khác và các chỉ định mới
Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn còn được chỉ định cho những trường hợp bệnh lý đặc biệt và những đối tượng bệnh nhân riêng biệt. Những chỉ định này thường ít
gặp hơn những chỉ định đã nêu ở phần trên.
3.2.6.1. Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong dự phòng và điều trị cơn nhịp nhanh trên thất hoặc nhịp nhanh thất khi các biện pháp điều trị như dùng thuốc hoặc triệt phá các đường đãn truyền bằng năng lượng tần số radio (RF) thất bại hoặc gây tác
dụng phụ.
3.2.6.2. Chỉ định cấy máy tạo nhịp cho trẻ em và những bệnh nhân bị bệnh
3.2.6.3. Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong bệnh cơ tim phì đại có hẹp đường ra thất
trái cho những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng, có nhịp chậm kèm theo hoặc
điều trị nội khoa không có kết quả.
3.2.6.4. Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong một số trường hợp ghép tim.
3.2.6.5. Chỉ định cấy máy tạo nhịp trong suy tim: Trong những năm gần đây,
những hiểu biết mới về cơ chế bệnh sinh cho thấy rối loạn đồng bộ tim
(Dyssynchronization) là một trong những cơ chế làm tăng nặng tình trạng suy tim
ở những bệnh nhân này và tái đồng bộ tim (Resynchronization) bằng tạo nhịp hai
buồng thất (Biventricular pacing) đã đem lại những kết quả khả quan cho một số
bệnh nhân suy tim nặng. Chỉ định cấy máy tạo nhịp để tái đồng bộ tim ở những
bệnh nhân suy tim còn chưa được thống nhất, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lớn đã dựa theo các tiêu chuẩn sau:
- Suy tim độ III – IV không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Thời gian của phúc bộ QRS ≥ 150 ms
- Đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd) ≥ 60 mm.
- Phân số tống máu (EF%) ≤ 35%.
3.2.6.6. Chỉ định cấy máy phá rung tự động (ICD):
- Ngừng tim do rung thất, nhanh thất thoáng qua hoặc cấp cứu được.
- Nhịp nhanh thất dai dẳng ở bệnh nhân có bệnh tim thực thể.
- Thăm dò điện sinh lý học thấy có xuất hiện rung thất hoặc nhanh thất ở
bệnh nhân ngất và khi điều trị bằng thuốc thì không có hiệu quả hay có tác dụng
phụ.
- Nhip nhanh thất không dai dẳng ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành, NMCT cũ và có chức năng thất trái giảm; khi thăm dò điện sinh lý học có thể gây ra cơn rung thất, nhanh thất dai dẳng mà điều trị các thuốc chống loạn nhịp nhóm
1 không có hiệu quả.
- Nhịp nhanh thất dai dẳng ở bệnh nhân không có bệnh tim nhưng điều trị
bằng thuốc không có hiệu quả.
+ Chỉ định loại IIa:
- Những bệnh nhân có phân số tống máu dưới 30% và bị NMCT trong ít
nhất 1 tháng, phẫu thuật cầu nối động mạch vành ít nhất 3 tháng.
+ Chỉ định loại IIb:
- Ngừng tim do rung thất khi thăm dò điện sinh lý học và đã được điều trị
- Có các triệu chứng do rối loạn nhịp nhanh thất nặng ở bệnh nhân chờ
ghép tim.
- Tiền sử gia đình có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp nhanh thất đe dọa tính
mạng như hội chứng QT dài, bệnh cơ tim phì đại.
- Bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất không dai dẳng trên cơ sở có bệnh động mạch vành và suy chức năng thất trái và khi thăm dò điện sinh lý có gây nên
cơn rung thất hoặc nhịp nhanh thất dai dẳng.
- Ngất tái phát và có suy chức năng thất; khi thăm dò điện sinh lý có gây
nên loạn nhịp thất và không tìm thấy nguyên nhân nào khác.
- Ngất không rõ nguyên nhân hoặc tiền sử gia đình có đột tử ở bệnh nhân
có hội chứng Brugada.
- Ngất ở bệnh nhân có bệnh tim thực thể nặng mà các phương pháp chẩn đoán không tìm được nguyên nhân.
+ Chỉ định loại III:
- Ngất không xác định được nguyên nhân ở bệnh nhân không có bệnh tim
và không phải do loạn nhịp nhanh thất gây ra.
- Các rung thất hoặc nhịp nhanh thất có thể điều trị được bằng đốt RF hoặc
- Các rối loạn nhịp nhanh thất do các nguyên nhân có thể điều chỉnh được như rối loạn điện giải, ngộ độc thuốc ...
- Bệnh nhân có các rối loạn tâm thần kinh làm ảnh hưởng đến đến việc cấy máy và theo dõi máy.
- Bệnh lý giai đoạn cuối.
- Bệnh nhân có bệnh động mạch vành, suy chức năng thất trái và có khoảng QT dài nhưng không có nhịp nhanh thất và sẽ được làm phẫu thuật cầu nối chủ vành.