Nhận xét về hiệu quả nhập khẩu của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông pdf (Trang 25 - 28)

2.4.1 Ưu điểm

Qua phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông, ta thấy trong thời gian gần đây công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ:

- Đã có những định hướng chiến lược và kế hoạch đúng đắn dẫn đến

quy mô hoạt động kinh doanh ngày cành được mở rộng và phát triển. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng qua mỗi năm làm cho kinh doanh đạt hiệu quả.

- Công ty đã có những thích nghi với môi trường kinh doanh mà còm đững vững trên thị trường và ngày càng phát triển bằng những nố lực như : đẩy mạnh thị trường tiêu thụ hàng hóa, chú trọng tìm kiếm các nguồn hàng mới, mẫu mã mới, chủng loại mới.

- Tổ chức lao động để sử dụng lao động có kế hoạch và hợp lý. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết nhất trí, nhiệt tình và tận tâm với công việc.

- Nhận thức được uy tín và chất lượng là tiêu chú quan trọng đặt lên hàng đầu. Tuy mới thành lập nhưng công ty đã thiết lập được mối quan hệ đối với khách hàng và ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng.

2.4.2 Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nêu trên công ty còn có những mặt hạn chế nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình:

- Về mặt thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là thị trường trong ngành và

thành phố, chưa được mở rộng. Chính sách tập trung vào mộ thị trường có hạn chế như gặp rủi ro, hoạt động quá lệ thuộc vào thị trường.

- Công ty không có được thị trường ổn định, kế hoạch sản xuất của công ty phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng hợp đồng ký kết được nên dẫn đến công ty không thể chủ động trong sản xuất kinh doanh.

- Hoạt động kinh doah của công ty chưa đi sâu đến công tác nghiên cứu thị trường như tìm kiếm khách hàng hay lôi kéo họ về với mình, hoạt động quảng cáo còn thấp.

- Công tác tiếp thị còn kém nên doanh thu qua các năm mặc dù có

tăng nhưng tăng ở mức không cao.

2.4.3 Nguyên nhân

2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Giá cả hàng hóa nhập khẩu không ổn định gây khó khăn cho doanh

nghiệp tiến hành lập dự án kinh doanh.

- Lãi suất trong nước không ổn định gây khó khăn cho doanh nghiệp

trong việc hạch toán giá hàng bán. Doanh nghiệp nên tăng giá hay giữ nguyên giá để có thể cạnh tranh là vấn đề lớn đối với công ty.

- Thị trường trong nước dần trở nên bão hòa dẫn đến lượng tiêu thị

chậm ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn và thanh toán với ngân hàng.

- Các mặt hàng kinh doanh của công ty đã có sự canh tranh gay gắt

với các công ty trong nước, giá thành của các mặt hàng này thường rẻ hơn, phù hợp với túi tiền của người dân. Bên cạnh đó công ty cũng phải cạnh tranh với các công ty nhập khẩu cùng lĩnh vực với mình.

- Thủ tục hải quan rườm rà, phải qua nhiều khâu trung gian. Đây

cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng dẫn tới ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách hàng.

- Chính sách của Nhà nước: các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn

do chính sách của Nhà nước không thống nhất, thường xuyên thay đổi khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ. Dù đã có nhiều thay đổi nhưng thủ tục hành chính còn rườm rà khiến nhiều

khách hàng không muốn làm ăn với công ty.

2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Công tác tiếp thị còn yếu do công ty chưa thực sự chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp thị.

- Chưa thành lập phòng Marketing mà mọi nhiệm vụ của phòng này

chưa rõ ràng đều tập trung vào phòng Kinh doanh, điều đó gây sự chồng chéo trong khi giải quyết công việc do vậy công tác này chưa thực sự đạt

hiệu quả.

- Công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng đã được đề cập đến nhưng chưa thật sự được chú trọng.

- Hệ thống kênh phân phối quá mỏng.

- Công tác nghiên cứu thị trường không được tổ chức một cách khoa

học và hệ thống nên chưa đạt được kết quả.

- Mặc dù đội ngũ cán bộ có trình độ, thành thạo nghiệp vụ nhưng

cong thiếu kinh nghiệm, không nắm rõ luật pháp của bên đối tác. Đây không chỉ là tình trạng riêng của công ty mà còn là đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

- Về hình thức nhập khẩu doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương thức

nhập khẩu trực tiếp, chưa đa dạng hóa phương thức nhập khẩu. Hình thức nhập khẩu này tuy doanh thu tăng nhưng chi phí lớn, mức độ rủi ro cao làm tăng chi phí nhập khẩu.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông pdf (Trang 25 - 28)