Doanh nghiệp có vốn FD

Một phần của tài liệu Tiềm năng ngành du lịch của Việt nam và phương hướng tăng đầu tư cho phát triển du lịch potx (Trang 25 - 30)

III. Tầm quan trọng của các doanh nghiệp có vốn FD

1.Doanh nghiệp có vốn FD

1.1 Nguồn gốc của doanh nghiệp có vốn FDI

Một trong những hình thức biểu hiện của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với Việt Nam đây là một loại hình doanh nghiệp mới, được hình thành kể từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành đầu tiên vào năm 1988. Mặc dù doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm một tỷ trọg không lớn ở nhiều quốc gia kể cả các nước NICs ở Châu Á, tuy nhiên ở một số nước ASEAN con số này là khá cao và thực tế đã cho thấy vai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này đối với đời sống kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoa, quốc tế hoá nền kinh tế không thê đảo ngược thì các doanh nghiệp FDI thực sự trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ của toàn nền kinh tế, là nhân tố cần thiết, quan trọng tạo dựng những nền tảng cơ bản giúp Việt Nam nói và Đà Nẵng nói riêng từng bước hoà nhập vào thị trường thế giới.

Bắt đầu từ những năm 90, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hoá nền kinh tế thế giới được mở rộng, cùng với tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư xuất hiện đã tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp FDI phát triển với quy mô ngày càng tăng. Đồng thời do nghịch lý của tự do hoá đầu tư, các doanh nghiệp FDI được coi là phương tiện hữu hiệu để vượt qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Sự khác nhau về văn hóa, luật pháp và các chính sách của Chính phủ các nước cũng như trình độ phát triển, các doanh nghiệp FDI thực hiện mở rộng quy mô, thực hiện chuyển giao công nghệ và do đó kéo dài

chu kỳ sống sản phẩm và dịch vụ. Các doanh nghiệp FDI xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, từ lĩnh sản xuất - chế tạo - lắp ráp, khai thác tài nguyên, dịch vụ như bảo hiểm, kiểm toán, vận tải, tư vấn, tài chính – ngân hàng … cho đên các lĩnh vực nghiên cứu, triển khai và đào tạo. Quy mô của các doanh nghiệp FDI cũng rất đa dạng từ dự án chỉ vài trăm ngàn USD với thời gian hoạt động ngắn cho đến dự án lên tới vài tỷ USD với thời gian dài (99 năm).

1.2 Khái niệm doanh nghiệp có vốn FDI

Doanh nghiệp FDI không phải là khái niệm mới trong quan hệ kinh tế quốc tế và trong đời ssống kinh tế thế giới, cho dù ở Việt Nam chi xuất hiện được hơn 10 năm. Các doanh nghiệp FDI có nhiều hình thức tổ chức khác nhau vơi quy luật vận động nội tại và những đặc thù hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI cũng được quan niệm theo những cách khác nhau. Quan niệm thứ nhất: cho rằng doanh nghiệp FDI là một quan hệ bạn hàng lâu dài giữa các bên tham gia trên cơ sở cùng góp vốn và các yếu tố sản xuất khác để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi ích cho các bên.

Quan niệm thứ hai: cho rằng doanh nghiệp FDI là một thực thể kinh doanh được thành lập bởi các bên có quốc tịch khác nhau để cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và chia sẽ rủi ro.

Quan niệm thứ ba: cho eằng doanh nghiệp FDI bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp FDI là nước tiếp nhận đầu tư vì được thành lập theo Luạt pháp của nước đó.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định”Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “. Theo nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá đây là một quy định thông thoáng và có khả năng hấp nhẫn đầu tư cao. Kết hợp với chính sách khác như cho phép người nước ngoài vốn và lợi nhuận ra nước ngoài , rõ ràng tạo ràng ra một môi trường đầu tư thuận lợi, cho phép nhà đầu tư được hưỡng những điều kiện kinh doanh hết sức ưu đãi.

1.3 Các hình thức của các doanh nghiệp có vốn FDI

Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên

hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phu nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngoài hợp tác vóidn Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Có thể chia doanh nghiệp liên doanh thành 3 loại hình sau:

- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp liên doanh mới: là doanh nghiệp được thành lập giữa doanh nghiệp liên doanh đã được phép hoạt động tại Việt Nam hoặc với doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Trong trường hợp đặc biệt,doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chính phủ nước ngoài.

Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh dẫn đến sự hình thành một pháp nhân mới. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân tuân theo pháp luật Việt Nam. Đối với doanh nghiệp liên doanh, các bên tham gia được chia lợi nhuận và chia sẽ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào phần vốn pháp định của liên doanh. Theo pháp luật Việt Nam phần góp vốn pháp định của bên nước ngoài không hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác, nhưng không được ít hơn 30% vốn pháp định.

Hiện nay, tại Việt Nam doanh nghiệp liên doanh chiếm tới 61% dự án và 70% số vốn đầu tư. Việc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến hình thức thành lập các doanh nghiệp liên doanh chủ yếu là do khi đầu tư vào thị trường mới, các nhà đầu tư nước ngoài chưa hiểu rõ phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, luật lệ kinh doanh, nên muốn liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để giúp họ khắc phục mọi khó khăn về thủ tục, thông tin, chia sẻ rủi ro trong quá trình tiến hành thành lập cũng như khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Thêm vào đó,với chính sách khuyến khích đầu tư chiều sâu, đã kích thích các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu liên doanh với các đối tác nước ngoài, nhằm sử dụng có hiệu quả hơn mặt bằng, nhà xưởng, máy móc, có điều kiện tiếp nhận công nghệ mới, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc

quyền sở hữu cảc các tổ chức, cá nhân nước ngoài, do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập và tự quản lý. Doanh nghiệp này được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân Việt Nam.

Khác với xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hoàn toàn do bên nước ngoài góp vốn, tự quản lý, tự chịu mọi rủi ro, thu mọi lợi nhuận. Nhưng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải chịu sự kiểm soát của nước sở tại và thực hiện mọi nghĩa vụ theo luật định cũng như theo cam kết. Mặc dù số doanh nghiệp được thành lập theo hình thức 1))% vốn nước ngoài chưa nhiều, nhưng có thể thấy rằng xu hướng gia tăng các dự án đầu tư theo hình thức này đã thể hiện rõ trong thời gian qua. Điều này thể hiện qua việc gia tưng tỷ trọng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong tổng số dự án được cấp giấy phép. Xu hướng này một mặt phản ánh trạng thái của các nhà đầu tư nước ngoài muốn được tự chủ trong kinh doanh, trong điều hành hoạt động của doanh nghiệp, không bị lệ thuộc vào đối tác Việt Nam, đồng thời tận dụng được nguồn lao động, tài nguyên và thị trường sẵn có. Mặt khác cũng thể hiện một thực tế là khả năng góp vốn, khả năng hợp tác của các tổ chức kinh tế Việt Nam với nước ngoài còn có nhiều hạn chế.

Như vậy, thông qua hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho phép các nước chủ nhà tăng cường khai thác nguồn vốn bên ngoài, cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc khác. Thực tế ở nhiều nước đang phát triển mà nôit bật là ASEAN, nhở FDI đã giải quyết một phần khó khăn,

góp phần thúc đẩy việc thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Tiềm năng ngành du lịch của Việt nam và phương hướng tăng đầu tư cho phát triển du lịch potx (Trang 25 - 30)