Đánh giá chung về thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (Trang 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp ở tỉnh

Quảng Bình

3.3.1 Kết quả chủ yếu và tác động

3.3.1.1 Những kết quả chủ yếu

Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có những chuyển biến tích cực, lƣợng vốn thu hút ngày càng tăng, tỷ trọng vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp trong tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn đang có xu hƣớng thay đổi hợp lý hơn. Vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vốn huy động từ dân cƣ chiếm phần lớn lƣợng vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp; vốn tín dụng, vốn nƣớc ngoài,... tuy chiếm tỷ trọng thấp nhƣng lƣợng vốn ngày càng tăng.

Tỉnh Quảng Bình đạt đƣợc những kết quả tích cực trên là do trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức thực hiện tƣơng đối đồng bộ các giải pháp thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp. Tiến hành lập và phê duyệt nhiều quy hoạch chuyên ngành làm căn cứ để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tƣ đƣợc ban hành và tổ chức thực hiện đạt kết quả khá nhƣ chính sách tài chính - tín dụng, chính sách về đất đai và GPMB, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp; công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ và công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc đẩy mạnh.

3.3.1.2 Tác động kinh tế - xã hội

*) Tác động đến phát triển nông nghiệp:

Thu hút vốn đầu tƣ vào nông nghiệp ngày càng tăng đã góp phần vào việc phát triển sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp của tỉnh trong những năm qua. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà nƣớc kết hợp với chính sách hỗ trợ của địa phƣơng và các dự án đã khuyến khích nông dân đẩy mạnh đầu tƣ, mở rộng quy mô, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng, giá trị cao, các biện pháp kĩ thuật tiên tiến, phòng trừ sâu bệnh nên sản xuất tiếp tục đƣợc mùa và phát triển theo hƣớng tăng chất lƣợng, giá trị. Năm 2013, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 6.762,3 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2012 trong đó giá trị nông nghiệp đạt 4.401 tỷ đồng tăng 0,8%, giá trị lâm nghiệp đạt 561 tỷ đồng tăng 10,2%, giá trị thủy sản đạt 1.800 tỷ đồng tăng 7,2% so với năm 2012.

*) Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Thu hút vốn đầu tƣ vào nông nghiệp tăng qua các năm góp phần vào phát triển ngành nông nghiệp, kinh tế tiếp tục đà phục hồi và tăng trƣởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Giai đoạn từ năm 2009-2013 tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hằng năm đạt 8,38%, tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá góp phần nâng cao mức sống, thu nhập cho ngƣời dân.

Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm trong nông nghiệp và các ngành, lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp. Năm 2009 giải quyết việc làm cho 2,93 vạn lao động, năm 2010 đã giải quyết đƣợc việc làm cho 3 vạn lao động và từ năm 2011-2013 mỗi năm giải quyết đƣợc việc làm cho 3,1 vạn lao động.

Ngoài ra, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp góp phần xoá đói giảm nghèo. Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 16,1% đến năm

2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14% , giảm 2,1% so với năm 2009. Tuy vậy, tỉ lệ hộ nghèo ở một số địa bàn còn cao, một số vùng có nguy cơ tái nghèo cao nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng bị thiệt hại lớn do bão lụt gây ra nhƣ huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình nhìn chung chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế cũng nhƣ đóng góp của ngành nông nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Một số hạn chế đáng chú ý nhƣ sau:

Một là, cân đối ngân sách tỉnh cho đầu tƣ phát triển nông nghiệp còn thấp

Hai là, việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các thành

phần kinh tế ngoài nhà nƣớc cho phát triển nông nghiệp tuy đạt kết quả khá nhƣng còn thấp so với tiềm năng lớn của nguồn vốn này.

Ba là, huy động vốn tín dụng cho đầu tƣ phát triển nông nghiệp đạt rất

thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

Bốn là, nguồn vốn thu hút từ nƣớc ngoài cho phát triển nông nghiệp tuy đƣợc cải thiện so với giai đoạn trƣớc nhƣng còn rất hạn chế, tốc độ và lƣợng vốn tăng chậm. Số dự án và lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, các dự án nƣớc ngoài cho phát triển nông nghiệp còn rất ít, đặc biệt là dự án FDI.

Năm là, chƣa tạo ra đƣợc sự gắn kết giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ

phát triển nông nghiệp.

