Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn FD

Một phần của tài liệu Tiềm năng ngành du lịch của Việt nam và phương hướng tăng đầu tư cho phát triển du lịch potx (Trang 30 - 37)

III. Tầm quan trọng của các doanh nghiệp có vốn FD

2.Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn FD

Là một loại hình doanh nghiệp hình thành và phát triển bắt nguồn từ hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nên loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác, cần phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ lưỡng, để hạn được những sai lầm không đáng có trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp này.

2.1 Loại hình doanh nghiệp và chủ thể của các doanh nghiệp có vốn FDI

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dù hình thức đầu tư là doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng điều được thành lập duới dạnh các công ty trách nhiệm hữu hạng. Do đó trong quá trình hoạt động, cũng như khi thanh lý hợp đồng, xử lý tranh chấp đều tiến hành áp dụng những quy định của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong hoạt động của các doanh nghiệp này cá sự tham gia có đối tác nước ngoài, chủ yuế làn công ty đa quốc gia ( chiếm 90% số lượng vốn đầu tư trực tiếp FDI trên thế giới ). Khi đầu tư vào các quốc gia khác các công ty đa quốc gia có thể lựa chọn nhiều hình thức. Nhưng dưới hình thức nào thí chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu theo luật đầu tư của mõi nước. Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu 30% pháp định của dự án. Quyền quản lý doanh nghệp cũng như mức độ gánh chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ

góp vốn. nếu chủ đầu tư nước ngoài góp 100% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do họ quản lý, điều hành. Nhìn chung do nắm ty lệ vốn lớn nên đối tác nước ngoài thường nằm quyền chủ động trong các doanh nghiệp. Bởi vậy cơ cấu tổ chức cũng như quản lý điều hành hoạt động của các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng rõ nét, mang phong cách của các công ty đa quốc gia nước ngoài. Khi tiến hành đầu tư nước ngoài trực tiếp, động cơ chung của các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm một thị trtường hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu được lợi nhuận cao và đảm bảo nkhả năng phát triẻn lâu dài của doanh nghịêp. Tuy nhiên, do chiến lược phát triển của các doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở thị trường nước ngoài là khác nhau, mối quan hệ sẵn có của doanh nghiệp với nước chủ nhà là khác nhau do đó động cơ cụ thể trong từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Nhìn chung có 3 động cơ chính sau:

- Đầu tư định hướng thị trường: là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang nước sở tại.

- Đầu tư định hướng chi phí: là hình thức đầu tư nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẽ của nước sở tại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

- Định hướng nguyên liệu: là hình thứcdt theo chiều dọc. Các doanh nghiệp nước ngoài là một bộ phạn cấu thành trong dây chuyền của công ty mẹ. nó chịu trách nhiệm khai thác nguồn nguên liệu tại chỗ của nước sở tại cung cấp cho công ty mẹ đẻ tiếp tục sản xuất dảnb phẩm hoàn chỉnh.

Thời gian qua cơ cáu đầu tư của các doanh nghệp Fdi đã có những sự chuyển dịch khá lớn theo định hướngb và nhu cầu phát triển kinh tế và Việt Nam. Về cơ cấu ngành, nếu trong nhữnh năm đầu khi luật đầu tư nước ngoài ra đời, đa số các doanh nghiệp tẩp trung vài các ngành dầu ( 32,2% ), khách sạn ( 20,6% ) thì hiện nay đầu tư nước ngoài hướng mạnh vào lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất, xây dựng két cấu hạ tầng. Số lưọng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào công nghiệp ngày càng tăng lênm, nhiều doanh nghiệp đàu tư chiều sâu nhằm khai thác, nâng cấp năng lực sản xuất hiện có. Đến nay có khoảng 70% số doanh nghiệp các ngành sản xuất vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ và hàng xuất nhập khẩu. Cụ thể, công nghiệp: 1.985 dự án, vốn đầu tư 20.878 triệu USD; dịch vụ (giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn – du lịch, tài chính – ngân hàng, xây dựng): 679 dự án, vốn đầu tư 14.838 triệu USD. Trong đó Đà Nẵng có 52 dự án (trong đó có 42 dự án công nghiệp và 10 dự án dịch vụ).

