nƣớc của tỉnh Nam Định
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sơng Hồng được tái lập từ năm 1997 sau hai lần chia tách Ninh Bình và Hà Nam.
Phía Bắc Nam Định giáp với tỉnh Hà Nam, phía Đơng giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đơng Nam và phía Nam giáp biển Đơng.
Diện tích tự nhiên 1.671,6 km2, có 72 km bờ biển. Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 42 km với 5 ga, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Đường quốc lộ 10; quốc lộ 21 dài 108 km đã được đầu tư mở rộng và nâng cấp thành đường chiến lược ven biển Bắc Bộ. Hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ chạy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long mới được xây dựng rất thuận lợi cho việc phát triển vận tải thuỷ.
Nam Định nằm trong những ảnh hưởng của khu vực tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 90 km, cách cảng Hải Phịng 100 km, đó là hai thị trường lớn để giao lưu, tiêu thụ hàng hố, trao đổi kỹ thuật cơng nghệ, thơng tin và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
Đơn vị hành chính của tỉnh Nam Định có 01 thành phố và 9 huyện; 233 xã, phường, thị trấn. Là tỉnh đất chật, người đông, đứng thứ 50 về diện tích
trong số 64 tỉnh, thành tồn quốc. Dân số toàn tỉnh gần 2 triệu người, mật độ dân số 1141 người/km2
, lao động khoảng 950.000 người, trong đó 86,5% dân số sống ở nơng thơn. Đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 20%. Thành phố Nam Định đã được hình thành từ lâu đời, có nhiều ngành cơng nghiệp phát triển sớm nhất là ngành dệt, may. Hiện nay thành phố Nam Định là đơ thị loại II, đã hình thành xây dựng hai khu cơng nghiệp Hồ Xá và Mỹ Trung, 1 khu đô thị mới Hoà Vượng (trong quy hoạch có 7 khu đơ thị mới) thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và một số dự án nước ngoài, nổi bật là dự án Youngone (Hàn Quốc) vốn đầu tư trên 53 triệu USD, giải quyết được trên 10 nghìn lao động. Ngồi các khu công nghiệp ở thành phố Nam Định, tỉnh cịn có 10 cụm cơng nghiệp nông thôn đã và đang xây dựng; 86 làng nghề trong đó 40% là làng nghề truyền thống như: thêu ren, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan… hiện nay đang được khôi phục và phát triển, sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đó là những điều kiện thuận lợi để Nam Định chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, ổn định an ninh chính trị, nâng cao đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Nam Định cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và tình hình tổ chức, hoạt động SXKD, quá trình tổ chức sắp xếp lại các DNNN trên địa bàn nói riêng. Đó là, Nam Định là một trong những tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, xuất phát điểm về kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh cây lúa. Tiềm năng kinh tế hiện khai thác chưa nhiều và hiệu quả thấp. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cịn nhỏ bé, thiết bị cơng nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường rất hạn chế. Quy mô và chất lượng hoạt động của ngành du lịch, dịch vụ rất yếu kém, nhất là nhà hàng, khách sạn. Xuất khẩu tuy có
tăng nhưng quy mơ nhỏ bé. Ngân sách mất cân đối lớn, thu nội địa chỉ đáp ứng được trên 20% tổng chi ngân sách địa phương, phần còn lại dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương. Chưa có dự án trọng điểm phát triển SXKD để thu hút vốn đầu tư và khai thác tiềm năng lao động sẵn có. Hạ tầng cơ sở đã được tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp xây dựng đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Cuộc đấu tranh chống các thói hư, tật xấu, nọc độc văn hố, hủ tục mê tín dị đoan, suy thối đạo đức… chậm mang lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ thiếu việc làm, lao động thất nghiệp còn nhiều, chất lượng lao động chưa cao, năng xuất lao động thấp, tỷ lệ qua đào tạo chưa đạt mục tiêu đề ra.
