Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn hà nội (Trang 42 - 45)

1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài của một số địa phương

*. Kinh nghiệm của Hưng Yên

Trong chặng đường 30 năm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã qua, Tp. Hồ Chí Minh luôn nỗ lực và duy trì được vai trò là “cánh chim đầu đàn” của cả nước trong lĩnh vực này. Những giải pháp, cách làm của Thành phố Hồ Chí Minh cũng được rút kinh nghiệm để xây dựng chính sách, nhân rộng ra cả nước.

Theo thống kê của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, sau 30 năm thực hiện chính sách thu hút vốn FDI, đến nay trên địa bàn thành phố đã có 7.700 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 44,87 tỷ USD. Với số dự án và vốn đầu tư còn hiệu lực trên, Tp. Hồ Chí Minh duy trì vị trí đứng đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút vốn FDI.

vốn đầu tư thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và vốn thu hút qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, thành phố thu hút được 14,4 tỷ USD.

Cụ thể, trong giai đoạn này thành phố có 2.547 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (chiếm 36,2%). Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 28,8%; tiếp đến là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy chiếm 14,1%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ chiếm hơn 10%.

Ngoài ra, thành phố có 525 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư 2,14 tỷ USD. Thành phố cũng chấp thuận cho 6.340 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 7,27 tỷ USD.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, kể từ thời điểm Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành, hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước bắt đầu xuất hiện. Đến năm 2016, hình thức này bắt đầu tăng vọt, dần dần chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư (năm 2015 chiếm 5,4%; năm 2016 chiếm 48,6%; năm 2017 chiếm 49%; ước năm 2018 chiếm 55%), trở thành xu hướng mới của dòng vốn FDI của thành phố.

Đánh giá về vai trò của nguồn vốn FDI đối với thành phố, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ, thành phố đánh giá cao những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp nước ngoài đối với kinh tế - xã hội của thành phố. Từ chỗ chỉ đóng góp 11,3% GDP năm 1995, đến năm 2010 đã tăng lên 22,9% và hiện nay đang đóng góp 17% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố. Đối với kim ngạch xuất khẩu,

năm 1995, doanh nghiệp nước ngoài chỉ đóng góp 8,8%, đến năm 2010 đã tăng lên 23,9% và hiện nay là 55,9%.

Ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra phương thức sản xuất, phương thức phân phối, phương thức tiêu dùng hiện đại trong xã hội, doanh nghiệp nước ngoài còn tạo ra công ăn việc làm cho 270.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Cùng đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ lao động thu nhập thấp sang lao động có trình độ hiện đại và thu nhập cao.

Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh về số lượng và vốn ở các hình thức đầu tư; tập trung vào những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm như dịch vụ kinh doanh bất động sản, bán buôn - bán lẻ, dịch vụ khoa học công nghệ và dịch vụ du lịch. Do nhu cầu thuê nhà vẫn tiếp tục tăng cao, khả năng phát triển dịch vụ kinh doanh bất động sản vẫn thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất, với khoảng hơn 40% tổng vốn đầu tư.

Chất lượng đầu tư đã có nhiều chuyển biến, đó là tỷ lệ các dự án thâm dụng lao động giảm hẳn, các nhà đầu tư chú trọng nhiều hơn đến các ngành thâm dụng vốn, kỹ thuật công nghệ cao, bất động sản… Môi trường kinh doanh và không khí cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng sôi động. Sự năng động của nguồn vốn FDI đã giúp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Điều này góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết thất nghiệp…

*. Kinh nghiệm thu hút I của t nh c Ninh

“Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) trong 9 tháng của năm 2014, Bắc Ninh đã thu hút được 94 dự án mới với 1,26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào tỉnh. Như vậy tính chung cả đăng ký

mới và tăng thêm, trong 9 tháng của năm 2014, Bắc Ninh đã thu hút được 1,365 tỷ USD vốn FDI, chiếm 12% của cả nước. Với kết quả này Bắc Ninh đang là địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất cả nước trong 9 tháng qua. Tính lũy kế đến tháng 9/2014, Bắc Ninh đã thu hút được 510 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt 7,24 tỷ USD, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Bắc Ninh đã đạt được những kết quả trên, bởi vì:

Thứ nhất, Bắc Ninh thực hiện nhất quán đường lối phát triển kinh tế

của tỉnh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư, gắn với việc hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách trong nước và của tỉnh, vice thực hiện đầy đủ các cam kết đã củng cố và làm gia tăng mạnh mẽ lòng tin của các nhà đầu tư.

Thứ hai, kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, góp phần

mở rộng thị trường của tỉnh và trong nước.

Thứ ba, sự ổn định chính trị - xã hội cùng với sự đảm bảo về an ninh

của tỉnh làm cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư quốc tế đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn.

Thứ tư, cùng với hệ thống luật pháp, chính sách của nhà nước. Trong

những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã liên tục thực hiện các thủ tục hành chính với chủ trương đổi mới, ưu đãi khuyến khích đầu tư, thực hiện cơ chế quản lý "Một cửa", coi mọi khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp là của chính mình và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đó, đảm bảo môi trường đầu tư cởi mở thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Thứ năm, hoạt động xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực ở nhiều

ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng, nhằm vào các địa bàn trọng điểm, dự án quan trọng đã thu hút mối quan tâm của các tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài, góp phần quảng bá hoạt động đầu tư nước ngoài tại tỉnh.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)