- Tình trạng chảy máu: thường xảy ra khi chọc tĩnh mạch dưới đòn ở bệnh
nhân có tăng áp lực động mạch phổi, hở van 3 lá nặng. Chảy máu có thể gây tràn máu màng phổi, đay là một biến chứng khá nặng, có thể gây tử vong, nên tránh chọc tĩnh mạch dưới đò cả 2 bên trong cùng một lần cấy máy. Chảy máu có thể
gây máu tụ ở khoang chứa máy, đặc biệt ở bệnh nhân có dùng chống đông. Máu tụ ở khoang chứa máy có thể gây nhiễm trùng khoang chứa máy hoặc ảnh hưởng tới
hoạt động của máy nhất là khi kích thích đơn cực. Khi có máu tụ ở khoang chứa
máy nhiều có hể phải chọc hút bớt máu. Để tránh máu tụ ở khoang chứa máy, sau
phẫu thuật cấy máy cần băng ép tại chỗ thật tốt.
- Tràn khí màng phổi: thường xảy ra khi thủ thuật viên chọc tĩnh mạch dưới đòn ít kinh nghiệm. Tràn khí màng phổi là một biến chứng tương đối nặng, cần
phải sử trí ngay, thông thường phải chọc hút hoặc dẫn lưu khí màng phổi. Diễn
biến của bệnh nhân tuỳ thuộc vào mức độ tràn khí. Để hạn chế biến chứng này
người ta có thể sử dụng tĩnh mạch đầu để làm đường vào khi cấy máy.
- Tắc động mạch phổi do khí: xảy ra do lọt khí vào tĩnh mạch dưới đòn khi
làm kỹ thuật Seldinger. Đây cũng là một biến chứng nặng nhưng ít gặp.
- Tắc tĩnh mạch nách và tĩnh mạch dưới đòn do huyết khối: thường xuất
hiện muộn, ít gây biến chứng nặng. Có thể phải điều trị bằng thuốc chống đông.
- Tình trạng nhiễm trùng: có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng tại chỗ vết
mổ, nhiễm trùng khoang chứa máy hoặc nhiễm trùng huyết và viêm nội tâm mạc
do nhiễm trùng điện cực. Nguyên nhân là do viêc đảm bảo vô trùng khi cấy máy
không được tốt, bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng, túi chứa máy chật gây hoại
tử da, bệnh nhân có nhiễm trùng toàn thân .... Trong trường hợp bệnh nhân bị
bằng kháng sinh, phẫu thuật cấy máy sang bên ngực đối diện hoặc mổ lấy máy tạo
nhịp và điện cực sau đó cấy máy và dây điện cực mới ở bên ngực đối diện sau khi điều trị hết tình trạng nhiễm trùng.