Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông pdf (Trang 42 - 66)

3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.4Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm và lựa chọn thông tin về thị trường, về bạn hàng. Mà đối với các donh nghiệp kinh doanh quốc tế thì việc này lại càng quan trọng hơn. Một trong những nguồn thông tin được các doanh nghiệp đặc biệt chú ý bởi nó có độ tin cậy cao đó chính là nguồn thông tin từ lãnh sự sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Tuy nhiên nguồn thông tin này không phải ai cũng xin được và thường mất thời gian . Ngoài ra còn có một số thông tin khác như thông tin trên mạng Internet. Tuy nguồn này cũng có độ tin cậy cao nhưng chi phí cho nó không phải là nhỏ và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chấp nhận được. Các nguồn thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, sách báo,.. thì thường không cập nhật và nó sữ bị chậm so với tình hình đang diễn ra dẫn đến việc dự đoán khó chính xác. Bởi vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường thông qua các tổ chức lãnh sự quán, các tổ chức xúc tiến thương mại từ nước ngoài hoặc bằng cách giảm cước thuê bao dịch vụ Internet,...

KẾT LUẬN

Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn hòa mình vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ không thể tách khỏi hoạt động xuất nhập khẩu. Vai trò của hoạt động nhập khẩu là rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng cho người dân, làm đa dạng hóa mặt hàng, tạo động lực để các doanh nghiệp trong nước phát triển khả năng sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu sẽ xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá tan nền kinh tế đóng cùng với đó nó sẽ tạo ra sự cân đối cho nền kinh tế.

Với đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty

trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông”, bài viết được chia làm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1 giới thiệu khái quát về công ty với chức năng nhiệm vụ và bộ máy làm việc, thu nhập của người lao động, mặt hàng và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty, môi trường kinh doanh của công ty bao gồm môi trường trong nước và nước ngoài, đặc điểm kinh doanh của công ty.

Chương 2 tập trung phân tích thực trạng nhập khẩu của công ty thông qua tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty bao gồm loại hình kinh doanh nhập khẩu, quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, hình thức nhập khẩu. Trong chương này chuyên đề cũng phân tích tình hình kinh doanh của côn g ty thông qua các yếu tố như kim ngạch nhập khẩu, thị trường nước nhập khẩu, tình hình thực hiện kế hoạch, cùng với đó emcũng phân tích các chỉ số về lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, Vốn lưu động bình quân, thời gian quay vòng vốn. Từ đó đưa ra những thành công cũng như tồn tại của công ty, phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế, cũng đưa ra những kinh nghiệm.

Chương 3 dựa vào những tồn tại của công ty chuyên đề đưa ra những giải pháp về phía công ty cụ thể là nhóm giải pháp tăng doanh thu, nhóm giải pháp làm giảm chi phí và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo

đội ngũ cán bộ, hoàn thiện khâu thông quan và nâng cao khả năng đàm phán và ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó chuyên đề cũng đưa ra những kiến nghị về phía Nhà nước cụ thể là hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập

khẩu, tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp,

Nhà nước cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu , tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. Các giải pháp đưa ra đều độc lập nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đem lại một sức mạnh đồng bộ để giải quyết vấn đề này.

Em đã cố gắng hoàn thiện bài viết của mình nhưng do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (2004) “Giáo trình kinh tế quốc tế’’, Nhà xuất bản KH& KT

2. Nguyễn Văn Thường - Nguyễn Kế Tuấn,“ Kinh tế Việt Nam – Chất lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tê’’, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Tiến(chủ biên),“Kinh tế đối ngoại Việt Nam’’, Nhà xuât bản Đại học quốc gia TPHCM

4. Vũ Hữu Tửu, “Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nhà xuất bản giáo dục

5. Nguyễn Thi Hường TS Tạ Lợi, “ Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương lý

thuyết và thực hành”, tập 1, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân

6. Nguyễn Thi Hường TS Tạ Lợi, “ Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương lý

thuyết và thực hành”, tập 2, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân

7. Tô Xuân Dân, “ Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế”, Nhà xuất bản thống kê

8. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, “ Hướng dẫn sử dụng Inconterms 2000 của ICC, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

9. Kim Văn Chính ThS Nguyễn Thanh Tâm, “Giáo trình quan hệ kinh tế

quốc tế”, Nhà xuất bản công an nhân dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Tô Xuân Dân, “ Chính sách kinh tế đối ngoại lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế”, Nhà xuất bản thông kê

11. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông, “ Báo cáo hoạt động nhập khẩu”

12. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông, “ Báo cáo kết quả kinh doanh”

13. “ Văn kiện đại hội IX”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Võ Thanh Thu, “ Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu”, Nhà xuất bản trẻ, Hồ Chí Minh

15. Vũ Phạm Quyết Thắng, “Kinh tế đối ngoại Việt Nam - nội dung - giải

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

Ordinary Least Squares Estimation

******************************************************************* ************

Dependent variable is NK

4 observations used for estimation from 2006 to 2009

******************************************************************* ************

Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob] INPT 3957808 774516.6 5.1100[.036] T 325139.8 282813.5 -1.1497[.369]

******************************************************************* ************

R-Squared .39790 R-Bar-Squared .096854 S.E. of Regression 632390.2 F-stat. F( 1, 2) 1.3217[.369]

Mean of Dependent Variable 3144959 S.D. of Dependent Variable 665435.7 Residual Sum of Squares 8.00E+11 Equation Log-likelihood -57.7185 Akaike Info. Criterion -59.7185 Schwarz Bayesian Criterion -59.1048 DW-statistic 3.3806 ******************************************************************* ************ Diagnostic Tests ******************************************************************* ************

******************************************************************* ************

* * * *

* A:Serial Correlation*CHSQ( 1)= *NONE* *F( 1, 1)= *NONE* * * * * *

* B:Functional Form *CHSQ( 1)= *NONE* *F( 1, 1)= *NONE* * * * * *

* C:Normality *CHSQ( 2)= *NONE* * Not applicable * * * * *

* D:Heteroscedasticity*CHSQ( 1)= .063418[.801]*F( 1, 2)= .032220[.874]* ******************************************************************* ************

A:Lagrange multiplier test of residual serial correlation B:Ramsey's RESET test using the square of the fitted values C:Based on a test of skewness and kurtosis of residuals D:Based on the regression of squared residuals on squared fitted values (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 2: Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty

Mặt hàng sàn gỗ: Mặt hàng giấy dán tường GLC6 - 8mm Vân nổi 23

Thiết bị vệ sinh Bồn tắm massage

Phụ lục 3: Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Chương III - CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MỤC II

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Điều 64. Quyền của chủ sở hữu công ty

1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:

a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty;

d) Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

g) Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

i) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; k) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

m) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

o) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 2. Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây:

a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

c) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

d) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

e) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

g) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 65. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

1.Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 66. Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty

1. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.

2. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Điều 67. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức

1. Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.

2. Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào.

3. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng

giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền.

4. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

5. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

6. Chức năng, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên quy định tại các điều 68, 69, 70 và 71 của Luật này.

Điều 68. Hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

3. Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ, quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 49 và các quy định khác có liên quan của Luật này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 50 của Luật này.

5. Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông pdf (Trang 42 - 66)