Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẶCĐIỂM TỰNHIÊN XÃ HỘI HÀ GIANG
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
- Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995
Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Tỉnh Hà Giang đƣợc tái lập. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XI tháng 01/1992 về định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đƣợc Trung ƣơng quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt, nền kinh tế - xã hội trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng qua các năm. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 8,01%. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh, năm 1991: nông lâm nghiệp thủy sản 79,5%, dịch vụ 13,8%; công nghiệp xây dựng 6,7%; đến năm 1995 cơ cấu kinh tế là: nông lâm nghiệp thủy sản 62%; dịch vụ 21%; công nghiệp xây dựng 17%.
- Giai đoạn từ năm 1996 đến 2005
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh tƣơng đối cao, đạt 10,4% (cả nƣớc 7,2%). Giai đoạn từ năm 1996 đến 2000 đạt 10,4 %/năm (cả nƣớc 6,9%). Cơ cấu dịch chuyển theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản (năm 2005 cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp thủy sản 42,03%; dịch vụ 34,88%, công nghiệp xây dựng 23,09%). GDP bình quân đầu ngƣời (theo giá thực tế) năm 2005 là 3,2 triệu đồng.
kinh tế, gắn với phát triển kinh tế giải quyết các vấn đề xã hội, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh đƣợc tăng cƣờng. Chính quyền các cấp đƣợc kiện toàn, từng bƣớc nâng cao năng lực quản lý, điều hành tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
- Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010
Kinh tế tăng trƣởng hàng năm, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vƣợt mục tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đề ra. Tốc độ tăng trƣởng GDP đạt bình quân 12,7%/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 7,5 triệu đồng.
Các lĩnh vực xã hội đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao; phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng an ninh đƣợc củng cố, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt - Trung thuộc địa bàn tỉnh.
- Giai đoạn từ năm 2011 đến nay
Sau hai năm (2011, 2012) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV đã đề ra, tình hình KT-XH ở địa phƣơng tuy còn khó khăn nhƣng đạt kết quả tƣơng đối khá, kinh tế tăng trƣởng tƣơng đối cao, cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hƣớng tích cực (nông lâm nghiệp thủy sản 31,98%, công nghiệp xây dựng 29,68%, dịch vụ 38,34%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 2,3%, giải quyết việc làm mới cho 15.500 ngƣời lao động, trong đó có 2.100 lao động đi xuất khẩu lao động và làm việc tại tỉnh bạn; trên 3.500 lao động đƣợc tƣ vấn việc làm và học nghề, GDP bình quân đầu ngƣời tăng 21,81% đạt 11,1 triệu đồng/ngƣời năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,38% năm 2011 xuống còn 30,06% năm 2012.
- Phát triển các thành phần kinh tế và thu hút vốn đầu tƣ
Toàn tỉnh có 1.321 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đang hoạt động, với tổng số vốn theo đăng ký kinh doanh là 10.076,1 tỷ đồng.
