CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thực trạng kiến thức chuyên môn của cán bộ quản lý thuộc Công ty
TNHH MTV Thông tin M1
Kết quả điều tra, khảo sát về kiến thức chuyên môn của cán bộ quản lý đƣợc tổng hợp ở bảng 3.10 nhƣ sau:
Bảng 3.10: Số liệu đánh giá về kiến thức chuyên môn của cán bộ quản lý
STT Yếu tố đánh giá Yêu cầu kiến thức (1) Thực trạng kiến thức (2) Khoảng cách (1) – (2) Điểm trung bình cộng 4.43 3.77 0.69 1 Kiến thức về pháp luật 4.63 3.67 0.96
2 Kiến thức chuyên môn theo lĩnh
vực, chức danh quản lý 4.78 4.02 0.76
3 Kiến thức về quản lý Nhà nƣớc 4.27 3.56 0.71
4 Kiến thức về công nghệ thông tin 4.66 4.52 0.14
5 Kiến thức về ngoại ngữ 4.18 2.88 1.30
6 Am hiểu về tình hình chính trị - kinh
tế trong và ngoài nƣớc 4.14 3.59 0.55
7
Cập nhật công nghệ mới, ứng dụng khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh
4.33 3.92 0.41
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, khảo sát)
Qua số liệu tổng hợp từ bảng trên cho thấy, yêu cầu về kiến thức chuyên môn đòi hỏi khá cao, trong khi thực trạng năng lực của cán bộ quản lý chỉ ở trên mức trung bình. Khoảng cách trung bình giữa yêu cầu và thực tế còn khá lớn (0.69 điểm)
Cũng từ bảng trên cho thấy, 04 tiêu chí đƣợc đánh giá ở mức khá thấp (Kiến thức về ngoại ngữ, Kiến thức về pháp luật, Kiến thức về chuyên môn theo lĩnh vực quản lý và Kiến thức về quản lý Nhà nƣớc) với khoảng cách giữa yêu cầu và thực tế trình độ kiến thức từ 0.71 đến 1.3 điểm. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối
với cán bộ quản lý về kiến thức chuyên môn phải phù hợp với lĩnh vực, chức danh đảm nhiệm.
Về trình độ ngoại ngữ, tác giả tổng hợp kết quả điều tra về trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý của Công ty, biểu hiện theo hình 3.3 bên dƣới. Theo đó, 21/39 cán bộ quản lý biết tiếng Anh, chiếm tỷ trọng 53.85%; tiếng Trung và các ngoại ngữ khác 5/39, chiếm tỷ trọng 12,82%. Có tới 13/39 cán bộ quản lý (tƣơng đƣơng 33%) không có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Hình 3.3: Tỷ trọng trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, khảo sát)
Về kiến thức chuyên môn, kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý Công ty còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Qua điều tra chuyên sâu, tác giả nhận thấy rằng: 7.69 % cán bộ quản lý có chuyên môn đƣợc đào tạo chƣa phù hợp với chức danh đảm nhiệm; 12.82 % cán bộ quản lý tạm phù hợp, có liên quan đến chuyên môn đƣợc đào tạo. Nhƣ vậy, tỷ trọng số lƣợng cán bộ quản lý đƣợc bố trí công việc chƣa phù hợp với chuyên môn còn cao, những ngƣời học chuyên ngành về xã hội, kỹ thuật lại đảm nhiệm công việc ở vị trí có chuyên môn về kinh doanh, đầu tƣ, v.v.
Hình 3.4: Sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo của CBQL với công việc
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, khảo sát)
Bên cạnh đó, kiến thức về pháp luật, về quản lý Nhà nƣớc của cán bộ quản lý Công ty cũng đang là vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới, đặc biệt trƣớc bối cảnh Công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng cƣờng hợp tác với các Tập đoàn lớn có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ Samsung, TP-Link, ZTE, v.v. thì việc phải nắm vững các quy định của Nhà nƣớc nhƣ: Luật lao động, Luật Đầu tƣ công, Luật đấu thầu, v.v. là điều hết sức quan trọng và cấp thiết. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có tới 60% cán bộ quản lý công ty trả lời cho rằng kiến thức về pháp luật, quản lý Nhà nƣớc hiện nay mới chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc hiện tại. Cũng theo số liệu khảo sát, chỉ có 25% cán bộ quản lý không nắm chắc, và có tới 15% cho rằng cần phải đƣợc đào tạo bổ sung trong thời gian tới.
Hình 3.5: Kiến thức về pháp luật, quản lý Nhà nước của CBQL với công việc
Nhƣ vậy có thể thấy các cán bộ quản lý trong công ty đa phần đều nhận thức rõ đƣợc những hạn chế và yếu kém về trình độ hiện tại của họ và có ý thức học hỏi, bổ sung trình độ để theo kịp với yêu cầu ngày càng cao về môi trƣờng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Nhìn chung trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp hiện tại về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu, tuy nhiên, để thích ứng với sự phát triển trong giai đoạn tới, Công ty cần có chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý.