CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về Khoa học và Công
4.2.3. Đổi mới công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực
* Đổi mới cơ chế sử dụng, phương thứ c tuyển chọn và b ố trí, sử dụng nhâ n lực KH & CN
- Chuyển từ chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng, hạn chế đến giảm dần hình thức biên chế, tăng hợp đồng và tạo điều kiện để các nhà KH & CN có điều kiện lựa chọn nơi làm việc với chế độ ƣu đãi phù hợp. Qua đó, tạo sự di chuyển phân bố lại một cách tự nhiên, phù hợp quy luật đối với nguồn lực KH & CN. Cần thực hiện quy chế sử dụng và bố trí cán bộ KH & CN linh hoạt.
- Đổi mới phƣơng thức tuyển chọn và sử dụng cán bô ̣ KH & CN theo hƣớng coi lao động tri thƣ́c là hàng hóa, thúc đẩy thị trƣờng lao động phát triển, Nhà nƣớc chỉ làm công tác định hƣớng, quy hoạch, đề ra chính sách và giám sát việc thực hiện:
+ Công bố quy hoạch những ngành nghề còn thiếu để hƣớng nghiệp cho học sinh, sinh viên; công khai các kế hoạch đào tạo hàng năm với những phƣơng thức, loại hình đào tạo trên các phƣơng tiện thông tin rộng rãi;
+ Thông báo chính sách ƣu đãi đối với diện Nhà nƣớc khuyến khích phát triển; + Công khai tiêu chuẩn tuyển chọn và những quyền lợi ƣu đãi đối với những chức danh còn thiếu;
+ Trao quyền tự chủ về công tác tổ chức cán bộ cho các đơn vị sự nghiệp KN & CN;
- Tạo môi trƣờng hình thành và phát triển thị trƣờng nhân lực KH & CN. Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh nhân lực:
+ Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp khoa học, thủ trƣởng đơn vị đƣợc ký hợp đồng với các cán bộ KH & CN và Nhà nƣớc chỉ là trọng tài không phải quản lý, xét duyệt từng hồ sơ cụ thể;
+ Thúc đẩy các trung tâm tƣ vấn, môi giới, xúc tiến việc làm, phát triển để giúp thị trƣờng nhân lực vận hành tốt;
- Tăng cƣờng tuyên truyền , thúc đẩy xã hô ̣i ho ̣c tâ ̣p tr ên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về nhƣ̃ng gƣơng, nhƣ̃ng điển hình thành công trong hoa ̣t đô ̣ng KH & CN nhƣ “Những ngƣời làm thuê số 1 của Việt Nam”, “ Ngƣời đƣơng thời”.
* Đổi mới công tác đào tạo cán bộ KH & CN
- Thực hiện chƣơng trình đào tạo sau Đại học với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nƣớc về học phí và các điều kiện khác nhằm tăng đội ngũ những nhà khoa học, chuyên gia giỏi trong những lĩnh vực còn thiếu, yếu cho hiện tại và theo quy hoạch phát triển các ngành KT-XH của Thành phố.
- Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ KH & CN đƣợc đào tạo và đào tạo lại thƣờng xuyên thông qua các lớp tập huấn, các khóa học chuyên ngành và các hình thức đào ta ̣o thuâ ̣n lơ ̣i qua mạng.
- Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo cán bộ KH & CN cho Thành phố:
Mở rộng các hình thức đào tạo: đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, đào tạo theo chƣơng trình, đào tạo kèm cặp, cử cán bộ chuyên gia về địa phƣơng…bên cạnh đào tạo chính quy; tạo điều kiện và khuyến khích các trƣờng tăng cƣờng liên kết đào tạo để mở các lớp đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật trên địa bàn;
- Phối hợp các ngành, các Hội và đoàn thể để phát động các h ội thi nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ KH & CN nhƣ thi giáo viên giỏi, nông dân giỏi, trái cây chất lƣợng cao, hội thi sáng tạo kỹ thuật, thi robot, tin học trẻ khụng chuyên…qua đó khuyến khích mọi công dân không ngƣ̀ng ho ̣c tâ ̣p và sáng ta ̣o trong môi trƣờng mình đang hoa ̣t đô ̣ng.
* Quy định các chủ trương, biện pháp chính sách cụ thể hóa đối với cán bộ KH & CN
- Tập trung đầu tƣ tài chính và có chính sách h ỗ trợ cho các chƣơng trình đào tạo sau đại học, chƣơng trình năng khiếu , chƣơng trình khuyến ho ̣c , các lớp năng khiếu …, tạo điều kiện cho học sinh, cán bộ công chức, ngƣời lao động có điều kiện nâng cao trình độ để phát triển nguồn nhân lực về lƣợng và chất.