2.1.2. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Nam Định
* Vì sao phải đổi mới sắp xếp loại doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Nam Định
- Nam Định là một tỉnh có số lượng DNNN nhiều, được thành lập chủ yếu trong những năm bao cấp. Sau một thời gian thực hiện chính sách đổi mới kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, các DNNN của tỉnh Nam Định tuy được nhà nước ưu đãi về vốn, cơ sở vật chất nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm trong SXKD: kém năng động, còn lúng túng trong khai thác thị trường, khả năng tiếp thị kém, sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh, hiệu quả thấp.
Chỉ tính riêng kết quả cuộc điều tra doanh nghiệp 01-04-2001 cho thấy: Năm 2000 trong 38 DNNN của tỉnh Nam Định, với tổng số lao động 17,6 nghìn người chiếm 66% tổng số lao động của tỉnh; với tổng tài sản là 1.059 tỷ đồng chiếm 77,6% tổng số tài sản các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các DNNN này chiếm ưu thế về vốn và lao động, chưa kể đến một số chính sách chế độ khác được ưu đãi hơn khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Nhưng kết quả sản xuất thấp hơn hẳn khu vực ngoài quốc doanh cụ thể là: Trong tổng số 38 đơn vị có 12 doanh nghiệp lãi, với tổng số lãi là 2,6 tỷ đồng; 15 doanh nghiệp lỗ, với tổng số lỗ là 25 tỷ đồng, so với năm trước lãi giảm, lỗ tăng. Trong đó có một số doanh nghiệp càng sản xuất càng lỗ: Như xí nghiệp gạch Nam An, Cơng ty bao bì xi măng….
Trong khi đó khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất có hiệu quả hơn: Trong tổng số 92 doanh nghiệp có 61 doanh nghiệp sản xuất có lãi với tổng số lãi là 4,8 tỷ đồng, chỉ có 3 doanh nghiệp lỗ, với tổng số lỗ là 1,2 tỷ đồng.
- Các DNNN của tỉnh Nam Định trong quá trình SXKD về khâu quản lý còn yếu, cịn nhiều kẽ hở làm thất thốt tài sản XHCN. Qua kết quả điều tra các doanh nghiệp ngày 01 tháng 4 năm 2001 cho thấy: Tính đến 31 tháng 12 năm 2000 tổng số tài sản của khối DNNN là 1059 tỷ đồng, nhưng vốn của chủ sở hữu khơng những khơng cịn mà cịn thâm hụt vào vốn 49,5 tỷ đồng, do một số DNNN sản xuất trì trệ, quản lý chưa chặt chẽ, chi phí lớn dẫn đến lỗ triền miên. Những đơn vị có lỗ luỹ kế lớn là: Công ty dệt Nam Định 159,3 tỷ đồng, cơng ty bao bì xi măng 14,4 tỷ đồng; xí nghiệp gạch Nam An 6 tỷ đồng.
- Các DNNN của tỉnh Nam Định cịn mang tính ỷ lại, trông chờ vào nhà nước do cơ chế quản lý thời kỳ bao cấp để lại, nên đã hạn chế phần nào tính chủ động, sáng tạo nhanh nhạy trong quá trình SXKD.
- Nhằm giảm bớt một phần gánh nặng tài chính về phía nhà nước, đẩy nhanh tiến trình quốc tế hố đời sống kinh tế.
Do vậy Đảng và Nhà nước ta đã lần lược ban hành các chủ trương, chính sách tiếp tục đổi mới và quản lý sắp xếp lại các DNNN, nhằm khắc phục tình trạng yếu kém của các DNNN đồng thời nâng cao hơn nữa tính tự chủ và hiệu quả trong SXKD.
* Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Nam Định
- Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới DNNN. Tỉnh Nam Định đã triển khai thực hiện từ năm 1991. Kết quả thực hiện Nghị định 388/HĐBT; Quyết định 315/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp thành lập lại DNNN, tính đến ngày 31/12/1997 Nam Định còn 125 DNNN địa phương quản lý (thời điểm 31/12/1991 có 179 doanh nghiệp địa phương quản lý).
- Việc sát nhập, giải thể, CPH, giao, bán, khoán cho thuê DNNN ở tỉnh Nam Định thực sự có hiệu quả và được triển khai đồng bộ toàn diện bắt đầu từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương IV khoá VIII, Nghị quyết Trung ương III khoá IX, chỉ thị 20/1998/CT-TTg, Nghị định 44/1999/ NĐ-CP, Nghị định 103/1999/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn của Nhà nước về tiếp tục đẩy mạnh tổ chức, sắp xếp lại DNNN.
- Trong 6 năm từ 1997 đến 2003 được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ Nam Định, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, các Sở-Ban-Ngành của tỉnh Nam Định. Đặc biệt là sự quan tâm của ban đổi mới phát triển DNNN tỉnh Nam Định.
Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã ra nhiều chỉ thị về việc sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả của DNNN, giao trách nhiệm các cấp uỷ Đảng trực thuộc, lãnh đạo quá trình thực hiện sắp xếp đổi mới từ tổ chức học tập đến xây dựng phương án, tổ chức thực hiện phương án sắp xếp DNNN. Tại các cuộc giao ban hàng tuần, tháng, quý đều đưa nội dung này vào kiểm điểm tiến độ, kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc, các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương án và thực hiện sắp xếp doanh nghiệp.
Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã xây dựng chương trình hành động và kế hoạch thực hiện sắp xếp đổi mới DNNN, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã mở các lớp học tập cho cán bộ chủ chốt của DNNN; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Sở, Ngành, huyện, thành phố xây dựng phương án sắp xếp DNNN trực thuộc; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phân cơng đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh trực tiếp là Trưởng ban đổi mới phát triển DNNN của Tỉnh.
- Sau 6 năm thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp (1997 đến 2003) tỉnh Nam Định đã đạt được một số kết quả nhất định.
Số DNNN đã sắp xếp đổi mới 110 doanh nghiệp trong tổng số 135 DNNN của tỉnh Nam Định, trong đó có 47 DNNN CPH.
Trong 47 DNNN đã CPH, kết quả thực hiện các năm như sau:
Năm 1999: có 9 doanh nghiệp
1 CTCP Lâm sản Nam Định 2 CTCP Xây dựng Hải Hậu 3 CTCP Dược phẩm Nam Hà 4 CTCP dệt kim Thắng Lợi 5 CTCP Bạch Đằng
6 CTCP vận tải ô tô Nam Định 7 CTCP dây lưới thép Nam Định 8 CTCP dược phẩm Xuân Thuỷ 9 CTCP dược phẩm Ý Yên
Năm 2000: có 8 doanh nghiệp
1 CTCP 27/7 Hải Hậu
2 CTCP thiết bị dược phẩm và dịch vụ y tế Nam Định 3 CTCP vật liệu xây dựng Giao Thuỷ