Sáu là, tỷ lệ vốn đầu tƣ trong nội bộ ngành nông nghiệp chƣa đồng đều,

tập trung chủ yếu vào phát triển thủy lợi; vốn dành cho đầu tƣ thâm canh theo chiều sâu để nâng cao chất lƣợng, hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ chế biến, bảo quản và phát triển thị trƣờng nông, lâm, thuỷ sản còn khiêm tốn.

Bảy là, việc huy động vốn cho phát triển nông nghiệp thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chƣa đƣợc sử dụng phổ biến.

Tám là, việc huy động vốn đầu tƣ từ quỹ đất, các khoáng sản còn hạn chế

3.3.2.2 Nguyên nhân

*) Nguyên nhân chủ quan:

Một là, chất lƣợng các quy hoạch ngành, sản phẩm chủ lực trong nông,

lâm, ngƣ nghiệp chƣa cao; quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế làm ảnh hƣởng rất lớn đến định hƣớng đầu tƣ của tỉnh và nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chƣa có chiến lƣợc trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là chiến lƣợc thu hút FDI dài hạn, hệ thống bảo hiểm nông nghiệp hầu nhƣ không hoạt động khiến các nhà đầu tƣ đắn đo khi đầu tƣ vào nông nghiệp. Đối với các nhà đầu tƣ, nhất là đầu tƣ nƣớc ngoài thì chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ phải là yếu tố đặt lên hàng đầu để quyết định đầu tƣ, trong khi đó ở Quảng Bình sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lƣợng nông sản thấp và chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

Hai là, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Do vậy, kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém chƣa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ.

Ba là, nội dung các chính sách thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua chƣa thực sự đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; hơn nữa, khi tổ chức thực hiện do trình độ của cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành còn hạn chế, nhất là ở cấp chính quyền huyện, xã, đã làm cản trở, gây khó khăn cho các nhà đầu tƣ.

Bố n là, sự phối hợp giữa các ngành, các đơn vị ở tỉnh với nhau và với các bộ, ngành Trung ƣơng về thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp chƣa khoa học, chặt chẽ, chƣa thƣờng xuyên, liên tục.

nhiều yếu kém và chƣa hiệu quả. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ chƣa đáp ứng yêu cầu.

S áu là, công tác tuyên truyền về Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp

chƣa thƣờng xuyên, tác dụng động viên thấp, chƣa khuyến khích đƣợc các thành phần kinh tế mạnh dạn bỏ vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

*) Nguyên nhân khách quan

Một là, Luật Đầu tƣ và Nghị định 108/2006/NĐ-CP về quy định chi

tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Đầu tƣ đã đƣợc ban hành tạo mặt bằng pháp lý chung cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào tỉnh, song còn nhiều điểm chƣa rõ ràng, thống nhất, chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nên tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong việc hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ hoàn tất hồ sơ thủ tục cấp phép đầu tƣ.

Hai là, hoạt động sản xuất nông nghiệp lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Quảng Bình chịu tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hƣởng đến đời sống, đặc biệt là đến sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; hơn nữa, hoạt động sản xuất nông nghiệp lại thƣờng xuyên gặp rủi ro về dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tiêu thụ sản phẩm khó khăn, thu hồi vốn đầu tƣ chậm, hiệu quả không cao. Chính lý do này dẫn đến tình trạng chƣa có nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Ba là, sự cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tƣ giữa các địa phƣơng trong

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 4.1 Bối cảnh mới và định hƣớng

4.1.1 Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình

4.1.1.1 Bối cảnh quốc tế

Bối cảnh quốc tế hiện nay tác động trực tiếp đến sự phát triển và khả năng thu hút vốn đầu tƣ của các quốc gia trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các chính sách mở cửa đƣợc áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, quá trình điều chỉnh cơ cấu thƣơng mại và đầu tƣ của các thành viên WTO theo hƣớng tự do hóa, phi thuế quan... sẽ là động lực cho sự phát triển, gia tăng tốc độ lƣu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các luồng vốn trên thế giới. Đây là cơ hội cho các quốc gia tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung nguồn vốn tự có để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nƣớc đang phát triển trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là thách thức lớn mà các quốc gia hiện nay đang gặp phải trong quá trình thu hút vốn đầu tƣ.

