Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 91 - 94)

5. Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước

3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

- Để tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, trong những năm trước mắt ngành công nghiệp ở Nghệ An phải dựa vào những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế và khả năng

88

khai thác như: công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, da, may... là những ngành có điều kiện tạo ra sức tăng trưởng nhanh trong công nghiệp. Đồng thời tiến hành sắp xếp và tổ chức các loại cơ sở doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh để tăng hiệu quả kinh tế. Song, để nâng cao năng suất, sử dụng có hiệu quả lao động thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh thì khơng thể chỉ phát triển theo chiều rộng mà phải phát triển theo chiều sâu. Một mặt, tỉnh cần có những biện phát cụ thể thu hút, khuyến khích đầu tư nước ngoài, tăng cường liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tư vào các cơng trình sản xuất, xây dựng hạ tầng, đặc biệt là các khu công nghiệp để tạo việc làm cho người lao động trong một số ngành nghề có cơng nghệ cao, tạo bước chuyển biến về cơ cấu lao động chất lượng cao. Mặt khác, tỉnh cần khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp ngồi quốc doanh. Tạo mơi trường thuận lợi khuyến khích nhân dân và các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, kết hợp với phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Đồng thời tận dụng được tiềm năng về nguyên liệu và lao động. Mục tiêu đến năm 2010 tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong GDP lên 31%, tăng cơ cấu lao động ngành công nghiệp lên 25,5%.

Để thực hiện cơ cấu ngành công nghiệp đạt hiệu quả, góp phần tạo việc làm cho lao động, tỉnh nghệ An cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguyên liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và các lợi thế khác để mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động. Củng cố và phát triển có hiệu quả các cơ sở cơng nghiệp hiện có, mở thêm các cơ sở cơng nghiệp vừa và nhỏ theo hướng du nhập công nghệ mới, hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường nội địa, hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Phấn đầu hồn thiện khu cơng nghiệp Bắc

89

Vinh và xây dựng mới các khu công nghiệp như: Khu cơng nghiệp Hồng Mai, Phủ Quỳ, Nam Cấm, Cửa Lò, Cửa Hội.

- Phát triển nhanh cơng nghiệp dệt, may, da, cơ khí đóng tàu, chế biến gỗ dân dụng chất lượng cao, xúc tiến phát triển công nghiệp lắp ráp điện tử, công nghệ tin học, chế biến nông, lâm, hải sản; chế biến mía đường, dầu ăn, cây ăn quả, thịt, sữa, thức ăn gia súc... Triển khai các dự án tinh luyện thiếc, mănggan, đá và bột đá siêu mịn xuất khẩu, khai thác chế biến đá Granit, đá Bazzan tự nhiên, sản xuất bia, nước giải khát; mở rộng khai thác đá, cát, sỏi các loại đáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn. Lập dự án đầu tư thăm dò, khai thác và chế tác vàng vùng Tà Soi, Căm Muộn và dọc Sông Cả.

- Chủ động xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư và tích cực phối hợp với các ngành ở Trung ương xúc tiến lập các dự án thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Nặm Cắn và Thanh Thuỷ.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, khơi phục phát triển các mơ hình hợp tác xã, các làng nghề truyền thống. Đối với tỉnh Nghệ An, điều này có vai trị quan trọng trong việc giải quyết việc làm, phát huy thế mạnh nguồn lao động của tỉnh: nghề làm nước mắm ở Quỳnh Lưu, Cửa Hội, Diễn Châu; nghề mây tre đan ở Nghi Lộc, Yên Thành; nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nam Đàn, Đô Lương, Diễn Châu, Thanh Chương; nghề dệt thổ cẩm ở Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn, nghề kinh doanh ở Vinh, nghề mộc, nghề rèn, dệt chiếu cói... Việc khơi phục các làng nghề truyền thống vừa sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, vừa bảo tồn nét văn hoá truyền thống của dân tộc, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Song, những khó khăn trong duy trì, phát triển và mở rộng ngành nghề truyền thống ở Nghệ An hiện nay là vốn và thị trường tiêu thụ. Tỉnh cần quan tâm tạo điều kiện về vốn và tạo lập thị trường cho các làng nghề.

90

- Mở rộng điều tra, thăm dị nguồn tài ngun khống sản để phục vụ cho phát triển công nghiệp, thương nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)