3.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty CP Đầu tƣ và Phát triển
3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa cơ
cấu tài sản và nguồn vốn.
3.2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động tài sản của công ty
Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc số vốn đã huy động. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng lƣợng vốn huy động vào kinh doanh. Với cùng một lƣợng vốn đã huy động, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiêp sẽ có điều kiện đầu tƣ cả về chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả số vốn đã huy động đƣợc thể hiện trƣớc hết ở chỗ: Số vốn đã huy động đƣợc đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản nào. Vì vậy, phân tích tình hình sử dụng vốn bao giờ cũng đƣợc thực hiện trƣớc hết bằng cách phân tích cơ cấu tài sản. Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm bắt đƣợc tình hình sử dụng số vốn huy động, biết đƣợc việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phụ vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Bảng 3.5 Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động tài sản của công ty Hiteco qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 CHÊNH LỆCH GIÁ TRỊ CHÊNH LỆCH
CƠ CẤU GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % +/_ % +/_ % 15-14 16-15 I. Tài sản ngắn hạn 15.307 77,80 16.132 68,06 21.843 74,29 825 5,39 5.711 35,40 (9,73) 6,23 1. Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền 853 4,34 393 1,66 357 1,21 (460) (53,93) (36) (9,16) (2,68) (0,44)
2.Các khoản phải thu
ngắn hạn 7.121 36,19 8.101 34,18 8.190 27,86 980 13,76 89 1,10 (2,01) (6,32)
4. Tài sản ngắn hạn khác 172 0,87 118 0,50 242 0,82 (54) (31,40) 124 105,08 (0,38) 0,33
II. Tài sản dài hạn 4.369 22,20 7.569 31,94 7.558 25,71 3.200 73,24 (11) (0,15) 9,73 (6,23)
1. Tài sản cố định 4.279 21,75 7.390 31,18 7.330 24,93 3.111 72,70 (60) (0,81) 9,43 (6,25)
2. Tài sản dài hạn khác 90 0,46 179 0,76 228 0,78 89 98,89 49 27,37 0,30 0,02
Tổng cộng tài sản 19.676 100 23.701 100 29.401 100 4.025 20,46 5.700 24,05 - -
Qua bảng 3.5 cho thấy: Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2015 là 16.132 triệu đồng tăng 825 triệu đồng tƣơng ứng 5,39% so với năm 2014 và năm 2016 là 21.843 triệu đồng tăng 5.711 triệu đồng tƣơng ứng 35,4% so với năm 2015. Đối với tài sản dài hạn của công ty năm 2015 là 7.569 triệu đồng tăng 3.200 triệu đồng tƣơng ứng 73,24% so với năm 2014. Năm 2016 là 7.558 triệu đồng giảm 11 triệu tƣơng ứng 0,15% so với năm 2015.
Xét về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 77,8% trong năm 2014 và chiếm 68,06% năm 2015; chiếm 74,29% năm 2016. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản : Năm 2014 là 36,19%; năm 2015 là 34,18% và năm 2016 là 27,86%. Tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn có tỷ lệ giảm dần chứng tỏ công ty đang tích cực thu hồi nợ, hạn chế nguồn vốn bị chiếm dụng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Hàng tồn kho cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản: năm 2014 là 36,39%, năm 2015 là 31,37% và năm 2016 là 44,4%. Tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên trong tổng nguồn vốn, năm 2015 tăng 395 triệu tƣơng ứng tăng 5,01% so với năm 2014; năm 2016 tăng 5.537 triệu đồng tƣơng ứng tăng 73,59% so với năm 2015. Chứng tỏ công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn huy động vào đầu tƣ dự trữ hàng hóa hoặc có thể đó là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chậm lại làm chậm quá trình tiêu thụ sản phẩm do đó tăng lƣợng hàng tồn kho.
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, qua 3 năm lần lƣợt là: 4,34%; 1,66%; 1,21%.
Đối với tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2014 là 21,75%; năm 2015 là 31,94%; năm 2016 là 25,71. Công ty duy trì tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản không có nhiều biến động. Năm 2015 tài sản dài hạn tăng 72,70% so với năm 2014 do công ty tăng mạnh
đầu tƣ cho tài sản cố định nhằm nâng cao năng suất sản xuất, tăng sản phẩm sản xuất trong năm.
Nhƣ vậy, quy mô hoạt động của công ty đang lớn dần qua 3 năm. Công ty đầu tƣ thêm tài sản cố định để tăng sản lƣợng tiêu thụ nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó công ty cần tích cực thu hồi nợ và kiểm soát duy trì lƣợng hàng tồn kho hợp lý.
3.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động NV của công ty
Từ bảng 3.6 cho thấy cơ cấu tổng nguồn vốn có xu hƣớng biến động tăng qua 3 năm. Năm 2014 là 19.676 triệu đồng; năm 2015 là 23.701 triệu đồng, tăng 4.025 triệu đồng tƣơng ứng tăng 20,45% so với năm 2014; năm 2016 là 29.401 triệu đồng, tăng 5.700 triệu đồng tƣơng ứng tăng 24,05% so với năm 2015.