4.1.1.2 Bối cảnh Việt Nam

- Việt Nam đang tích cực cải thiện môti trƣờng đầu tƣ, trong đó có ban hành Luật đầu tƣ ( sửa đổi Luật đầu tƣ năm 2005), ban hành Luật doanh nghiệp ( sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2005) theo hƣớng tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong tiếp cận các cơ hội đầu tƣ cũng nhƣ trong quá trình đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ kinh doanh cũng đƣợc Chính phủ quan tâm đặc biệt, coi đây là nội dung căn bản của cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.

- Các nút thắt của tăng trƣởng kinh tế nói chung của thu hút đầu tƣ nói riêng là thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực đã và đang đƣợc tích cực tháo gỡ trong quá trình thực hiện ba đột phá chiến lƣợc: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi và cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tƣ của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn thách thức:

- Sự cạnh tranh gay gắt ngày càng quyết liệt trong thu hút FDI.

- Khả năng thu hút ODA sẽ khó khăn hơn khi Việt Nam đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình.

- Nền kinh tế trong nƣớc phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nợ xấu và nợ công ở mức cao.

4.1.1.3 Bối cảnh địa phương

*) Bối cảnh chung của tỉnh Quảng Bình

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong năm 2013: Diễn biến thời tiết phức tạp, đầu vụ Đông xuân nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, cuối vụ lốc xoáy. Đặc biệt ảnh hƣởng nặng nề của bão số 10 và hoàn lƣu bão số 11 đã tác động lâu dài đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, với việc hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều thách thức, sức cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng. Do đó, tỉnh cần phải có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc tạo lập, xúc tiến đầu tƣ, nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp.

*) Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình - Phương hướng, mục tiêu chung

- Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành Nông nghiệp theo hƣớng phát triển mạnh chăn nuôi. Chuyển diện tích trồng lúa hiệu quả

thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nhƣ lúa chất lƣợng cao, cao su, hồ tiêu, sắn nguyên liệu, lạc, chăn nuôi tập trung. Tăng cƣờng chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình thí điểm. Đầu tƣ thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

- Từng bƣớc hoàn thiện cơ cấu hạ tầng để thực hiện thâm canh cao trên toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có. Thực hiện cơ cấu lại mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, đảm bảo hiệu quả.

- Mở thêm nhiều cơ sở chế biến nông sản, chế biến thức ăn công nghiệp để thu hút lao động.

- Giai đoạn 2011 - 2015: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,5% (trong đó trồng trọt tăng 4,4%, chăn nuôi tăng 6,6%, dịch vụ tăng 14,5%). Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2015: Trồng trọt chiếm 54%, chăn nuôi 44,5%, dịch vụ 1,5%.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,7% (trong đó trồng trọt tăng 4,4%, chăn nuôi tăng 6,8%, dịch vụ tăng 14,5%). Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020: Trồng trọt chiếm 51,3%, chăn nuôi 46,3%, dịch vụ 2,4%.

- Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển các ngành trong ngành nông nghiệp

- Ngành nông nghiệp

+Về trồng trọt:

- Sản xuất lƣơng thực: Phát triển ổn định sản xuất lƣơng thực. Duy trì diện tích cây lƣơng thực đến năm 2020 khoảng 54.380 ha, trong đó diện tích lúa khoảng 48.800 ha, ngô khoảng 5.580 ha; sản lƣợng lƣơng thực năm 2015 đạt 257.750 tấn và năm 2020 đạt khoảng 290.000 tấn (trong đó, lúa đạt trên 260.000 tấn).

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý để chủ động quỹ đất gieo trồng vụ đông, đƣa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính có thu nhập cao. Đầu tƣ phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi để đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất lúa ở các khu vực sản xuất trọng điểm. Tăng diện tích gieo trồng lúa lai năng suất cao lên 45% và diện tích lúa chất lƣợng cao lên 25 - 30% tổng diện tích gieo trồng lúa của tỉnh; diện tích ngô lai năng suất cao chiếm trên 80%.

- Tập trung thâm canh, áp dụng giống mới để tăng năng suất các cây công nghiệp phục vụ chế biến. Đầu tƣ xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung với quy mô tƣơng đối lớn, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Về chăn nuôi

Phát triển mạnh chăn nuôi cả về quy mô và chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Ƣu tiên phát triển chăn nuôi quy mô tập trung, xa các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)