7. Kết cấu của luận văn
3.2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
3.2.3. Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh
3.2.3.1. Nhiệm vụ chung về phát triển kinh tế xã hội
Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, huy động mọi nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới; phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
3.2.3.2. Nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế- xã hội trên một số lĩnh vực quan trọng
3.2.3.2.1. Về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng
Quản lý, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có; đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới; nâng cao quy mô, chất lượng thu hút đầu tư; khuyến khích các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, sản phẩm mới có giá trị cao nhằm duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp.
Tập trung giải quyết khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để duy trì, ổn định sản xuất các sản phẩm công nghiệp hiện có trên địa bàn. Phát huy tối đa công suất các nhà máy xi măng; đưa các nhà máy sản xuất phân
Đạm, nhà máy sản xuất phôi thép và nhà máy ô tô Thành Công đi vào hoạt động ngày càng có hiệu quả cao.
- Xây dựng và thực hiện tốt các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp, trong đó ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch thuộc lĩnh vực điện tử, điện lạnh, ô tô, cơ khí, bia, chế biến hàng hóa nông sản…
Ban hành chính sách ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống, nhất là làng nghề gắn với vùng du lịch. Trước mắt, tập trung cho những làng nghề có những sản phẩm truyền thống, sản phẩm xuất khẩu; đồng thời khuyến khích sáng tạo, sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch mang bản sắc Ninh Bình
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 đảm bảo chất lượng, hiệu quả, có tầm nhìn lâu dài. Thực hiện quy hoạch vùng, ngành, nhất là quy hoạch đất đai, tài nguyên khoáng sản, quy hoạch đô thị, phấn đấu đến năm 2015 thành phố Ninh Bình trở thành đô thị loại 2.
3.2.3.2.2. Về lĩnh lực nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Huy động mọi nguồn lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từng bước xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2015 có 20% số xã và đến năm 2020 có 35% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
- Đối với sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch diện tích đất hai lúa theo quy định của Nhà nước. Giữ ổn định diện tích đất trồng lúa hàng năm (từ 75 - 80 ngàn ha). Hàng năm mở rộng diện tích đất trồng lúa chất lượng cao, đạt 40%
diện tích gieo trồng vào năm 2015 và đạt 55% vào năm 2020. Đưa giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng/năm. Duy trì diện tích sản xuất vụ đông từ 20.000 ha trở lên.
Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp và mô hình trang trại, tăng giá trị sản phẩm và tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Tập trung khai thác có hiệu quả thủy sản vùng ven biển Kim Sơn, nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ khâu quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo đến khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đối với nông dân.
Hoàn thành chương trình chuẩn hoá trường, lớp học; coi trọng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Nâng cao chất lượng giáo dục: Trí, đức, thể, mỹ cho học sinh, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm cộng đồng. Nâng tỷ lệ người dân tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường nguồn lực cho Trạm y tế xã, phường, thị trấn theo hướng chuẩn hoá, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn hoá nông thôn mới, coi trọng việc nâng cao mức hưởng thụ về tinh thần và tham gia hoạt động văn hóa thể thao của nhân dân lao động ở thôn, xóm và khu dân cư.
Quan tâm phát triển, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động đối với lao động ở nông thôn, gắn đào tạo nghề với phát triển làng nghề truyền thống, phát triển du lịch và dịch vụ du lịch góp phần tăng thu nhập cho người dân; đảm bảo không còn hộ tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn.
- Đối với nông thôn.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, chỉnh trang các khu dân cư theo hướng văn minh và bảo tồn bản sắc văn hoá truyền thống.
Củng cố hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đường giao thông nông thôn theo hướng kiên cố hoá, nhựa hoá đáp ứng yêu cầu sản xuất dân sinh. Đến năm 2015, cơ bản đường trục xã, liên xã được nhựa hoá, bê tông hoá; đường thôn, xóm được bê tông hoá 50% và cứng hóa. Đến năm 2020 đường xã, trục xã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%; đường thôn xóm được bê tông hóa 80%.
Cải tạo nâng cấp hạ tầng điện nông thôn, đến 2015 là 100% số xã có hạ tầng điện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Đảm bảo cung cấp đủ nước hợp vệ sinh, nước sạch cho nông dân. Đồng thời làm tốt công tác vệ sinh môi trường, giữ vững an ninh nông thôn.
3.2.3.2.3. Về dịch vụ
Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, đưa tỷ trọng dịch vụ chiếm 42% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 và 48% vào năm 2020.
Đẩy mạnh phát triển về du lịch, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chú ý công tác đào tạo đội ngũ những người làm du lịch và dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp.
Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, giữ vững thị trường truyền thống đi đôi với tích cực, chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường mới; phát triển các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và mặt hàng mới. Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng nhân lực, đổi mới phong cách phục vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
3.2.3.2.4. Về thu ngân sách
Tăng thu ngân sách theo hướng ngày càng vững chắc, xây dựng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Khai thác triệt để các nguồn thu, xử lý nợ đọng thuế; đồng thời tiết kiệm chi tiêu đảm bảo hợp lý.
3.2.3.2.5. Về văn hoá - xã hội
Phát triển văn hoá, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế nhằm hướng tới phát triển bền vững ở cả đô thị và nông thôn; phát triển mạnh mẽ, toàn diện giáo dục - đào tạo; nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển giáo dục toàn diện. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng với nâng cao chất lượng giáo dục, giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Củng cố vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, đẩy mạnh phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, phổ cập trung học. Tăng cường đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phát triển một số trường trọng điểm chất lượng cao. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Đào tạo và đào tạo lại tiến tới chuẩn hoá các chức danh cán bộ công chức từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ khoa học, doanh nhân và lao động lành nghề.
Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ với phương châm thiết thực và hiệu quả; tăng cường nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống.
Sử dụng hợp lý, bền vững và chống suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản… thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế những ảnh hưởng có hại đến biến đổi khí hậu.
Có chính sách thu hút và đào tạo để tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ bác sỹ. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất để đầu tư cho bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Nâng cao chất lượng dân số và công tác dân số. Tăng cường công tác y tế cơ sở, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn về y tế.
Tăng cường công tác giảm nghèo, mở rộng việc thực hiện chính sách ở các xã cận nghèo để công tác giảm nghèo đạt kết quả theo hướng bền vững.