Trong đó Vốn chủ sở hữu năm 2015 là 10.189 triệu đồng tăng 59 triệu đồng tƣơng ứng tăng 0,58% so với năm 2014. Năm 2016 là 10.301 triệu đồng tăng 112 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 1,1 % so với năm 2015. Vốn chủ sở hữu qua các năm không có biến động nhiều, chủ đầu tƣ không đầu tƣ thêm vốn để kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tăng do lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối của các năm giữ lại.
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn năm 2014 là 48,52%; năm 2015 là 57,01%, năm 2016 là 64,96%. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có xu hƣớng tăng qua từng năm và cụ thể tăng do:
- Nợ phải trả năm 2015 tăng 3.966 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 41,54 % so với năm 2014. Nguyên nhân tăng do công ty vay ngắn hạn: tăng 651 triệu đồng tƣơng ứng tăng 21,39% so với năm 2014) và tăng vay dài hạn 6.600 triệu đồng. Nguồn vốn năm 2015 tăng chủ yếu là do tăng vay nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, một phần nhỏ là do chiếm dụng vốn của ngƣời bán hàng và các khoản phải trả ngắn hạn khác.
- Nợ phải trả năm 2016 tăng 5.588 triệu đồng tƣơng ứng tăng 41,35% so với năm 2015. Nguyên nhân do tăng từ vay nợ ngắn hạn.
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn năm 2014 là 48,52%; năm 2015 là 57,01%, năm 2016 là 64,96%
Nhƣ vậy, tổng nguồn vốn qua các năm đều tăng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể chủ yếu tăng từ nợ phải trả. Nguồn vốn đƣợc huy động từ nợ phải trả sẽ làm doanh nghiệp giảm tính độc lập trong tài chính. Khi sử dụng nguồn vốn vay doanh nghiệp phải từ bỏ đi một phần lợi nhuận để chi trả cho chi phí sử dụng vốn. Xét thấy với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn vay tiềm ẩn nhiều rủi ro, doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng vốn vay hợp lý tránh gây ăn mòn vốn chủ sở hữu.
Bảng 3.6 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn của công ty qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 CHÊNH LỆCH GIÁ TRỊ CL CƠ CẤU
GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % +/_ % +/_ % 15-14 16-15 I. Nợ phải trả 9.546 48,52 13.512 57,01 19.099 64,96 3.966 41,54 5.588 41,35 8,49 7,95 1. Nợ ngắn hạn 9.546 48,52 6.912 29,16 12.499 42,51 (2.635) (27,60) 5.588 80,84 (19,35) 13,35 2.Nợ dài hạn - 6.600 27,85 6.600 22,45 6.600 - - - 27,85 (5,40) II. Vốn chủ sở hữu 10.130 51,48 10.189 42,99 10.301 35,04 59 0,58 112 1,10 (8,49) (7,95) 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 10.000 50,82 10.000 42,19 10.000 34,01 - - - - (8,63) (8,18)
2. Lợi nhuận sau thuế
chƣa phân phối 130 0,66 189 0,80 302 1,02 59 45,38 112 59,26 0,14 0,23
Tổng cộng nguồn vốn 19.676 100 23.701 100 29.401 100 4.025 20,45 5.700 24,05 (0,00) (0,00)
3.2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng 3.7 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 15/14 So sánh 16/15 Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả/ tài sản Lần 0,49 0,57 0,65 0,08 0,08 Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = tài sản / vốn chủ sở hữu Lần 1,94 2,33 2,85 0,38 0,53 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Từ bảng 3.7 nhận thấy Hệ số nợ so với tài sản có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2015 tăng 0,08 lần so với năm 2014, năm 2016 cũng tăng 0,08 lần so với năm 2015. Hệ số nợ tăng lên qua các năm cho thấy nguồn tài trợ tài sản bằng các khoản nợ của DN tăng lên. Các khoản nợ của DN chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố có thể là phải trả cho ngƣời bán, phải nộp thuế, các khoản vay. Tài sản hình thành từ những nguồn này không mang tính ổn định, không những vậy nó còn ảnh hƣởng rất lớn tới vị trí, năng lực và uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Hệ số nợ so với tài sản thấp hấp dẫn những nhà đầu tƣ, đối tƣợng góp vốn, tổ chức tín dụng hay khách hàng hợp tác kinh doanh cùng với DN.
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Năm 2014 là 1,94; năm 2015 là 2,33; năm 2016 là 2,85. Hệ số này qua các năm đều có giá trị >1 rất nhiều cho thấy tài sản của doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ bằng vốn chủ sở hữu thấp, đƣợc tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay, bằng các khoản nợ. Tỷ lệ tài sản đƣợc đầu tƣ bằng vốn chủ sở hữu qua mỗi năm giảm đi. Năm 2015 giảm đi 0,38 lần so với năm 2014; năm 2016 giảm đi 0,53 lần so với năm 2015.
Qua phân tích hai hệ số nhận thấy tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ, mức độ đầu tƣ tài sản bằng vốn chủ sở hữu thấp. Thể hiện cơ cấu tài sản chƣa phù hợp với hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn
vốn chƣa phù hợp với khả năng huy động vốn. Doanh nghiệp cần điều chỉnh cơ cấu tài sản phù hợp tránh phụ thuộc vào các khoản nợ để nâng cao khả năng tài chính, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tiếp cận nguồn vốn thông qua nhiều kênh khác nhau làm giảm chi phí lãi vay nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong tƣơng lại, nâng cao khả năng tự chủ, độc lập tài chính của DN.