Về cơ cấu vùng lãnh thổ, đa số các doanh nghiệp tập trung vào vùng kinh tế trọng điểm là: thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Vũng Tàu, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng - Huế - Quảng Ngãi. Số lượng và tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là rất ít.

Tuy có những chuyển biến tích cực so với những năm đầu thực hiện luật đầu tư, nhưng hiện đa số các doanh nghiệp tạp trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất gia công, lắp ráp, khách sạn, dịch vụ, du lịch những ngành có tỷ suất sinh lời cao và có khả năng nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. Các

ngành kinh tế then chốt, các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là những ngành quan trọng đối với đời sống xã hội nhưng sinh lời ít, thu hồi vốn như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nông lâm ngư nghiệp, cơ khí chế tạo, các ngành yêu cầu kỹ thuật cao thì số lượng doanh nghiệp cũng như tỷ trọng vốn đầu tư còn thấp. Nếu có, thường là những doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu là thuộc về các chủ đầu tư tại các nước trong khu vực, số lượng các công ty lớn quá ít. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này, bắt nguồn từ chính mục đích của nhà đầu tư đó là lợi nhuận. Đây là động lực thúc đẩy họ tiến thành mọi hoạt động đầu tư kinh doanh. Do đó đối với những lĩnh vực, khu vực đầu tư không” hấp dẫn” rất khó có thể thu hút được họ

2.3 Vốn đầu tư lớn

Là sản phẩm của các tổ chức kinh tế, các tập đoàn hùng mạnh nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhìn chung đều là các doanh nghiệp có vốn lớn, có tiềm lực về lực về tài chính tốt hơn các doanh nghiệp nội địa. Trong một số lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không có đối thủ trong nước. Ví dụ như trong lĩnh vực khai thác dầu khí, chế tạo và lắp ráp xe máy, kinh doanh mỹ phẩm, nước giải khát. Số lượng các doanh nghiệp tăng với nhịp độ khá nhanh, quy mô bình quân của một doanh nghiệp những năm 188 – 1990 là 10 triệu USD, đến năm 1995 – 1996 quy mô bình quân tăng lên đến 30 triệu USD, số doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 30 – 40 triệu USD ngày càng nhiều, cá biệt có những dự án tới hàng trăm triệu USD. Nhưng có một thực tế là tỷ lệ vốn thực hiện không cao

chỉ khaỏng 31%. Trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á số vốn trên 10 triệu USD chỉ chiếm khoảng 10%.

Trong các doanh nghiệp này chủ đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng tiền mặt (ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam có nguông gốc đầu tư tại Việt Nam), bằng quyền sở hữu công nghiệp, quy trình công nghệ và bằng máy móc, nhà xưởng, thiết bị, vật tư.

2.4 Lao động có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề cao:

Tính đến ngày 31-12-2001 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo cho Việt Nam 380.000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp ( bao gồm công nhân xây dựng và các ngành sản xuất, dịch vụ phụ trợ có liên quan). Như vậy, số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng khoảng 39% tổng số lao động bình quân hàng năm của khu vực nhà nước – đây là một kết quả nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thu nhập bình quân của lao động làm viẹc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 70 USD/tháng (tương đương 980.000 đồng) bằng khoảng 150% mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực nhà nước. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam, do đó đã tạoh ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động. Tuy nhiên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp này đòi hỏi cường độ lao động cao, kỷ luật lao động nghiêm khắc… đúng với yêu cầu của lao động làm việc trong nền sản xuất hiện đại, trong một số lĩnh vực còn có yêu cầu đối với lực lượng lao động phải có trình độ tay nghề cao, học vấn, ngoại ngữ … Sự hấp dẫn và thu nhập cùng với đòi hỏi cao về trình độ

về yếu tố tạo cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủ các điều kiện được tuyển chọn vào việc làm việc tại các doanh nghiệp loại này.

Về đội ngũ quản lý, kinh doanh : trước khi bước vào cơ chế thị trtường, chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏ có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh. Khi các dự án ĐTNN bắt đầu hoặt động, các nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, dồng thời áp dụng những chế độ quản lý, tổ chức kinh doanh hịên đại nhằm thực hiện dự án có hiệu quả, đây chính là diều kiện tốt một mặc để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý; mặc khác để lao động có hoạt động tốt, nhà ĐTNN cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để dáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy, dù không muốn thì các nhà ĐTNN cũng phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam. Đến nay, chùng ta có khoảng 6.000 cán bộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Họ chủ yếu là những kỹ sư trẻ, có trình độ có thể cùng các chuyên gia nước ngoài quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và dủ khả năng để tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại thậm chí cả bí quyết kỹ thuật.

2.5 Công nghệ kỹ thuật hiện đại

Công nghệ kỹ thuật là trong những đặc điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tiền vốn, thành lập những doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn

tại Việt Nam, thì lợi thế so sánh của họ chính công nghệ - kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến hơn hẳn so với mặc bằng chung của các doanh nghiệp nội địa.Và đây là lĩnh vực được khuyến khích đầu tư, là lợi ích căn bản nhất và các nước tiếp nhận vốn nói chung và Việt Nam nói riêng mong lợi.

Trong những công nghệ - kỹ thuật mà doanh nghiệp đầu tư cá vốn nước ngoài đầu tư, chuyển giao Việt Nam thì luôn nổi lên 2 yếu tố cáu thành chủ yếu đó là: công nghệ dạng cứng ( công nghệ kỹ thuật được thu nhập vào cùng mày móc, thiết bị hoặc tài liệu khoa hạc ) và công nghệ dạng mềm ( chuyên gia kỹ thuật, trí thức, bí quýet kinh doanh, nămg lực tiếp cận thị trường ). Trong hai yếu tố cấu thành này thì công nghệ kinh doanh dạng cứng là phần công nghệ mà các quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể dễ dàng và nhanh chóng nhận được. Nhưng chỉ dừng lại ở mức này thôi thì chúng ta chỉ luơn là người dứng sau, trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu lỗi thời, lạc hậu. những điểm tối ưu trong công nghệ được đầu tư nằm ở công nghệ dạng mềm. Có nắm được yếu tố quan trọng này, chúng mới thực sự nhận được công nghệ kỹ thuật đích thực, hiện đại, có giá trị từ đó có thể hi vọng đạt được những kết quả cao khi áp dụng vào thực tế kinh doanh trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhưng công nghệ phần mềm rất khó chuyển giao và nói chunhg các nà đầu tư không muốn chuyển giao cho nước nhận đầu tư. Trong khi đó các nhà đầu tư trong nước tỏ ra rất bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm và lúng túng với việc ký kết các hợp đồng chuyển gioa công nghệ.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, có tiềm lực về tài chính, sản phẩm tai các doanh nghiệp này được sản xuất, chế tao theo những tiêu chuẩn chấ lượng cao cấp của thế giới do đó họ có lợi thuế hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước. Sản phẩm thường có chất lưọng cao hơn, giá thành rẽ hơn mặt bằng chung, nên có ưu chế trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài đều là công ty con của các tập đoàn kinh tế, họ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tiêu thụ, trong các hoạt động marketing, trong giới thiệu sản phẩm, có đủ điều kiện cần thiết như uy tín đối với bạn hàng nước ngoài, cho phép sản phẩm nhanh hóng tiếp cận thị trường thế giới. Nhìn chung những sản phẩm này có khả năng xuất khẩu tốt, có thể mạnh trong cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước.

Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng là hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường phần ở nước ngoài. Đối với những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, vô hình dung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà ĐTNN tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiềm năng ngành du lịch của Việt nam và phương hướng tăng đầu tư cho phát triển du lịch potx (Trang 30 - 37)