2.3.1 Những kết quả đạt được
VNA đã khai thác thị trường hàng không khu vực Châu Âu đạt hiệu quả tương đối cao, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường và liên tục phát triển; tập trung khai thác nguồn khách chính là khách thương quyền 3/4 đi lại giữa Việt Nam và 3 nước Đức, Nga, Pháp. Song song với đa đạng hóa nguồn khách nhằm tăng doanh thu và nâng cao hệ số sử dụng ghế của chuyến bay.
VNA đã xây dựng được hình ảnh Vietnam Airlines - một hãng hàng không giàu bản sắc và chất lượng cao, nâng cao uy tín trên thị trường. Việc thiết lập được đường bay thẳng từ Việt Nam - Đức, Pháp, Nga đã tạo nên một thị trường rộng lớn cho Tổng Công ty và củng cố thêm vị trí của VNA trên đường bay Việt Nam - Châu Âu.
VNA đã thiết lập được một mạng bán rộng khắp tại Châu Âu, hiểu và thoả mãn nhu cầu, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ của hãng thông qua các hoạt động như quảng cáo, truyền thông... Đang hoàn thiện xây dựng được hình ảnh Việt Nam như một địa điểm du lịch hấp dẫn an toàn và thú vị. Đây là những cơ hội tốt để Hãng tiếp tục khai thác và phát triển đường bay Việt Nam - Châu Âu.
Hạn chế lớn nhất của Tổng Công ty khi khai thác trên đường bay châu Âu là chỉ mới khai thác được ở ba đường bay là Pháp, Đức, Nga, đây là ba thị trường lớn song cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh và đa dạng, vì vậy chưa khai thác được nhiều thị trường đầy tiềm năng ở khu vực châu Âu. Thị phần khách hàng chủ yếu là khách du lịch, song so với lượng khách du lịch ra nước ngoài thì lượng khách vào Việt Nam còn rất ít. Do các thông tin quảng cáo về du lịch ở Việt Nam rất hạn chế. Trong một số văn phòng đại lý du lịch ở Châu Âu cũng có những tập gấp về Việt Nam được trình bày quảng cáo, nhưng so với các nước trong vùng như Thái Lan hoặc Malayxia thì còn rất ít.
- Về sản phẩm:
Mặc dù công tác lịch bay đã được cải thiện, được ưu tiên trong việc bố trí máy bay song có lúc vẫn còn chậm chuyển, chưa đảm bảo tính ổn định của lịch bay.
Trong thị phần khách thương nhân, sự cạnh tranh của VNA còn nhiều hạn chế, một phần do cơ sở thiết bị, một phần là do các thủ tục còn rườm rà, không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của những hành khách quen sống “nếp sống công nghiệp”.
Công tác đảm bảo lịch bay còn nhiều yếu kém, đảm bảo an toàn hàng không chưa vững chắc. Tình trạng chậm chuyến, huỷ chuyến bay ngày càng gia tăng. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan bất khả kháng, những nguyên nhân chủ quan gây nên tình trạng này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là sự cố kỹ thuật tàu bay. Đảm bảo an toàn hàng không là mối quan tâm lớn của người châu Âu, song các biện pháp này chưa được triển khai đầy đủ và thường xuyên.
Chất lượng dịch vụ nhiều khi không được đảm bảo và không được khắc phục kịp thời đã gây mất uy tín của Hãng.
Một yếu tố làm du khách châu Âu ít hứng thú với các chuyến bay của VNA là do sự hạn chế về khả năng ngoại ngữ cùng với kiến thức hiểu biết về lịch sử xã hội, văn hóa, con người khu vực châu Âu của nhân viên hàng không, tiếp viên cùng hướng dẫn viên du lịch.
Các dịch vụ của Tổng Công ty cũng có nhiều hạn chế, sự cung cấp các dịch vụ không đúng theo yêu cầu, hoặc không đảm bảo yêu cầu của khách hàng đã làm giảm uy tín của VNA, đó cũng là một hạn chế lớn. Các sự cố kỹ thuật liên tiếp xảy ra đã gây hậu quả nghiêm trọng, gây chậm, huỷ chuyến, thay đổi trọng tải máy bay, và đặc biệt, sự cố này thường xảy ra với thời gian rất sát với thời gian dự kiến chuyến bay trong khi đội máy bay dự bị thay thế của Tổng Công ty quá ít làm cho sự khắc phục tình trạng này thực sự khó khăn.
- Về Mạng bán:
Việt Nam mới chỉ thâm nhập được vào đối tượng khách du lịch, chưa thâm nhập sâu được vào đối tượng khách thương nhân.
Trong tổng số khách trên đường bay Việt Nam - châu Âu, thị phần khách thương nhân chiếm rất ít. Mặc dù khách thương nhân vào Việt Nam tương đối nhiều, nhưng đi trên chuyến bay của các Hãng khác. Nguyên nhân chính ở đây là uy tín của VNA chưa cao, đội máy bay còn ít tiện nghi và chất lượng phục vụ hành khách cao cấp còn kém.
2.3.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Về chất lượng dịch vụ của VNA cung cấp cho khách hàng ít có sự biến đổi để tạo nên sự đột phá trong chất lượng, gây giảm sự hứng thú trong chuyến đi của khách. Các dịch vụ miễn phí cung cấp cho khách hàng còn ít và không đa dạng.
- Dễ nhận thấy thông tin quảng cáo du lịch về Việt Nam ở châu Âu rất hạn chế. Du lịch và Hàng không cùng khai thác một loại khách hàng song sự phối hợp, hợp tác giữa hai ngành còn thiếu chặt chẽ. Một số hoạt động xúc tiến tại châu Âu vẫn được mỗi ngành tiến hành riêng rẽ, thiếu thông tin và thiếu sự thống nhất về quan điểm và kế hoạch triển khai.
- Uy tín của Hàng không Việt Nam chưa cao trên thị trường châu Âu. Các Hãng hàng không châu Âu là các Hãng hàng không tầm cỡ quốc tế. Họ có khả năng tự làm chủ được trên các chuyến bay của mình. Trong khi đó trên các chuyến bay quốc tế yêu cầu về chất lượng phục vụ là rất cao mà khả năng đáp ứng của VNA còn hạn chế. Đối với nguồn khách chính mà VNA có thể phát động là khách du lịch và khách có thu nhập thấp nhưng VNA vẫn chưa phải là điểm đến du lịch hấp dẫn.
- Phải cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ là trở ngại lớn cho các Hãng hàng không nhỏ, ít vốn như VNA và VNA sẽ gặp không ít khó khăn để khỏi bị hụt hơi trên đường đua vận tải hàng không. Do đó, ngoài biện pháp tiếp cận bằng hợp tác, liên minh, VNA cần nghiên cứu ứng dụng chiến lược marketing phù hợp với quan điểm kinh doanh hiện đại thì mới có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng phát triển thị trường.
- Tình trạng chậm chuyến, huỷ chuyến bay của VNA vẫn xảy ra nhiều, làm giảm lòng tin và uy tín của khách hàng. Các chuyến bay bị chậm, huỷ ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân như: thời tiết, việc điều hành bay, kỹ thuật tàu bay, sắp xếp lịch bay chưa hợp lý, trong đó “thủ phạm” chính là thiếu máy bay dự bị. Vì vậy khi một máy bay nào đó bị trục trặc thì chuyến bay bị chậm chuyến hoặc huỷ chuyến và kéo theo là hàng loạt các chuyến bay thuộc chặng bay kế tiếp (hoặc nối chặng) bị chạm chuyến hoặc hủy chuyến theo.
- Đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á là sự suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2007 và kéo dài tới hiện nay. Bên cạnh đó các vụ tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra của một số Hãng hàng không trên thế giới phần nào ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung của ngành vận tải hàng không do lưu lượng khách châu Âu đi và đến Việt Nam cũng giảm mạnh.
- Thủ tục xin Visa vào Việt Nam mất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà và tốn kém, là những điều mà người Châu Âu ngại khi muốn đi du lịch thoải mái nhanh chóng.
- Cơ sở hạ tầng tại các sân bay của Việt Nam còn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời Việt Nam chưa thực sự có một môi trường làm ăn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Phải cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác ngày càng phát triển. Trong sự phát triển chung của kinh tế thị trường, các phương tiện vận tải khác ngày càng phát triển. Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, đường biển rất thích hợp với khối lượng hàng hóa lớn, giá cả rẻ. Mặc dù vận tải đường hàng không nhanh chóng, thuận tiện, an toàn nhưng bị giới hạn bởi trọng tải chuyến bay và cước phí vận chuyển cao.
- Giảm dần sự hậu thuẫn của Nhà nước
Từ năm 1994 Chính phủ đã dừng việc hậu thuẫn về tài chính. Hoạt động của VNA chủ yếu dựa vào vốn tự có. Đây thực sự là khó khăn đối với một Hãng hàng không còn non trẻ như VNA, đặc biệt khi phải đối đầu cạnh tranh với các Hãng hàng không hùng mạnh.
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG KHÔNG KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES
3.1 Phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng của VNA đến năm 2015 và kế hoạch khai thác thị trƣờng của VNA