Bên cạnh các biện pháp tài chính, hành chính nêu trên, biện pháp thi đua đƣợc mở rộng trong các lĩnh vực cũng góp phần phát triển nhân lực, thúc đẩy nhân tài phát triển nhƣ các hội thi tay nghề, hội thi tin học, hội thi robot, hội thi sáng tạo kỹ thuật.
Giải pháp vật chất cũng cần quan tâm đúng mức về tinh thần thông qua công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng với các chƣơng trình phong phú, hấp dẫn nhƣ những buổi giao lƣu với những học sinh
giỏi, những nhà KH & CN đóng góp thành quả cho xã hội, tôn vinh nhân tài. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò cán bộ KH & CN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc, xây dựng xã hội văn hóa học tập, khoa học.
4.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động KH & CN
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn để định ra những chƣơng trình, dự án trọng điểm của Thành phố về KH & CN nhƣ KCN công nghệ cao, chƣơng trình công nghệ thông tin, chƣơng trình công nghệ sinh học để từ đó có kế hoạch, dự án đầu tƣ tập trung giúp cho hoạt động KH & CN có bƣớc đột phá mới về chất, chú trọng ứng dụng khoa học hiện đại, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào các dự án công trình KT - XH lớn của Thành phố để xây dựng nên những công trình hiện đại, đáp ứng tốt phát triển KT-XH của Hà Nội.
- Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao KH & CN. Bên cạnh việc củng cố phát triển mạng lƣới các đơn vị, tổ chức ứng dụng triển khai các tiến bộ KH & CN nhà nƣớc cần tiếp tục đầu tƣ cho các Phòng Thí nghiệm, các Trạm, Trại, các Trung tâm và các vƣờn thực nghiệm để những nơi này có điều kiện cung cấp, quảng bá cho ngƣời dân những sản phẩm có hàm lƣợng KH & CN cao, các giống cây con đem lại năng suất, chất lƣợng tốt.
Đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị, trung tâm thẩm định kiểm nghiệm những phƣơng tiện kiểm tra hiện đại để quản lý nhà nƣớc có hiệu quả cao nhƣ: Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và phân tích, Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ...
- Xây dựng chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu và ứng dụng KH & CN hiện đại vào dịch vụ, sản xuất, quản lý nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trong nƣớc, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KH & CN.
- Xây dựng, phát huy tối đa vai trò của quỹ phát triển KH & CN của Thành phố để thu hút các nguồn vốn đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ cho KH & CN và tạo điều kiện để phát triển tiềm lực KH & CN, ứng dụng và nhân nhanh các kết quả KH & CN
4.2.4.1. Phát triển các mạng lưới, các tổ chức KH & CN, quản lý và phục vụ KH & CN, đa dạng hóa các tổ chức hoạt động KH & CN
- Ƣu tiên phát triển các tổ chức KH & CN thuộc dạng nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Các Trung tâm cần đƣợc quan tâm đầu tƣ để có điều kiện triển khai chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
- Xây dựng chính sách khuyến khích các công ty có Phòng thí nghiệm, phòng nuôi cấy mô, xƣởng thực nghiệm, trại thực nghiệm, phòng R & D. Giới thiệu và mở rộng các mô hình coi trọng KH & CN trong chiến lƣợc phát triển của đơn vị.
- Phối hợp các tổ chức nghề nghiệp để xây dựng các dự án, chƣơng trình phối hơ ̣p các doanh nghiệp với các tổ chức hoạt động KH & CN trên địa bàn.
4.2.4.2. Tăng cường công tác thông tin và thống kê KH & CN
- Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về các hoạt động KH & CN nhƣ cơ sở dữ liệu dự án, đề tài đã triển khai trên địa bàn thành phố, qua đó để đánh giá lại hiệu quả ứng dụng và đề xuất các giải pháp trong quản lý, tích hợp cơ sở dữ liệu về các dự án, đề tài của cả nƣớc đã nghiệm thu đạt kết quả cao, có khả năng ứng dụng và nhân rộng trên địa bàn thành phố; số hóa các câu hỏi đáp về KH & CN để cung cấp kiến thức cho ngƣời dân. Tập hợp và xây dựng cơ sở dữ liệu về các phim KH & CN, các quy trình sản xuất, các nhà khoa học, các mô hình, các điểm sáng về ứng dụng KH & CN để cung cấp cho các điểm thông tin KH & CN xã, phƣờng.
- Phổ biến, tuyên truyền nhân rộng các thành quả KH & CN qua các báo, tạp chí do Sở KH & CN phát hành, qua phƣơng tiện thông tin đại chúng của Thành phố, qua các điểm thông tin KH & CN, các trung tâm học tập cộng đồng và hệ thống khuyến nông, khuyến công.
