ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀ MỞ NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 73 - 76)

5. Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước

2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀ MỞ NGHỆ AN

NGHỆ AN

2.3.1. Ƣu điểm

- Lực lượng lao động Nghệ An tiếp tục tăng ổn định, hàng năm bổ sung khoảng 3 vạn người. Chất lượng lao động đã có bước chuyển trên cơ sở củng cố và mở rộng quy mô dạy nghề, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đa dạng hoá ngành nghề và loại hình đào tạo, dạy nghề trong các thành phần kinh tế, thúc đẩy nâng cao chất lượng lực lượng lao động, đáp ứng nhiều hơn đòi hỏi của thị trường lao động trong và ngồi tỉnh, thích ứng dần với tiến trình đổi mới.

- Nhận thức về việc làm và ý thức tự tạo việc làm để tăng thu nhập đã có sự thay đổi trong nhân dân. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, thực hành tiết kiệm, tập trung vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường, cùng với các chính sách khuyến khích thích hợp, các nghề tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống, dịch vụ mấy năm qua đã phát triển mạnh mẽ; một số làng nghề được khơi phục; hình thành nhiều mơ hình sản xuất mới trong các lĩnh vực, nhất là mơ hình trang trại, tổng đội thanh niên xung phong, các doanh nghiệp vừa nhỏ; việc làm cho người lao động được giải quyết theo hướng phong phú hơn, thực tế hơn. Hàng năm đã tạo được thêm số chỗ làm việc tương đương với số lao động bổ sung vào lực lượng lao động xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Phân công lao động xã hội đã từng bước chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, theo hướng rút bớt lao động trong nông nghiệp, tăng lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; đa dạng hoá việc làm trong các thành phần kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nhiều vùng trong tỉnh.

70

- Nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành có tác động tí ch cực đến phát triển sản xuất của các ngành kinh tế mở tạo ra các cơ hội việc làm cho người lao động.

- Việc chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm đã có bước chuyển đáng kể, các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội đã từng bước gắn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động với nhiệm vụ chính trị của mình.

2.3.2. Tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, vẫn còn một số hạn chế lớn đối với vấn đề lao động - việc làm ở Nghệ An thời gian qua đó là:

Một là, lực lượng lao động ở Nghệ An tuy đông nhưng phần lớn là lao

động phổ thông chưa qua đào tạo nghề nghiệp, số lao động được đào tạo, có trình độ chun mơn kỹ thuật cịn ít và tập trung ở một số ngành; nhiều ngành kinh tế khơng có hoặc có rất mỏng số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật. Đặc biệt là vùng nông thôn và miền núi số lao động được đào tạo còn chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch và phát triển kinh tế.

Hai là, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động

chưa cao, một bộ phận không nhỏ người lao động vẫn khơng chịu khó trong việc làm để cho hiệu quả và thu nhập cao hơn, vẫn mang nặng tư tưởng thích làm thầy, khơng thích làm thợ và chỉ muốn làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc tại các doanh nghiệp nhà nước. Năng suất lao động đạt ở mức thấp.

Ba là, cơ cấu phân bổ lao động theo ngành kinh tế bước đầu đã có

chiều hướng thay đổi nhưng nhìn chung lao động vẫn tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, lao động cơng nghiệp và dịch vụ tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là lĩnh vực thu hút nhiều lao động vào làm việc xét cả về

71

trước mắt và lâu dài, nhưng các ngành này chưa đủ sức phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường, cho nên lao động phân bổ vào đây cịn thấp.

Bốn là, sức ép về tình trạng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn căng

thẳng (ở thành thị tỉ lệ lao động thiếu việc làm là 12,47%, nông thôn 28,61%). Việc sử dụng quỹ thời gian lao động đang ở tỷ lệ thấp (< 80%), gây lãng phí lớn, nhất là lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động miền núi vùng sâu, vùng xa.

Mức thu nhập của người lao động cịn thấp và khơng ổn định (đặc biệt là lao động ở nơng thơn). Số hộ đói và nhân khẩu thiếu đói tuy có giảm qua các năm song vẫn còn tương đối cao. Xem bảng 2.14.

Bảng 2.14. Báo cáo hộ nơng nghiệp thiếu đói [17, tr. 46]

(Tính đến 10-12-2004) Đơn vị tính 10-12 2003 10-12 2004 % so với cùng kỳ 1. Hộ thiếu đói + Số hộ thiếu đói hộ 10.465 10.385 99,24 Trong đó: - Hộ đói gay gắt hộ 1.697 1.811 106,72 - Hộ chính sách hộ 402 298 74,13 + Tỷ lệ hộ đói so với hộ nơng nghiệp % 2,02 2,15

2. Nhân khẩu thiếu đói

+ Số nhân khẩu thiếu đói người 47.417 46.118 97,26 Trong đó:

- Khẩu đói gay gắt người 6.952 8.826 112,96 - Khẩu chính sách người 1.483 1.107 74,65 + Tỷ lệ khẩu đói so với khẩu nông

nghiệp

72

Năm là, phân công lao động xã hội và vấn đề giải quyết việc làm cho lao

động trên địa bàn của tỉnh những năm qua phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của cơ chế thị trường; sự can thiệp của Nhà nước tuy đã được quan tâm song chưa đủ mạnh để tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong giải quyết việc làm.

Sáu là, việc chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm thời gian qua chưa

được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức cả về nhận thức, đầu tư và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội chưa gắn được chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động và hiệu quả giải quyết việc làm, tình trạng thất thốt vốn, lãng phí cịn tồn tại. Một số địa phương trên địa bàn tỉnh chưa chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giải quyết việc làm của mình, có tư tưởng trơng chờ vào nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm của Nhà nước. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động - việc làm, thông tin thị trường lao động và hoạt động dịch vụ việc làm còn nhiều hạn chế. Tính xã hội hố trong giải quyết việc làm chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)