CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Đánh giá công tác quản lý chất lƣợng dự án xây dựng nhà chung cƣ tạ
3.5.2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng nhà chung cư tại Công ty. Hầu hết các công trình đều đạt chất lượng cao, tuy nhiên vẫn còn một công trình chất lượng chưa đảm bảo, tiến độ thi công chậm nên không được nghiệm thu đúng thời gian, phải chờ khắc phục, dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất, giảm uy tín của doanh nghiệp, gây những thiệt hại không nhỏ cho Công ty và khách hàng.
Những hiện tượng chưa đảm bảo chất lượng, sử dụng nguyên vật liệu không rõ nguồn gốc, sử dụng nguyên vật liệu chất lượng thấp, sử dụng nguyên vật liệu không đúng chất lượng như thiết kế, thiết bị kiểm tra lạc hậu,
công nghệ không đồng bộ, thi công chậm tiến độ thường tập trung ở những đơn vị xa trụ sở chính của Công ty có nhiều lao động thời vụ. Ở đó cán bộ điều hành chưa thực hiện đúng việc kiểm soát quá trình bao gồm các quy trình hướng dẫn mà Công ty quy định, người lao động chưa được tiếp cận hết các thông tin cần thiết vê quyền lợi và nghĩa vụ, ảnh hưởng đến chất lượng.
Cụ thể trong quá trình quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư, còn tồn tại những hạn chế sau:
Công tác tư vấn thiết kế chưa tách riêng biệt nhiều khi vẫn còn do Công ty tự thực hiện và đóng dấu của đơn vị tư vấn thiết kế để hợp pháp nên chưa phát huy được tính độc lập sáng tạo và chuyên nghiệp trong thiết kế. Công ty tư vấn thiết kế không có tiếng nói trong quyền giám sát tác giả đối với sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật.
Công ty chưa kiểm tra kỹ và chi tiết về năng lực của nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát dẫn đến có một số cá nhân chưa có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định hoặc chứng chỉ hết thời hạn nhưng vẫn ký các hồ sơ trái quy định của pháp luật.
Công ty là Chủ đầu tư của các dự án xây dựng nhà chung cư và đồng thời phần lớn công việc thi công xây dựng do Công ty thành lập các Ban Chủ nhiệm công trình để tự đảm nhận dẫn đến chưa có sự tách bạch rõ về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng cũng như sự kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với đơn vị thi công. Theo quy định tại Thông tư 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì trước khi thi công xây dựng, Chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng phải thống nhất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu; kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm: Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của chủ đầu tư và các nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý chất
lượng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong công tác quản lý chất lượng công trình; Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng; Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật; Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình; Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chế tạo và lắp đặt thiết bị; xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng cần nghiệm thu; các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, biểu mẫu các biên bản nghiệm thu; Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ trong thi công xây dựng; Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; các biểu mẫu kiểm tra; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; trình tự, thủ tục phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của các bên và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
Việc quy định của pháp luật là rất cụ thể nhưng khi triển khai thực hiện các nội dung trên nhiều khi không rõ ràng và còn chồng chéo, lẫn lộn giữa trách nhiệm của Chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư đã gây khó khăn trong công tác quản lý chất lượng.