Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản công ty và khả năng sinh lời của vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh Nam Định (Trang 102 - 107)

25 Cty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hải Hậu 01/2001 3.762 5.489 4

3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản công ty và khả năng sinh lời của vốn.

sinh lời của vốn.

Từ kết quả phân tích ở chương II, cho thấy TSCĐ của các CTCP đã được sử dụng một cách hợp lý, suất hao phí của TSCĐ qua các năm đã giảm dần, sức sinh lời của TSCĐ tốt và khá cao.

Chính từ thực trạng và hiệu quả sử dụng TSCĐ đã đạt được của các công ty cho thấy một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là nâng cao sức sinh lời, sức sản xuất của TSCĐ đồng thời giảm bớt suất hao phí của nó.

Trong những năm qua sau khi đã CPH, các CTCP của Tỉnh Nam Định đã rất năng động, mạnh dạn dám đầu tư nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, đem lại lợi nhuận cao. Để tiếp tục duy trì và tăng cao sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lợi của TSCĐ hơn nữa các công ty cần phải:

- Mở rộng hoạt động SXKD, đa dạng hố các loại hình sản phẩm để tồn dụng hết TSCĐ của cơng ty, sẽ làm cho sức sản xuất và sức sinh lời của TSCĐ tăng.

Nhưng để mở rộng SXKD các công ty cần phải có đội ngũ lao động tương xứng, việc mở rộng SXKD tuy rất khó khăn, nhưng khơng phải là khơng có được bởi vì thị trường đầy tiềm năng của các cơng ty đã đang được khai thác mạnh mẽ ở các nước Đơng Âu cũ, Tây Âu và Châu Mỹ.

Chính vì việc mở rộng hoạt động SXKD là một giải pháp có tính khả thi cao giúp công ty giảm được chi phí kinh doanh nhờ quy mô sử dụng TSCĐ, đem lại lợi nhuận, hiệu quả cao trong SXKD phù hợp với xu thế phát triển của các công ty trong giai đoạn hiện nay.

Nhưng khi thực hiện biện pháp này, các công ty cần nghiên cứu kỹ và đánh giá nhu cầu của các thị trường, tránh đầu tư quá lớn gây ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả SXKD.

Qua phân tích cho thấy cơ cấu của TSCĐ cịn thấp chưa thật hợp lý với các cơng ty sản xuất công nghiệp ở Nam Định hiện nay, để nâng cao hiệu quả SXKD của các cơng ty thì cần phải nâng cao tỷ trọng TSCĐ hơn nữa so với TSLĐ, nâng cao bằng cách tiến hành huy động thêm nguồn vốn.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trong SXKD, vốn lưu động có vai trị quan trọng và chiếm phần đáng kể trong tổng vốn của công ty. Để nâng cao hiệu quả SXKD cho các công ty nhất thiết phải tăng số vòng quay của vốn càng cao càng tốt và phải quản lý tốt vốn lưu động trong quá trình SXKD.

* Nâng cao khả năng sinh lời của vốn

Qua phân tích ở chương II cho thấy nguồn vốn phục vụ cho hoạt động SXKD của các công ty tăng đều qua các năm, làm cho doanh thu thuần cũng tăng đều và lợi nhuận thu được cũng tăng qua các năm, hệ số doanh lợi của vốn cũng như hệ số vòng quay của vốn đạt tương đối khá, nhưng tăng không đều và tăng khơng nhiều qua các năm. Chính vì thế để nâng cao khả năng sinh lời của vốn công ty cần phải tăng hệ số vòng quay của vốn. Muốn tăng hệ số vịng quay của vốn cơng ty phải tăng doanh thu thuần, các biện pháp để tăng doanh thu thuần như đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó các cơng ty phải tăng hệ số doanh lợi trên doanh thu, hệ số doanh lợi trên doanh thu phản ánh chất lượng kinh doanh của cơng ty, nó cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Việc nâng cao hệ số này đòi hỏi phải nâng cao lợi nhuận trước thuế, làm được điều đó cơng ty phải thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi hoặc tăng thu và tăng chi sao cho tốc độ tăng của thu lớn hơn tốc độ tăng của chi.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Trong những năm qua các công ty đã luôn chú trọng nâng cao tay nghề cho lao động bằng việc đào tạo và đào tạo lại, các công ty đã xây dựng và

thực hiện một cách nghiêm túc các chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cân nhắc sử dụng cán bộ, đặc biệt là quan tâm đến lớp trẻ, bên cạnh đó các cơng ty đã từng bước sắp xếp lại tổ chức quản lý, bố trí đúng việc, đúng người nhằm tạo ra một bộ máy quản lý năng động, có hiệu quả nhất, có như vậy mới có thể nắm bắt được cơ hội tốt để thúc đẩy những hoạt động của cơng ty. Vì thế đã tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có khả năng phát huy tính chủ động sáng tạo của bản thân để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và yên tâm gắn bó với cơng ty.

