Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 111 - 116)

3.3. Đề xuất giải pháp cải thiện việc quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân

3.3.7. Một số kiến nghị

3.3.7.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Quan tâm thực hiện mục tiêu củng cố bộ máy KTNB; hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động KTNB phù hợp với Luật NHNN năm 2010 và các quy định khác của pháp luật.

- Nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản theo thông lệ quốc tế đã đƣợc các nƣớc áp dụng trong quá trình hồn thiện và duy trì hoạt động của hệ thống KTNB để rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm thiết lập HT KSNB đối với Thủ trƣởng đơn vị và toàn thể cán bộ NHNN. Trong q trình củng cố, hồn thiện mơ hình kiểm sốt tại các Vụ, Cục, chi nhánh NHNN cần có sự cân nhắc, lựa chọn mơ hình phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Tôn trọng nguyên tắc độc lập và khách quan của KTNB. Các kiểm tốn viên phải có thái độ cơng bằng, khơng thành kiến hay thiên lệch khi tiến hành tác nghiệp.

- NHNN cần thể chế hóa các chức năng, nguyên tắc hoạt động của KTNB. - Từng bƣớc chuyển sang thực hiện phƣơng pháp kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro, nghiên cứu, lựa chọn mơ hình và xây dựng quy trình quản lý rủi ro phù hợp, nhằm tạo cơ sở cho Vụ Kiểm toán nội bộ đánh giá mức độ rủi ro hoạt động của các đơn vị khi thực hiện kiểm toán.

- Tăng cƣờng phối hợp cộng tác giữa KTNB và Kiểm toán Nhà nƣớc nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức.

- Nghiên cứu, áp dụng các chính sách tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, sự hiểu biết và trình độ chun mơn, tiêu chuẩn nghề nghiệp.

- Tích cực xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác, giao lƣu với KTNB Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc, các tổ chức KTNB quốc tế nhằm tạo cơ hội cho nghiên cứu, học tập kinh nghiệm áp dụng những mơ hình, phƣơng pháp kiểm tốn hiện đại vào hoạt động thực tiễn.

3.3.7.2. Đối với các cơ quan có liên quan

- Chính phủ nên sớm ban hành Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nƣớc về tổ chức và hoạt động KTNB trong các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc để triển khai thống nhất hoạt động KTNB tại các cơ quan, tổ chức nói chung và NHNN nói riêng.

- Sớm ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động KTNB trong các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc và trong các doanh nghiệp.

- Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc tăng cƣờng phối hợp với Vụ Kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam trong việc lập kế hoạch kiểm tốn năm; chú trọng kiểm tra, đánh giá tình hình và đề xuất các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HT KSNB của NHNN.

KẾT LUẬN

Xây dựng bộ máy kiểm tốn nội bộ tốt góp phần hồn thành các mục tiêu hoạt động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đồng thời sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận của hệ thống kiểm sốt và có vai trị hỗ trợ cho hệ thống kiểm sốt, dựa vào mục tiêu hạn chế rủi ro để xây dựng chính sách và đánh giá Hệ thống kiểm sốt nội bộ Ngân hàng Nhà nƣớc. Nếu Hệ thống kiểm soát nội bộ thƣờng đƣợc gắn liền với quy trình nghiệp vụ thì kiểm tốn nội bộ với bản chất độc lập sẽ đem đến cho những ngƣời quan tâm các thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc một cách khách quan, trung thực.

Do đó, để hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nƣớc cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ.

Đề tài này chủ yếu đi vào đề xuất các phƣơng án thiết lập bộ máy, quy trình hoạt động của kiểm toán nội bộ để đáp ứng hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc trƣớc yêu cầu phát triển mang tính cấp bách, do đó có giá trị thực tiễn cao. Luận văn đã nêu đƣợc thực trạng về cơ cấu tổ chức, về hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay, nêu rõ những mặt đã làm đƣợc, những hạn chế và phân tích những nguyên nhân dẫn đến tồn tại của hoạt động đó. Tính lý luận của đề tài cũng đƣợc đúc rút từ thực tiễn một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong những năm qua.

Xuất phát từ cơ sở lý luận chung và những hạn chế khi nghiên cứu thực trạng của hệ thống kiểm toán nội bộ, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức bộ máy kiểm tốn nội bộ và cơng tác kiểm tốn nội bộ trong Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ.

Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp một phần giúp cho những nhà lý luận và những ngƣời quan tâm có đƣợc cái nhìn khái qt về kiểm tốn nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Đặc biệt, các giải pháp đƣợc đƣa ra có thể là những đóng góp hữu ích đối với các nhà quản lý và những kiểm toán viên nội bộ tại Ngân hàng

Nhà nƣớc trong việc triển khai hoạt động thực tiễn, trong quá trình cải tổ và hồn thiện cơng tác.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một vấn đề có ý nghĩa thời sự, tính thực tiễn và tính chun ngành. Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã có sự cố gắng nỗ lực rất cao để hồn thiện luận văn một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do đề tài có nội dung rất rộng, phức tạp lại tƣơng đối mới mẻ, nhƣng trong khuôn khổ thời gian có hạn và luận văn này chỉ là một nghiên cứu cá nhân, năng lực của bản thân tác giả cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong các thầy cơ giáo, các nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm đến đề tài này đóng góp ý kiến để tác giả có thể hồn thiện bổ sung những kiến thức cịn thiếu sót.

Nhân dịp này tác giả đề tài xin bày tỏ sự biết ơn đối với thầy giáo, PGS.TS Đỗ Hữu Tùng, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và cảm ơn các cán bộ Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong việc cung cấp tài liệu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị định số 96/CP-NĐ ngày 26/8/2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2. Lê Thái Nam - Vụ KTNB Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát, KTNB Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2006), Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.

4. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020.

5. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Báo cáo hiện trạng nhu cầu nhân lực khoa học và cơng nghệ trình độ cao.

6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Báo cáo thường niên của Kiểm toán nội

bộ năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Kế hoạch ứng dụng công nghệ

thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Thông tư số 16/TT-NHNN ngày

17 tháng 8 năm 2011 quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

9. Ngân hàng Trung ƣơng Anh (2010), Các chuẩn mực thực hiện KTNB. 10. Ngân hàng Trung ƣơng Anh (2010), Mơ hình kiểm tốn Ngân hàng Trung ương ở một số nước.

11. Quốc hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam 2010, luật số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

12. Quốc hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng 2010, luật số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

13. Trƣờng đại học Tài chính Kế tốn Hà Nội (2011), Kiểm tốn, Nxb Tài chính. 14. Văn phịng dự án Ngân hàng Đức - Việt (2010), Hoạt động KSNB của

Ngân hàng Liên bang Đức.

15. Vũ Hữu Đức, Nguyễn Phan Quang, Diệp Quốc Huy (1999), Kiểm toán nội bộ, khái niệm và quy trình, Nxb Thống kê, Hà Nội

Tiếng Anh

16. ALVINA, ARENS, JAMESK, LOEBBECKE (2009), Auditing.

17. Victor, Z.Brink and Herbert, Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm sốt, Nxb Tài chính.

Website:

18. http://www.sbv.gov.vn 19. http://www.mof.gov.vn 20. http://vnexpress.net 21. http://thuvienphapluat.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)