Số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế năm 2013 là 806 doanh nghiệp, trong đó:
+ Doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng: 4 + Doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng: 3 + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 799
Các hội thảo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hội thảo phát triển chè trên địa bàn tỉnh đƣợc chuẩn bị và tổ chức tƣơng đối tốt, nhằm quảng bá, giới thiệu các tiềm năng thế mạnh của tỉnh với các nhà đầu tƣ, vừa tạo ra ấn tƣợng mới về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh; góp phần đẩy mạnh kêu gọi, xúc tiến đầu tƣ và trƣng cầu ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp về định hƣớng chiến lƣợc cũng nhƣ những giải pháp mang tính đột phá để phát triển bền vững.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nƣớc
Cùng với cả nƣớc sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Tỉnh Hà Giang đã giành đƣợc nhiều thành tựu, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra phần lớn đạt và vƣợt, tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối ổn định, hệ thống mạng lƣới thƣơng mại trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh, đã xuất hiện các tổ chức thƣơng mại mới hoạt động theo mô hình trung tâm thƣơng mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng chất lƣợng cao của ngƣời dân, tiềm lực tài chính ngân sách địa phƣơng ngày một đƣợc vững mạnh hơn. Năm 1991 thu NSNN trên địa bàn thực hiện đạt 2 tỷ đồng. Đến năm 1994 thu NSNN trên địa bàn đạt 25 tỷ đồng, tăng gấp 12,5 lần so với năm thực hiện tái lập tỉnh. Năm 2002 thu NSNN trên địa bàn đạt 182 tỷ đồng. Năm 2006 thu NSNN trên địa bàn đạt 370 tỷ đồng. Năm 2012 thu NSNN trên địa bàn đạt 2.684 tỷ đồng. Với kết quả thu NSNN trên địa bàn trong những năm qua, đã góp phần làm tăng đáng kể quy mô ngân sách, tỷ lệ động viên GDP vào NSNN bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 12,81% vƣợt 3 lần so với năm tái lập tỉnh (3,42%). Cơ cấu thu NSNN ngày càng từng bƣớc đƣợc củng cố, thu nội địa dần tăng lên trong tổng thu NSNN.
Chi NSĐP năm 1991 là 11 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng 15,63%. Năm 2002 chi NSĐP đạt 908 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng 38,57%. Năm 2006 chi NSĐP đạt 2.037 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng 25,92%. Năm 2011 chi NSĐP đạt 7.374 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng 25,86%. Chi thƣờng xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng đáng kể, năm 1991 chi 3 tỷ đồng thì năm 2002 là 204 tỷ đồng, năm 2006 là 601 tỷ đồng, năm 2011 là 1.635 tỷ đồng. Chi thƣờng xuyên cho sự nghiệp y tế từ 93 triệu đồng lên 90 tỷ đồng năm 2006; năm 2011 chi 525 tỷ đồng.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang còn nhiều khó khăn, hạn chế đó là:
+ Tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về đất đai, tài nguyên, lao động, tiền vốn còn hạn hẹp, việc khai thác sử dụng vẫn còn hạn chế.
+ Tăng trƣởng kinh tế chƣa ổn định, vững chắc, tăng trƣởng từ nội bộ thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ. Hoạt động thƣơng mại - dịch vụ chƣa mạnh để tạo đà cho kích thích sản xuất phát triển. Năng lực của các doanh nghiệp còn yếu kém, khả năng thích ứng với các tác động của lạm phát, suy giảm kinh tế rất chậm, không huy động đƣợc vốn, không tìm kiếm đƣợc thị trƣờng cho sản xuất kinh doanh.
+ Đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc còn dàn trải, hiệu quả không cao. Nguồn lực đầu tƣ từ các thành phần kinh tế còn hạn chế, nhiều dự án tiến độ chậm so với tiến độ quy định trong Giấy chứng nhận đầu tƣ.
+ Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, nhƣng tỷ suất hàng hoá thấp, tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp và mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành diễn ra chậm. Địa bàn nông thôn rộng nhƣng nguồn nƣớc phân bố không đều, có nơi ngập úng, nhƣng có nơi hạn hán kéo dài nhƣ vùng cao núi đá, nên ảnh hƣởng lớn đến phát triển nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân.
+ Tài nguyên khoáng sản tuy có nhiều loại nhƣng trữ lƣợng thấp, không tập trung, sản xuất công nghiệp tuy có tốc độ tăng trƣởng cao hơn, nhƣng chƣa có các khu công nghiệp lớn, các nhà máy hiện đại, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé nên tỷ trọng GDP công nghiệp trong tổng GDP còn thấp.
+ Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đƣờng giao thông ở vùng cao rất yếu kém, mạng lƣới cung cấp điện, nƣớc rất thiếu và việc đầu tƣ phát triển cần chi phí rất lớn. Mức thu nhập bình quân thấp, đời sống của nhân dân phần lớn còn nghèo, đói, khả năng tiêu thụ của thị trƣờng trong tỉnh rất nhỏ bé.
+ Tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao, lực lƣợng lao động đông, nhƣng trình độ dân trí, trình độ văn hoá, chuyên môn hạn chế, thiếu vốn, thiếu các nhà quản lý và kinh doanh giỏi. Đây cũng là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế, cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
Những hạn chế, yếu kém trên một mặt do những nguyên nhân khách quan đem lại nhƣ: Tỉnh Hà Giang xa các trung tâm kinh tế của cả nƣớc (khoảng cách từ trung tâm tỉnh đến thủ đô Hà Nội là 330km), giao thông không thuận tiện ảnh hƣởng lớn đến phát triển thƣơng mại; địa hình hiểm trở, phần lớn diện tích của tỉnh là các cao nguyên núi đá đồ sộ do đó cũng khó khăn cho sự phát triển kinh tế; tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ; sự suy giảm của nền kinh tế thế giới; công tác điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc hiệu quả chƣa cao; diễn biến thiên tai, dịch bệnh phức tạp...
Mặt khác, là do nguyên nhân chủ quan nhƣ: công tác quản lý thị trƣờng, giá cả còn yếu, huy động nguồn lực đáp ứng cho những nhu cầu bức xúc về đầu tƣ cho hệ thống kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm, đào tạo nghề còn hạn chế; chậm trễ trong việc hƣớng dẫn thực hiện cơ chế chính sách mới về quản lý đầu tƣ xây dựng, năng lực của chủ đầu tƣ, tƣ vấn còn yếu kém; năng lực tổ chức, điều hành các cấp, ngành còn nhiều bất cập, lúng túng khi có những biến động không thuận lợi, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong thực thi nhiệm vụ.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngành Tài chính ở tỉnh Hà Giang
Ngành Tài chính ở tỉnh Hà Giang gồm các cơ quan hành chính nhà nƣớc: Sở Tài chính trực thuộc UBND tỉnh và các Phòng Tài chính - kế hoạch trực thuộc UBND các huyện, thành phố.
Thông tin chung về cơ quan Sở Tài chính: Tên giao dịch Sở Tài chính Hà Giang, địa chỉ số 6 - đƣờng Bạch Đằng - Phƣờng Nguyễn Trãi - Thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang. Điện thoại 0219.3866385, Fax 0219.3867254;
Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài chính tỉnh Hà Giang:
- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh về tài chính; ngân sách nhà nƣớc; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nƣớc; tài sản nhà nƣớc; các quỹ tài chính nhà nƣớc; đầu tƣ tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phƣơng theo quy định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
- Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
- Sở Tài chính tỉnh Hà Giang có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Về lịch sử quá trình hình thành và phát triển: Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập năm 1991 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Hà Tuyên; Sau đó đƣợc đổi tên từ Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Hà Giang thành Sở Tài chính tỉnh Hà Giang theo quyết định số 208/2003/QĐ-TTg ngày 10/10/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài chính Hà Giang. Nguồn: [Văn phòng Sở Tài chính Hà Giang]. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn:
Căn cứ Thông tƣ liêntịch số90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện; Quyết định số 4815/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính; Sở Tài chính tỉnh Hà Giang thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính;
Dự thảo chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính theo quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; Phòng Tin học GIÁM ĐỐC (và các P.Giám đốc Sở) Phòng Quản lý ngân sách Phòng Đầu tƣ Phòng TC HCSN Phòng quản lý công sản Phòng Giá, doanh nghiệp Thanh tra tài chính Văn phòng Sở Trung tâm DVTC
Dự thảo chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở;
Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trƣởng, cấp phó của các đơn vị thuộc Sở; Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện sau khi thống nhất với Sở quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.
Dự thảo phƣơng án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của địa phƣơng; định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phƣơng; chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật để trình HĐND cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền;
Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phƣơng; các phƣơng án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao để trình HĐND cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền;
Phƣơng án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng.
- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Sở;
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
- Giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án, phƣơng án thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở