Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang (Trang 75 - 82)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

3.3.1.1. Đối với kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang

Thứ nhất, quản lý hoạt động tín dụng của BIDV Hà Giang giúp tỉnh phát triển bền vững, với tốc độ nhanh

Quản lý hoạt động tín dụng của BIDV Hà Giang trƣớc hết là đẩy mạnh huy động vốn, kể cả huy động vốn, tạo nguồn vốn lớn, ổn định, chủ động trong hoạt động cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh.

Tỷ trọng cho vay của BIDV Hà Giang trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn và trong các năm gần đây, từ năm 2010 đến 2013 chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng dƣ nợ đầu tƣ tín dụng trên toàn tỉnh, khoảng 20% - 23% trong tổng dƣ nợ TDNH của các TCTD. Điều đó chứng tỏ vốn tín dụng của BIDV Hà Giang đóng vai trò ngày càng lớn vào thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Vốn tín dụng của BIDV Hà Giang đƣợc mở rộng, dƣ nợ cho vay tăng cao, chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo. góp phần tạo nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động với thu nhập ngày càng ổn định. Trong cơ cấu khách hàng tín dụng của BIDV Hà Giang số đông là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng ngoài quốc doanh, khách hàng là các hộ kinh doanh, do vậy đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn.

Với những kết quả đó cho thấy hoạt động tín dụng tại BIDV Hà Giang đã góp phần tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho ngƣời dân, từ đó góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Thứ hai, nguồn vốn huy động tăng nhanh là tiền đề để BIDV Hà Giang chủ động quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả theo đúng mục tiêu mở rộng TDNH.

động quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả theo đúng mục tiêu mở rộng TDNH, đầu tƣ vốn cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn thành tỉnh Hà Giang. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động tại chỗ tăng nhanh, do đó tỷ trọng vốn huy động tại chỗ so với tổng dƣ nợ cho vay cũng tăng khá, tạo sự chủ động cho BIDV Hà Giang mở rộng cho vay, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế của tỉnh. Bởi vậy với sự gia tăng vốn TDNH, nhất là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển động chung của kinh tế, thì cơ cấu kinh tế của tỉnh đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang công nghiệp và dịch vụ, phát triển ngành nghề mới, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao sức mạnh cạnh tranh.

Thứ ba, quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng góp phân thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Việc đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát triển tài khoản cá nhân, dịch vụ chi trả lƣơng và tài khoản của doanh nghiệp, gắn liền với phát triển khách hàng vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng đến lƣợt nó thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đây là ƣu điểm nổi bật của hoạt động ngân hàng trên địa bàn những năm gần đây. Nhìn lại giai đoạn 2005 - 2013, có thể nói các dịch vụ ngân hàng phát triển nhảy vọt và bùng nổ trong 5 năm gần đây, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đó là các dịch vụ về giao dịch ngân hàng một cửa, thanh toán tiền điện và điện thoại qua hệ thống thẻ ATM, thanh toán điện tử, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích khác.

Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, tín dụng trả góp, thấu chi qua tài khoản,... cho các nhu cầu: mua xe ô tô, mua căn hộ, sửa chữa nhà, du học, du lịch, chữa bệnh ở nƣớc ngoài, đi xuất khẩu lao động,. một mặt đáp ứng nhu cầu đa dạng về tín dụng của khách hàng, mặt khác góp phần thúc đẩy dịch vụ ngân hàng phát triển.

3.3.1.2. Đối với BIDV Hà Giang

a. Các chỉ tiêu định lƣợng.

Từ khi hoạt động đến nay, trong hoạt động của mình ngân hàng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, song vƣợt qua những khó khăn ấy, ngân hàng cũng đạt đƣợc những thành tích đáng kể, đặc biệt là trong công tác tín dụng. Những thành tích nổi bật có thể kể sau đây:

- Thứ nhất, về tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu: Sau giai đoạn nợ xấu

cho vay xây dựng cơ bản những năm 2004, với tỷ lệ nợ quá hạn khi đó là 58%/ tổng dƣ nợ, thì tỷ lệ nợ quá hạn liên tục giảm, tỷ lệ nợ quá hạn tính đến ngày 31/12/2013 đã giảm xuống 12% trên tổng dƣ nợ, trong đó tỷ lệ nợ xấu là 0,32%/ tổng dƣ nợ <3% theo quy định, đây đƣợc coi là thành tích của ngân hàng trong công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn, không có nợ quá hạn mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan.

Công tác xử lý nợ tồn đọng đã đƣợc triển khai tích cực, tất cả các khoản nợ tồn đọng đã đƣợc rà soát lại, phân tích những khó khăn, thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý phù hợp. Các khoản nợ xấu đều đƣợc trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

Việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý hoạt động tín dụng, giúp ngân hàng đƣa ra đƣợc những chính sách đúng đắn đối với từng khách hàng cụ thể.

