Nhóm giải pháp về tài chính, đầu tư; công nghệ và kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam (Trang 88 - 90)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quả quản lý hoạt động đánh giá sự

4.2.5. Nhóm giải pháp về tài chính, đầu tư; công nghệ và kỹ thuật

4.2.5.1. giải pháp về tài chính, đầu tư

Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 712/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trong đó có mục tiêu: “Xây dựng mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; phù hợp tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực”. Tăng cường năng lực của các tổ chức đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn mực quốc tế. Đầu tư xây dựng các phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực. Triển khai hoạt động thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn ở các cấp độ”. Nhằm đạt được mục tiêu trên, thì việc huy động nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển mạng lưới đánh giá sự phù hợp có vai trò rất quan trọng, theo đó nguồn tài chính có thể huy động từ các nguồn sau:

 Huy động nguồn vốn xã hội hóa: Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa phục vụ phát triển hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng, nguồn vốn này chủ yếu huy động từ các doanh nghiệp để ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; đầu tư, tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý tại doanh nghiệp. Để có thể huy động được nguồn

vốn và thu hút đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động đánh giá sự phù hợp, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có các chính sách sau:

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào việc phát triển hoạt động đánh giá sự phù hợp, như các cơ chế khuyến khích ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; cho hưởng ưu đã về thuế thuê đất; xây dựng hạ tầng, kết cấu đồng bộ phục vụ cho hoạt động đánh giá sự phù hợp; hưởng ưu đãi về lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong hoạt động này.

- Các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động đánh giá sự phù hợp sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, xem xét và phê duyệt là các doanh nghiệp Khoa học – Công nghệ để được hưởng các ưu đãi theo luật Khoa học và Công nghệ (QH 12, 2013)

 Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho hoạt động đánh giá sự phù hợp: Theo giải pháp đã được quy hoạch tại phần 4.2.1 của Chương này, tác giả đã đề nghị vấn đề chủ yếu trong quy hoạch. Để việc đầu tư nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho hoạt động đánh giá sự phù hợp có hiệu quả thì việc đầu tư phải có tính chọn lọc với quan điểm:

- Thứ nhất, đầu tư vào việc phát triển năng lực thử nghiệm của các phòng thử nghiệm cho các loại sản phẩm hàng hóa chủ lực, hàng hóa gây mất an toàn đối với người tiêu dung, gây mất an toàn cho môi trường....

- Thứ hai, đầu tư phát triển cho các lĩnh vực mà Việt Nam tham gia hội nhập sâu với quốc tế để có kết quả đáng tin cậy trong việc thỏa ước thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp.

4.2.5.2.Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

Cùng với sự phát triển không ngừng của Công nghệ, kỹ thuật thì việc áp dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong hoạt động đánh giá sự phù hợp cũng không ngừng được cải tiến, được đổi mới để đáp ứng sự thay đổi của công nghệ, kỹ thuật như sau:

Một là, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới cho các tổ chức thử nghiệm, việc này phải được thực hiện thường xuyên thông qua các chương trình đào tạo kỹ thuật viên, các thử nghiệm viên thành thạo; đầu tư các trang thiết bị thử nghiệm mới đáp ứng các yêu cầu và chuẩn mực mới được xây dựng trong hoạt động đánh giá sự phù hợp;

Hai là, thực hiện việc giám sát hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp, các cơ quan quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp sẽ phải giám sát quá trình đánh giá sự phù hợp trên thực tiễn hoạt động này được tiến hành như thế nào và có đáp ứng được các yêu cầu thay đổi của công nghệ, kỹ thuật từ đó có các giải pháp điều chỉnh, định hướng phát triển.

Ba là, Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy trình đánh giá sự phù hợp đối với đối tượng được đánh giá sự phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)