Các cơng ty đã đề ra quy chế, thủ tục làm việc cho từng khâu, từng bộ phận đồng thời tăng cường quản lý nhằm hạn chế, khắc phục những lệch lạc phát sinh. Các giám đốc điều hành đảm bảo vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức kinh doanh, có trình độ nghiệp vụ, năng lực tổ chức quản lý, quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quản lý.

Kiện tồn bộ máy của cơng ty, chú trọng xây dựng bộ máy tham mưu cho công ty tinh giảm, gọn nhẹ giúp hội đồng quả trị, tổng giám đốc trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.

Những biện pháp đổi mới cơ cấu và tuyển dụng lao động là biện pháp quan trọng hàng đầu của các công ty, cần phải tiếp tục thực hiện để có thể nâng cao hiệu quả của lao động, cải thiện được vị thế của công ty trên thương trường, vì lao động là yếu tố hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi phương án kinh doanh dù tốt đến đâu nếu lực lượng lao động khơng phù hợp, khơng thực hiện nổi thì đều trở thành vơ nghĩa. Ngược lại nếu lực lượng lao động tốt, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thì tự khắc nó sẽ có phương án kinh doanh tốt và các phương án kinh doanh cũng sẽ được thực hiện tốt.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như đã đề cập ở trên cịn để hạ thấp chi phí lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì các biện pháp sau cần được thực hiện:

- Xuất phát từ lao động của các cơng ty có số lao động tương đối đơng (trung bình trên 400 người/cơng ty) Số lượng lao động gián tiếp cịn nhiều (trung bình khoảng 20%/cơng ty).

Với lực lượng lao động gián tiếp cịn nhiều như vậy sẽ làm tăng chi phí hành chính. Vì vậy cơng ty cần bố trí lại lao động sao cho giảm tỷ lệ lao động gián tiếp và tăng tỷ lệ lao động trực tiếp. Đây là việc rất khó vì nó liên quan đến chính sách và tổ chức trong cơng ty nhưng nó là biện pháp cần thiết phải làm của các công ty. Để làm được điều này công ty cần phải giải quyết theo hai hướng:

+ Chuyển đổi số lao động gián tiếp sang lao động trực tiếp. Nếu những người không phù hợp, không đáp ứng cho việc chuyển đổi (về trình độ và khả năng) thì phải có biện pháp đào tạo lại hoặc cho nghỉ theo chế độ Nhà nước. Tiến hành tinh giảm số lao động gián tiếp đến tối đa sao cho số cịn lại có thể đảm nhiệm tốt tồn bộ khối lượng công việc gián tiếp của công ty. Việc chuyển đổi lao động cần được bảo đảm bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng nhân lực của cơng ty trước đó. Để tiến hành nghiên cứu nhân lực, cơng ty có thể thuê ngồi hoặc tự làm, nếu cán bộ nghiên cứu có trình độ và năng lực để tiến hành, tuỳ theo yêu cầu của việc chuyển đổi.

+ Giữ nguyên bộ phận lao động gián tiếp, tăng lực lượng lao động trực tiếp của cơng ty đến tỷ lệ thích hợp. Việc làm này đồng nghĩa với mở rộng hoạt động kinh doanh, đây là xu thế tiến bộ trong đổi mới cơ cấu tổ chức của các cơng ty. Để làm được điều đó, cơng ty cần căn cứ vào các chính sách của Nhà nước, tiềm năng cũng như mở rộng khả năng kinh doanh của mình. Đây

là biện pháp có tính hiệu quả của cơng ty trong dài hạn, biện pháp này tuy khó nhưng khơng phải khơng làm được với một tiềm năng của các công ty (cơ sở vật chất, tiền vốn, lợi ích kinh doanh…) chẳng những đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho công ty mà cịn giúp cơng ty mở rộng thị trường, nâng cao uy tín trên thương trường, nâng cao hiệu quả dài hạn. Căn cứ thị trường và phương hướng hoạt động của mình mà cơng ty cần có những chính sách xắp xếp hợp lý lao động trong cơng ty đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Cơng ty cũng có thể kết hợp đồng thời hai hướng giải quyết trên tức là một mặt vừa tinh giảm đội ngũ lao động gián tiếp (chuyển sang lao động trực tiếp) mặt khác tăng cường lực lượng lao động tương ứng với tiềm năng và vị thế của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh Nam Định (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)