- Điều tra thu thập và thƣờng xuyên cập nhật các thông tin quản lý KH & CN là vô cùng cần thiết và định kỳ hàng năm, 5 năm phải có điều tra thu thập để giúp cho các nhà quản lý có quyết sách đúng đắn kịp thời. Cần thực hiện các giải pháp:
+ Tuyên truyền, phổ biến và có kế hoạch thực hiện Nghị định về thống kê KH & CN khi đƣợc ban hành (Sở KH & CN phối hợp với Sở Tƣ pháp, Cục Thống kê và các ngành, quận, huyện triển khai);
- Hiện đại hóa, công khai hóa, kịp thời và chính xác thông tin KH & CN. Các thông tin KH & CN cần đƣợc kịp thời chuyển đến ngƣời dân với công nghệ hiện đại thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và kênh riêng của thông tin KH & CN. Sở KH & CN tập đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có am hiểu về nghiệp vụ đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội, về thông tin KH & CN, phát triển đội ngũ theo hƣớng chuyên nghiệp và tăng số lƣợng cộng tác viên với cơ chế thù lao trả theo chất lƣợng, số lƣợng bản tin đáp ứng yêu cầu của khách hang.
- Xây dựng chƣơng trình thông tin KH & CN để góp phần nâng cao nhận thức, ứng dụng thành tựu KH & CN, tiến tới xây dựng xã hội học tâ ̣p , coi tro ̣ng khoa học;
Để nâng cao nhận thức của mọi ngƣời dân nhất là các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý về vai trò KH & CN là quốc sách hàng đầu và thực sự xem KH & CN là nền tảng, động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc; cần xây dựng chƣơng trình thông tin KH & CN với những mục tiêu, nội dung cụ thể để qua đó lãnh đạo các cấp tập trung nguồn lƣ̣c và giải pháp trong điều hành.
KẾT LUẬN
Khoa học và Công nghệ là một trong những vấn đề đƣợc nhân loại quan tâm nhất trong thời đại ngày nay. Do đó, vai trò quản lý nhà nƣớc về KH & CN là vô cùng quan trọng. Đối với thành phố Hà Nội, để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH , hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về KH & CN là một yêu cầu cấp bách để KH & CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy KT-XH phát triển.
Quản lý nhà nƣớc về khoa học công nghệ là những hoạt động về ra quyết định và việc thực hiện các quyết định đó trên các mặt chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hòa, phối hợp, kiểm tra thanh tra và điều chỉnh đối với công tác khoa học công nghệ.
- Công tác hoạch định chiến lƣợc và và xây dựng kế hoạch về khoa học và công nghệ
- Xây dựng pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - Quản lý hoạt động nghiên cứu triển khai
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoa học và công nghệ - Quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.
Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về Khoa học và Công nghệ ở các nƣớc Trung Quốc, Hàn Quốc và một số địa phƣơng nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, để thấy rõ vai trò của quản lý nhà nƣớc, các quốc gia và một số địa phƣơng đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, trong đó chú trọng công tác định hƣớng quản lý nhà nƣớc để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nƣớc về Khoa học và Công nghệ tại thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc một số thành tựu, tuy nhiên xét theo các nội dung của quản lý nhà nƣớc thì quản lý nhà nƣớc về KH&CN vẫn còn những hạn chế: Năng lực KH&CN còn yếu, trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp, cơ chế quản lý KH&CN chậm đƣợc đổi mới. Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó nguyên nhân cơ bản, chủ yếu là do
những bất cập trong chính sách, quy định và định hƣớng quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ của Thành phố Hà Nội.
Thực tiễn công tác quản lý khoa học và công nghệ hiện nay tại thành phố Hà Nội đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ cả về cơ chế, chính sách và tổ chức. Cần phải nâng cao nhận thức về khoa học và công nghệ ở các cấp; điều chỉnh bổ sung quy hoạch và kế hoạch phát triển KH&CN; đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN; và đặc biệt trú trọng đổi mới công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực trong quản lý khoa học và công nghệ nhằm góp phần phát triển tiềm lực KH&CN. Các yếu tố trên sẽ tạo dựng môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển khoa học và công nghệ, để khoa học và công nghệ giữ đƣợc vai trò làm nền tảng, động lực của CNH-HĐH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2001. Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1996- 2000. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2002. Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2003. Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2002. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2004. Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2003. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2005. Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2004. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006. Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2001- 2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ-Viện chiến lƣợc và chính sách KH & CN, 2010.
Công nghệ và phát triển thị trường công nghiệ ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2004. Hội nghị toàn ngành triển khai chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội. 9. Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ quốc
gia, 2004. Khoa học và Công nghệ thế giới-Xu thế và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
10.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng, Trung tâm Thông tin tƣ liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2002. Khoa học và Công nghệ thế giới-Kinh nghiệm và định hướng chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.