5 CTCP công nghiệp tàu thuỷ sông Đào
6 CTCP kinh doanh hàng công nghiệp Nam Định 7 CTCP chế biến hải sản Nam Định
8 CTCP may Nam Hà
Năm 2001: có 20 doanh nghiệp
1 CTCP cá giống Trực Ninh 2 CTCP thuỷ tinh Nam Định 3 CTCP cá giống Ý Yên 4 CTCP cá giống Nam Trực 5 CTCP ong Nam Định
6 CTCP tàu cuốc xây dựng và phát triển nông thôn 7 CTCP cơ khí nơng nghiệp Trực Ninh
8 CTCP thương mại Ý Yên
9 CTCP vật tư nông nghiệp Hải Hậu 10 CTCP xây lắp và kết cấu bê tơng 11 CTCP cơ khí nơng nghiệp Ý n 12 CTCP cơ điện Hải Hậu
13 CTCP thương mại tổng hợp Xuân Thuỷ 14 CTCP cơ khí nơng nghiệp Nam Trực
15 CTCP xây dựng cơng trình đơ thị Nam Định 16 CTCP may mỹ nghệ Nam Định
17 CTCP Thành Công
18 CTCP cơ khí 27/7 Nam Định
19 CTCP vận tải dịch vụ kỹ thuật Vụ Bản 20 CTCP thức ăn chăn nuôi Hải Hậu
Năm 2002: có 3 doanh nghiệp
1 CTCP thực phẩm công nghiệp 2 CTCP thương binh 27/7 Giao Thuỷ 3 CTCP xây dựng Xuân Thuỷ
Năm 2003: có 7 doanh nghiệp
1 CTCP thiết kế xây dựng giao thơng 2 Xí nghiệp gạch ngói Nam Định 3 CTCP vật tư nông nghiệp Ý Yên 4 CTCP xây dựng Nam Ninh 5 CTCP xây lắp công nghiệp
6 CTCP thương mại và dịch vụ Hải Hậu 7 CTCP tổng hợp Nam Ninh
Nhìn chung việc thực hiện phương án đổi mới sắp xếp lại các DNNN những năm đầu tiên thực hiện khá nhanh, một phần do hầu hết các doanh nghiệp thuộc diện đưa vào CPH đều có sản xuất ổn định, làm ăn có lãi. Mặt khác người lao động có thu nhập khá cao so với mặt bằng thu nhập tồn tỉnh, nên khi CPH cũng có nhiều thuận lợi. Sang năm 2002 - 2003 việc sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên tiến độ bị chậm lại, nguyên nhân chính là do vướng mắc ở khâu xử lý cơng nợ, vốn, tài sản và lao động.
Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đã được cổ phần khoá, do được tuyên truyền giáo dục tốt, mọi người đều phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, ý thức làm chủ với tinh thần trách nhiệm được nâng lên, do đó đã thúc đẩy được sản xuất phát triển.
Trong tổng số 47 DNNN của tỉnh Nam Định đã được CPH có 32 DNNN sản xuất cơng nghiệp được CPH bao gồm:
1 CTCP lâm sản Nam Định 2 CTCP xây dựng Hải Hậu 3 CTCP dược phẩm Nam Hà 4 CTCP dệt kim Thắng Lợi 5 CTCP Bạch Đằng
6 CTCP vận tải ô tô Nam Định 7 CTCP dây lưới thép Nam Định 8 CTCP dược phẩm Xuân Thuỷ 9 CTCP dược phẩm Ý Yên
10 CTCP vật liệu xây dựng Giao Thuỷ 11 CTCP cơ khí Nam Định
12 CTCP công nghiệp tàu thuỷ sông Đào 13 CTCP chế biến hải sản Nam Định 14 CTCP may Nam Hà
15 CTCP ong Nam Định
16 CTCP cơ khí nơng nghiệp Trực Ninh 17 CTCP xây lắp và kết cấu bê tơng 18 CTCP cơ khí nơng nghiệp Ý Yên 19 CTCP cơ điện Hải Hậu
20 CTCP cơ khí nơng nghiệp Nam Trực
21 CTCP xây dựng cơng trình đơ thị Nam Định 22 CTCP may mỹ nghệ Nam Định
23 CTCP Thành Công
24 CTCP cơ khí 27/7 Nam Định 25 CTCP thức ăn chăn nuôi 26 CTCP thuỷ tinh Nam Định
27 CTCP thực phẩm công nghiệp 28 CTCP xây dựng Xuân Thuỷ
29 CTCP thiết kế xây dựng giao thông 30 CTCP xây dựng Nam Ninh
31 CTCP xây lắp cơng nghiệp 32 Xí nghiệp gạch ngói Nam Ninh