Kỹ thuật chủ yếu trong tách và tồn trữ DNA.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN ( PGS.TS VŨ VĂN LIẾT ) - Chương 4 pot (Trang 41 - 42)

9 Rất yếu (sinh trưởng còi cọc; lá chuyển màu vàng)

4.7.3 Kỹ thuật chủ yếu trong tách và tồn trữ DNA.

- Tách chiết DNA

Hầu hết các Viện nghiên cứu (98%) tự tách chiết DNA để tồn trữ, sử dụng các phương pháp cơ bản như trong tài liệu hướng dẫn hoặc có cải tiến, 1/3 dùng các Kit thương mại để tách chiết DNA, 4% sử dụng Kit thương mại bản quyền. Các nước đang phát triển chủ yếu sử dụng Kit thương mại, 100% các Viện nghiên cứu ở Châu Phi và Trung Đông phụ thuộc vào tài liệu hướng dẫn tách chiết. Mặt khác ở Bắc Mỹ và Tây Âu trên một nửa số Viện tiếp cận các Kit và 15 – 20% sử dụng Kit bản quyền.

Nhìn chung, bảo tồn DNA dưới cả 3 phương thức là : (1) Trung hạn (6 tháng đến 2 năm ở nhiệt độ -20oC hoặc -70oC), (2) Bảo tồn dài hạn trên 2 năm ở nhiệt độ -70oC và (3) có 1/3 tồn trữ ngắn hạn dưới 6 tháng.

Một nửa (45%) tồn trữ DNA để cung cấp cho các đơn vị khoa học khác, 69% các Viện đồng ý rằng cung cấp DNA nên bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí vận chuyển, và nguồn cung cấp ngoài số liệu ban đầu cần cung cấp bổ sung thêm cả những thông tin cần thiết khác có thể.

Chất lượng của DNA (khối lượng phân tử và tính xác thực của chuỗi DNA) quyết định chính là giá trị khảo sát bộ genome. Cán bộ quản lý ngân hàng DNA bảo tồn vật liệu cần gắn với bảo tồn các dữ liệu liên quan đến vật liệu bảo tồn như tính trạng gốc, tài liệu và các thông tin khác

Các chính sách, thể chế phải thiết lập để chuẩn hóa các bước: thu thập mẫu DNA, tách chết, mô tả đặc điểm, phân phối, tồn trữ. Những bước này được chuẩn hóa sẽ cho phép đánh giá được chất lượng DNA và hiệu quả tồn trữ chúng qua thời gian

Chất lượng của tách chiết DNA từ mẫu thực vật phụ thuộc vào điều kiện của mẫu trước khi tồn trữ, môi trường tồn trữ và thời gian tồn trữ. Cần tuân thủ những hướng dẫn thu thập, tồn trữ, vận chuyển mẫu từ thực địa về phòng thí nghiệm nghiên cứu bảo tồn

- Thông tin cần thiết khi bảo tồn DNA

Số lượng và chất lượng của DNA, kỹ thuật tách chiết và marker phân tử đã sử dụng, chuỗi thông tin, tài liệu tham khảo đã xuất bản liên quan đến DNA về loài, mẫu gốc, liên kết với ngân hàng gen

Một danh sách chuỗi DNA hoặc “Mã hóa DNA” có thể sử dụng đăng ký bảo tồn đa dạng như đăng ký mẫu nguồn gen thông thường khác. Nếu sử dụng đăng ký như vậy việc tiếp cận thông tin bảo tồn ngân hàng DNA thuận tiện hơn

Một lợi ích chính của của kỹ thuật genome là nhanh, đáng tin cậy, đặc điểm hóa chính xác và có thể so sánh qua các giai đoạn sống và qua các loài. Ngân hàng DNA sẽ trở thành một thư viện tham khao chuỗi có thể sử dụng đánh giá đa dạng di truyền và thay đổi mối quan hệ trong quần thể hoặc nhận biết mẫu khi kiểu hình bị hư hỏng. Thách thức của tồn trữ DNA ngày nay là cung cấp sản phẩm đó phải chịu trách nhiệm với dự báo sử dụng trong tương lai, và phải cân đối nhu cầu sử dụng với khả năng của các Viện để cung cấp vật liệu hiệu quả từ những nguồn gen bảo tồn Ex situ

Cũng như bảo tồn các vật chất sống khác (hạt, mô, bộ phận sinh dưỡng), mục tiêu bảo tồn và sử dụng, việc mã hóa giúp cho người sử dụng có thể tiếp cận nhanh chóng và thuận lợi mẫu nguồn gen dưới phương thức bảo tồn DNA. Để mô tả và mã hóa người ta sử dụng một phương pháp mã vạch DNA (DNAbar-coding), dựa trên một bộ thông thường của các marker tiêu chuẩn để nhanh chóng nhận biết tất cả các loài (Hebert và cộng sự, 2003)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN ( PGS.TS VŨ VĂN LIẾT ) - Chương 4 pot (Trang 41 - 42)