung thu, cà phê, hồ tiêu, cao su, gạo, ngô, lạc, đậu tương,…Các
loại thực phẩm chế biến như: Thịt nguội, thịt hun khói, giò chả, ruốc…Các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia…áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000.
Kinh doanh: Các mặt hàng thực phẩm, nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá, đường, bánh kẹo… Do nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay công ty đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các mặt hàng phân bón, vật tư phục vụ nông nghiệp; Vật liệu xây dựng; máy móc xây dựng; Thức ăn gia súc gia cầm; Nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thủy hải sản và vật tư phục vụ nuôi trồng thủy hải sản; Kinh doanh Bất động sản…
Cung cấp các dịch vụ như: Nhà hàng giải khát, đồ ăn nhanh, dịch vụ cho thuê xe bãi, sửa chữa, bảo trì xe ôtô và xe máy các loại…
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty (“ Nguồn: Phòng tổ chức” )
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc nhân sự Phòng kế họach vật tư Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường Phòng kỹ thuật Phòng cơ điện Phòng tổ chức hành chính
Thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty được quy định rõ như sau:
Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Hội đồng quản trị: Hiện nay gồm 3 người trong đó Bà Quách Kim Anh là Chủ tịch HĐQT, hai thành viên còn lại là Ông Nguyễn Trọng Lạc và Ông Trịnh Trung Hiếu. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích hoạt động, quyền lợi của công ty trừ những vần đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: Được lập ra để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện Bà Nguyễn Thị Loan là Trưởng Ban Kiểm Soát, hai thành viên còn lại trong ban kiểm soát là Bà Phạm Thị Thi và Bà Nguyễn Thị Phương.
Ban giám đốc công ty gồm 3 người: Một tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc. Hiện nay Ông Trịnh Trung Hiếu đang kiêm nhiện chức vụ Tổng giám đốc công ty.
Ban giám đốc công ty: Thực hiện việc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc nhân sự: Là người phụ trách các vấn đề về tổ chức, quản lý nguồn lao động, ra các quyết định và ký kết các hợp đồng lao động với nhân viên.
Phó giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý và tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng toàn bộ công tác sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm đối với sản phẩm các loại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ khắp cả nước.
Phó giám đốc sản xuất: Là người trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất của công ty, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm vật tư hàng hóa nhập kho…Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên liệu.
Công ty có 6 phòng ban chức năng:
Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về nguyên vật liệu bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiện cứu sản xuất sản phẩm mới.
Phòng tài chính kế toán: Làm công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ mà Nhà nước quy định, tham mưu cho giám đốc. Ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản, lao động, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quản lý tài chính của công ty, tính toán, trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải nộp Nhà nước và trích lập các quỹ.
Phòng thị trường: Làm nhiệm vụ nghiệm thu và giao hàng hóa thành phẩm cho khách hàng theo đúng chủng loại, quy cách mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo cho quá trình bán hàng của công ty được thuận lợi. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm, đưa ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất kỹ thuật công nghệ của công ty, hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo quy định của ISO 9002, cộng tác với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất. Thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách chung về nhân lực, xây dựng mức đơn giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiện định mức kinh tế kế hoạch, kỹ thuật. Lên kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại nhân viên. Quản lý nhân sự, con dấu, giấy tờ…, tham mưu giúp giám đốc soạn thảo các nội dung các quy chế, quyết định…của công ty.
Phòng cơ điện: phụ trách về các vấn đề liên quan đến điện, máy móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được hình thành theo cơ chế trực tuyến chức năng và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng cụ thể để quản lý theo chuyên môn của mình. Các phòng ban chức năng đều chịu sự lãnh đạo chung của ban giám đốc công ty.
Tóm lại, công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.