- Thứ hai, chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng: vòng quay vốn tín dụng

của ngân hàng qua các năm đều liên tục tăng từ 1,3 năm 2010 đến 1,5 năm 2013 cho thấy việc mở rộng cho vay luôn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

- Thứ ba, chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động cho vay: lợi nhuận từ cho vay

đem lại luôn ở mức cao, chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng (thƣờng vào khoảng hơn 85% -90% tổng thu nhập). Đầu tƣ vốn trung dài hạn để phát triển bền vững.

Doanh số hoạt động cho vay, thu nợ và dƣ nợ đều tăng trƣởng khá. Cơ cấu tín dụng đã có nhiều thay đổi đáng kể phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, đã thể hiện hiệu quả hoạt động đầu tƣ của ngân hàng đối với việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế của tỉnh nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.

Song song với tăng trƣởng tín dụng, chất lƣợng tín dụng thƣờng xuyên đƣợc củng cố, chấn chỉnh đã từng bƣớc đƣợc nâng lên, vốn tín dụng đã vƣơn đến phục vụ cho sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế, thoả mãn tƣơng đối đầy đủ về nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

b. Các chỉ tiêu định tính.

- Về việc chấp hành pháp luật: Dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo, trong những năm qua ngân hàng đã thực hiện nghiêm chỉnh luật NHNN, luật các TCTD, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, các thể chế, chế độ…trong cho vay, không lơ là hay bỏ xót bất kỳ một nguyên tắc hay điều kiện nào.

- Ngân hàng cũng đã xây dựng đƣợc một đội ngũ khách hàng vững mạnh, có quan hệ tin tƣởng lẫn nhau. Chính vì vậy thị phần tín dụng của ngân hàng đã dần chiếm đƣợc ƣu thế. Điều này đã khẳng định đƣợc uy tín của ngân hàng, từ đó mà chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc nâng cao.

- Về đội ngũ cán bộ tín dụng: Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ tín dụng có "Tâm" có "Tầm". Tức là đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng đều có trình độ từ đại học trở lên hoặc có kinh nghiệm công tác trên 5 năm. Họ luôn hết lòng và tận tâm với nghề. Đặc biệt ngân hàng cũng có một đội ngũ lãnh đạo có đủ trình độ quản lý, kinh nghiệm quản lý, tận tâm và đƣợc tổ chức hợp lý.

- Mặc dù trong các năm gần đây cạnh tranh sôi động trong hoạt động cho vay, nhƣng BIDV Hà Giang trong các năm qua đã không ngừng phát triển và mở rộng thị phần, hiện tại là một trong những NHTM có thị phần lớn trong các TCTD hoạt động tại tỉnh Hà Giang với dự nợ chiếm khoảng 22% dự nợ trên toàn tỉnh.

- Công tác quản lý hoạt động tín dụng của BIDV Hà Giang ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng và nền kinh tế: kết quả này đƣợc phát triển theo hai hƣớng, không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng các hoạt động dịch vụ truyền thống nhƣ: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ khác có liên quan. Đồng thời phát triển thêm các hoạt động dịch vụ mới mang đặc điểm của “ngân hàng điện tử” nhƣ: dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ internetbanking, phonebanking, hombanking, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ thanh toán bằng điện thoại di động, dịch vụ tƣ vấn và đầu tƣ tài chính và dịch vụ quyền lựa chọn tiền tệ, những dịch vụ này đã và đang đƣợc khách hàng quan tâm, sử dụng.

Sở dĩ ngân hàng có thể đạt được những kết quả trên là do:

+ Nhờ có sự đoàn kết nhất trí và sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng, sự chỉ đạo chặt chẽ của ban giám đốc, các phòng ban do đó chất lƣợng công việc đƣợc nâng cao.

+ Ban lãnh đạo và phòng nghiệp vụ của ngân hàng đã triển khai đầy đủ kịp thời các văn bản của NHNN, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của ban lãnh đạo điều hành hoạt động của BIDV Hà Giang, theo mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Xác định rõ hƣớng phân bổ tín dụng, từ đó lập kế hoạch kinh doanh tại mỗi ngân hàng và các đơn vị nhận khoán trực tiếp để xác định hƣớng đầu tƣ, mức đầu tƣ cho từng loại cụ thể. Đồng thời báo cáo với NHNN, các ban ngành liên quan những khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, ngân hàng cũng thƣờng xuyên gắn kết các hoạt động của mình với các ban ngành trong tỉnh nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn vƣớng mắc trong công tác cho vay, thu nợ.

