Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động makerting dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 36)

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm thực tế trong hoạt động marketing dịch vụ của Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng của Mỹ, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, trong bối cảnh hội nhập kính tế quốc tế ngày càng sâu rộng, để đứng vững được trong môi trường cạnh tranh ngay trên sân nhà thì các ngân hàng TMCP Việt Nam cần phải tìm được một chiến lược marketing riêng cho mình, phải tự tìm được cho mình một “vùng biển” mới, mà chúng ta gọi là những vùng “đại dương xanh”, ở đó họ có thể bơi một mình và không có mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh.

Để có thể tìm ra một thị trường chưa được khai thác – một chiến lược đại dương xanh – ban giám đốc của ngân hàng cần xác định được những sản phẩm quan trọng và dịch vụ đặc trưng, nổi bật của ngân hàng mình. Vào những năm 1960, Sam Walton, người sáng lập Wal-Mart, đã nhận ra rằng một đặc trưng quan trọng của ngành công nghiệp bán lẻ hiện đại là tính ít tiếp cận tới những thị trấn nhỏ. Từ đó, ông đã xây dựng khu thương mại bán lẻ nhằm cung cấp cho người tiêu dùng ở những nơi mà người dân có ít điều kiện đi mua sắm ở khu mậu dịch tại các thành phố lớn. Chiến lược đại dương xanh đòi hỏi các ngân hàng phải xác định được thế mạnh riêng của mình và xây dựng chiến lược riêng để thu hút khách hàng để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

Thứ hai, hoạt động marketing dịch vụ mới của ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc quảng cáo, tuyên truyền khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình mà còn phải định hướng và giáo dục khách hàng về những ưu điểm và tiện ích vượt trội của sản phẩm dịch vụ mới. Khác với đặc điểm của ngành hàng tiêu dùng nhanh với sản phẩm có tính dễ nhận biết, dịch vụ tài chính đòi hỏi khách hàng phải mất thời gian tìm hiểu và nhận biết giá trị. Quá trình tác động vào nhận thức của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mới, về hình ảnh thương hiệu ngân hàng,… là một quá trình lâu dài, do tác động từ nhiều kênh thông tin đem lại và

thường có tính lan truyền. Do vậy những chiến dịch marketing định hướng tiêu dùng này không thể thực hiện trong một sớm, một chiều mà phải là những chiến dịch dài hạn đòi hỏi ngân hàng phải mạnh dạn đầu tư những khoản ngân sách truyền thông tương đối lớn.

Thứ ba, bộ phận marketing của các ngân hàng phải thường xuyên nắm bắt những thay đổi trong tâm lý của khách hàng tuỳ theo những biến động của thị trường tài chính để đưa ra những chiến dịch truyền thông phù hợp. Đặc biệt phải chú trọng đến việc xây dựng những thông điệp phù hợp tuỳ theo mục tiêu của các chiến dịch truyền thông. Sự linh hoạt và nhạy bén của bộ phận marketing trước những thay đổi của thị trường một phần do kinh nghiệm của đội ngũ quản lý quyết định. Nhưng những đánh giá mang tính cảm tính và suy đoán sẽ không thể là căn cứ cho một chiến dịch truyền thông hiệu quả. Do đó các Ngân hàng phải hết sức chú trọng đến công tác điều tra, nghiên cứu thị trường. Thiếu vắng hoạt động nghiên cứu thị trường một cách bài bản và chuyên nghiệp vẫn luôn là điểm yếu của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM (Nghiên cứu trƣờng hợp của LienVietBank, ACB và Techcombank)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động makerting dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)