+ Ngân hàng đã áp dụng nguyên tắc thận trọng trong cho vay và thực hiện phân công trách nhiệm đến từng ngƣời, phân địa bàn, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể đến từng cán bộ tín dụng, xuống tận cơ sở sản xuất kinh doanh của

khách hàng để kiểm tra và đốc thúc khách hàng trong việc sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ ngân hàng đúng hạn. Ngân hàng cũng triển khai thực hiện việc khoán tài chính đến nhóm và ngƣời lao động thông qua hình thức giao đơn giá tiền lƣơng đến các ngân hàng cơ sở, khoán thu nợ quá hạn, thu lãi, thu nợ đã đƣợc xử lý rủi ro đối với cán bộ tín dụng. Thực hiện giao việc bằng việc giao hạn mức chỉ tiêu đến từng nhân viên, tổng kết để có cơ sở chi lƣơng theo kết quả công việc hoàn thành. Việc giao khoán tuy chƣa thực hiện đƣợc triệt để nhƣng phần nào đã có tác dụng kích thích các cán bộ tín dụng nâng cao năng suất lao động và nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong công tác cho vay, thu nợ.

+ Hàng năm hội đồng tín dụng ngân hàng đều tổ chức phân loại khách hàng, trên cơ sở đó lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện để áp dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. Việc này không những giúp ngân hàng tăng trƣởng dƣ nợ và nâng cao chất lƣợng tín dụng mà còn tạo điều kiện cho khách hàng có vốn để mở rộng quy mô sản xuất.

+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát toàn diện các hoạt động kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc. Thông qua việc kiểm tra đã phát hiện những sai phạm và chấn chỉnh kịp thời. Đồng thời ngân hàng cũng thƣờng xuyên đánh giá các khoản cho vay hiện còn dƣ nợ, do vậy đã phát hiện kịp thời các khoản dƣ nợ hiện còn trong hạn nhƣng có dấu hiệu rủi ro, từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho vốn vay.

3.3.2. Những điểm hạn chế :

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng còn tồn tại rất nhiều những mặt hạn chế và có thể nói chất lƣợng tín dụng của ngân hàng là không tốt, điều đó thể hiện ở các mặt hạn chế sau:

- Thứ nhất: Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn đã có xu hƣớng giảm so với những

năm từ 2010 trở về trƣớc, tuy nhiên vẫn còn cao (12%/tổng dƣ nợ) và đang dần có xu hƣớng tăng lên, tập trung chủ yếu ở cho vay dài hạn, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều này đã gây ảnh hƣởng không

nhỏ tới kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và làm giảm vòng quay của vốn tín dụng.

- Thứ hai: Chất lƣợng tín dụng chƣa cao, một phần vốn tín dụng bị sử

dụng sai mục đích, kém hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn gia tăng. Nguyên nhân do chất lƣợng công tác thẩm định của cao, cán bộ tín dụng chƣa đánh giá đƣợc chính xác đƣợc hiệu quả của dự án và năng lực tài chính của khách hàng, dẫn đến xác định khả năng trả nợ cũng nhƣ hạn mức cho vay thiếu chính xác, làm tiềm ẩn rủi ro khi cho vay.

- Thứ ba: Công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng chƣa phát huy đƣợc

triệt để hiệu quả do việc chấm điểm các chỉ tiêu định tính dựa nhiều vào việc cung cấp thông tin của khách hàng cũng nhƣ đánh giá chủ quan của từng cán bộ tín dụng.

- Thứ tư: Trong quan hệ tín dụng còn nhiều bất cập: Các doanh nghiệp

có vốn lƣu động và vốn tự có nhỏ trong khi vốn đi vay rất lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Về nguyên tắc doanh nghiệp không thể vay vốn tín dụng gấp nhiều lần vốn tự có, nhƣng thực tế lại trái ngƣợc, nhiều doanh nghiệp vay ngân hàng gấp 4 -5 lần vốn tự có hoặc lớn hơn. Vì vậy, khả năng chống trọi lại với những diễn biến bất lợi từ môi trƣờng kinh doanh yếu, tiềm ẩn nguy cơ không trả đƣợc nợ khi khoản vay đến hạn.

- Thứ năm: Cơ cấu cho vay không hợp lý do đầu tƣ cho vay trung dài

hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dƣ nợ. trong khi đó nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn huy động dƣới 12 tháng. Mặt khác các khoản đầu tƣ cho vay dài hạn chủ yếu là cho vay vào ngành nghề thủy điện với các dự án đầu tƣ đồng tài trợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chƣa có sự tập trung đâu tƣ cho vay hợp lý đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh và các khách hàng tiêu dùng nhỏ lẻ.

- Thứ sáu: Việc thu lãi của các khoản tín dụng chƣa triệt để và có chiều

hƣớng gia tăng tỷ lệ lãi phải thu nhƣng không thu đƣợc. Bên cạnh đó công tác đôn đốc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro chƣa phát huy đƣợc hiệu quả. Nhiều khoản

vay đƣợc xử lý rủi ro từ rất lâu tuy nhiên chi nhánh chua có biện pháp thu hồi triệt để.

- Thứ bảy: Mạng lƣới hoạt động của chi nhánh còn mỏng mới chỉ có chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)